Quy định về nguyên tắc và chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản

Một phần của tài liệu Đề tài tốt nghiệp HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN (Trang 29 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1.Quy định về nguyên tắc và chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản

3.1.1.1. Quy định về nguyên tắc của hợp đồng mua bán tài sản

- Khi các chủ thể tham gia vào HĐMBTS với mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; nhưng tại một số điều luật việc sử dung thuật ngữ không thống nhất làm cho người đọc nhầm lẫn và không rõ vấn đề, làm cho nguyên tắc của HĐ không được bảo đảm. Ví dụ: Khoản 1 Điều 389 BLDS năm 2005 quy định “Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội” và Khoản 1 Điều 652 BLDS năm 2005 quy định “Nội dung di chúc không trái pháp luật…”.

3.1.1.2. Quy định về chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản

Theo nguyên tắc tự do giao kết HĐ, chủ thể của HĐMBTS là người có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Người bán, người mua tự do chọn đối tác của mình để giao kết HĐ. Việc xác định năng lực của các chủ thể trong HĐMBTS là rất quan trọng vì nó ảnh hƣởng tới hiệu lực của HĐ. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành vẫn còn những điểm bất cập sau:

-Thứ nhất, theo Khoản 1 Điều 122 BLDS năm 2005, người xác lập, thực hiện HĐ dân sự có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong trường hợp cá nhân là người xác lập HĐ thì cá nhân đó phải là người có năng lực hành vi. Vì thế những HĐ dân sự do người mất

năng lực hành vi, người không có năng lực hành vi xác lập, những HĐ dân sự do người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi xác lập vượt quá khả năng của mình thì vô hiệu, việc pháp luật quy định như vậy là hết sức cần thiết. Đồng thời, để bảo vệ lợi ích của những người này trong các trường hợp nêu trên, pháp luật quy định HĐMBTS của họ phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Ngoài ra pháp luật cũng quy định cá nhân có năng lực hành vi đầy đủ có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện HĐ vì lợi ích của mình (đại diện theo ủy quyền). Pháp nhân và các chủ thể còn lại của pháp luật dân sự xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải thông qua vai trò của người đại diện. Khoản 1 Điều 122 BLDS năm 2005 chỉ đề cập đến điều kiện về năng lực hành vi mà không đề cập đến điều kiện về năng lực pháp luật dân sự của chủ thể xác lập, thực hiện HĐ. Điều này dường như mâu thuẫn với các quy định được ghi nhận tại chế định đại diện nói chung và chế định giám hộ nói riêng. Bởi với điều kiện “người tham gia giao dịch là người có năng lực hành vi” thì rõ ràng người đại diện, và người giám hộ trong hầu hết mọi trường hợp đều đáp ứng được điều kiện này và vì thế HĐMBTS mà người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá thẩm quyền đại diện hoặc HĐ mà người giám hộ xác lập, thực hiện có đối tượng là tài sản của người được giám hộ phải được xem là có hiệu lực. Những HĐ do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện sẽ vô hiệu nhưng không phải vô hiệu do người đó không có năng lực hành vi mà do người này không có năng lực pháp luật đối với tài sản hoặc công việc là đối tượng của HĐ (không có quyền đối với tài sản hoặc công việc đó). - Để khắc phục điều này theo chúng tôi, Khoản 1 Điều 122 BLDS năm 2005 cần phải được sửa lại theo hướng: “Người tham gia giao dịch dân sự phải là người có năng lực giao kết giao dịch dân sự” bởi có như vậy thì người tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải đáp ứng được không chỉ điều kiện về năng lực hành vi mà còn phải đáp ứng được cả điều kiện về năng lực pháp luật.

-Thứ hai, theo quy định tại Điều 130 BLDS năm 2005 trong trường hợp người xác lập giao dịch dân sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện mà theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.

Như vậy, điều luật này mới chỉ dừng lại ở quy định mang tính chất một chiều là bảo vệ những người kể trên nhưng chưa tính đến các trường hợp cũng cần phải bảo vệ người tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng không biết và không buộc phải biết đối tác là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Theo chúng tôi, nên bổ sung thêm quy định cho phép bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trong trường hợp những người này không biết và không buộc phải biết đối tác của họ là những người nêu trên.

-Thứ ba, theo quy định tại Điều 18, Điều 19 BLDS năm 2005 người từ đủ 18 tuổi trở lên không bị mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người thành niên. Những người này được toàn quyền tham gia vào mọi giao dịch dân sự. Vấn đề đặt ra là theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hôn 81 nhân và gia đình thì độ tuổi kết hôn của nữ là từ 18 tuổi. Do vậy, trong trường hợp này nếu xét về năng lực hành vi dân sự thì người vợ chưa phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và như vậy thì liệu vị trí của người vợ và người chồng có bình đẳng với nhau hay không trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự cũng như trách nhiệm pháp lý của họ đối với những giao dịch loại này. Hơn nữa quyền và lợi ích của người tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người vợ trong trường hợp nói trên sẽ được bảo vệ

như thế nào nếu sau khi giao kết HĐ do tình hình thay đổi mà phía bên kia thấy bất lợi đã tìm mọi cách đưa giao dịch dân sự đó vô hiệu do không đủ năng lực hành vi dân sự. Để giải quyết vấn đề này theo chúng tôi nên bổ sung thêm vào Điều 19 BLDS quy định: “Phụ nữ bước vào tuổi 18 sau khi kết hôn cũng được xem là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. Như vậy Điều 19 BLDS nên được quy định theo hướng sau: “Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Bộ luật này. Phụ nữ bước vào tuổi 18 sau khi kết hôn cũng được xem là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”.

Một phần của tài liệu Đề tài tốt nghiệp HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN (Trang 29 - 32)