Tham số ước lượng đồng thời

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích phản ứng của các biến số vĩ mô trước cú sốc chính sách tiền tệ thông qua mô hình Keynes mới nhằm nâng cao chất lượng dự báo kinh tế vĩ mô của Việt Nam (Trang 34 - 36)

Các tham số ước lượng đồng thời trong hệ phương trình (21) được biểu diễn trong Bảng 4.6.

Bảng 4.6. Các tham số ước lượng đồng thời của hệ phương trình

α1 α2 β1 β2 ϒ1 ϒ2

0.2863 0.3365 0.8921 0.0277 -0.6916 -0.0532

(0.2349) (0.0074)*** (0.0000)*** (0.8123) (0.0029)*** (0.7843)

P – values trong ngoặc đơn

Ghi chú: ***, **, * tương ứng là mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% Nguồn: Kết quả ước lượng dựa trên dữ liệu thu thập và tính toán bằng Eview 8

4.2.2.2. Hàm phản ứng xung

Cú sốc CSTT

Phản ứng của độ lệch sản lượng với cú sốc lãi suất Phản ứng của lạm phát với cú sốc lãi suất

Phản ứng của tỷ giá với cú sốc lãi suất Phản ứng của lãi suất chính sách với cú sốc lãi suất

Hình 4.8. Phản ứng của các biến vĩ mô trước cú sốc CSTT

Nguồn: Thu thập dữ liệu và ước lượng dữ liệu bằng Eview 8

Một là, output puzzle trong 5 kỳ đầu tiên.

Hai là, từ kỳ thứ 6, hiệu ứng chính sách tiền tệ thắt chặt bắt đầu phát huy tác dụng mặc dù có độ trễ, lãi suất là công cụ được thực thi nhằm kiềm chế lạm phát.

Ba là, những kỳ thứ 12 hay 24 – 28 là giai đoạn ở Việt Nam có tồn tại hiện tượng price puzzle - giá cả, lạm phát tăng khi thắt chặt chính sách tiền tệ - (Trần Ngọc Thơ & Nguyễn Hữu Tuấn, 2013).

Ba là, diễn biến tỷ giá tuân theo lý thuyết, cú sốc lãi suất tăng làm đồng nội tệ tăng giá hay tỷ giá giảm. Bốn là. lãi suất tăng có tác động làm giảm lạm phát.

Năm là. chính phủ áp đặt những biện pháp kiểm soát đối với dòng vốn nước ngoài giao dịch trên thị trường tài chính Việt Nam.

Cú sốc tỷ giá

Phản ứng của độ lệch sản lượng với cú sốc tỷ giá Phản ứng của lạm phát với cú sốc tỷ giá

Phản ứng của tỷ giá với cú sốc tỷ giá Phản ứng của lãi suất chính sách với cú sốc tỷ giá

Hình 4.9. Phản ứng của các biến vĩ mô trước cú sốc tỷ giá

Nguồn: Thu thập dữ liệu và ước lượng dữ liệu bằng Eview 8

Cú sốc tăng tỷ giá làm giảm sản lượng và giảm lạm phát, tuy nhiên lại làm tăng lãi suất.

Việt Nam vẫn là quốc gia áp đặt những biện pháp kiểm soát dòng vốn ra vào và tỷ giá biến động trong kiểm soát theo mục tiêu điều hành của NHTW. Tuy nhiên, việc cung ứng ngoại tệ có thể dẫn đến sụt giảm dự trữ ngoại hối quốc gia đồng thời để hãm đà tăng tỷ giá thì công cụ lãi suất được sử dụng điều chỉnh tăng nhằm phục hồi giá trị đồng nội tệ đồng thời kết hợp kiềm chế lạm phát. Như vậy, với sự phối hợp nhịp nhàng của các công cụ trên thị trường tiền tệ nhằm ổn định tỷ giá và cân bằng sản lượng, không để mất ổn định vĩ mô trong dài hạn.

Cú sốc tổng cung

Phản ứng của độ lệch sản lượng với cú sốc tổng cung

Phản ứng của lạm phát với cú sốc tổng cung

Phản ứng của tỷ giá với cú sốc tổng cung Phản ứng của lãi suất chính sách với cú sốc tổng cung

Hình 4.10. Phản ứng của các biến vĩ mô trước cú sốc tổng cung

Nguồn: Thu thập dữ liệu và ước lượng dữ liệu bằng Eview 8

Một là, cú sốc tổng cung hay cú sốc lạm phát tăng làm độ lệch sản lượng giảm gần 10% (ở các kỳ 9 – 11); trong khi đó tỷ giá giảm (đồng nội tệ lên giá); điều này chứng tỏ nỗ lực ổn định tỷ giá của NHTW.

Hai là, khi lạm phát tăng, NHTW đã thực hiện tăng lãi suất lên cao và điều này tác động làm giảm lạm phát. Tuy nhiên thắt chặt CSTT như vậy lại tác động làm giảm sản lượng.

Ba là, cú sốc lạm phát tăng khiến lãi suất tăng và theo lý thuyết thì đồng nội tệ lên giá hay tỷ giá giảm nhưng biên độ giảm không quá 2%. Về dài hạn thì tỷ giá có dấu hiệu phục hồi trong tương lai theo lý thuyết ngang giá lãi suất không bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Cú sốc tổng cầu

Phản ứng của độ lệch sản lượng với cú sốc tổng cầu

Phản ứng của lạm phát với cú sốc tổng cầu

Phản ứng của tỷ giá với cú sốc tổng cầu Phản ứng của lãi suất chính sách với cú sốc tổng cầu

Hình 4.11. Phản ứng của các biến vĩ mô trước cú sốc tổng cầu

Nguồn: Thu thập dữ liệu và ước lượng dữ liệu bằng Eview 8

Độ lệch sản lượng và lạm phát tăng khi có một cú sốc cầu dương tác động vào nền kinh tế, tuy nhiên mức tăng của lạm phát không đáng kể, nếu không muốn nói giai đoạn trở về sau lạm phát có xu hướng giảm bình quân 0,2% (40 kỳ).

Về phía NHNN, trước cú sốc tổng cầu dương, CSTT nới lỏng bằng chứng là lãi suất giảm gần bình quân 1,2% trong 40 kỳ. Vì vậy, lãi suất giảm trong điều kiện tăng trưởng sản lượng nhưng không làm tăng lạm phát là phù hợp với chỉ thị 01 của NHNN.

Công tác điều hành CSTT (từ năm 2012 đến nay) đến từ công tác truyền thông, sự minh bạch trong thông tin, cơ chế, các quyết sách và hoạt động chủ động, kịp thời, theo sát diễn biến thị trường tài chính trong và ngoài nước của NHNN nói riêng và toàn ngành Ngân hàng nói chung.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích phản ứng của các biến số vĩ mô trước cú sốc chính sách tiền tệ thông qua mô hình Keynes mới nhằm nâng cao chất lượng dự báo kinh tế vĩ mô của Việt Nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)