Phân tích thực nghiệm mô hình vi mô

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích phản ứng của các biến số vĩ mô trước cú sốc chính sách tiền tệ thông qua mô hình Keynes mới nhằm nâng cao chất lượng dự báo kinh tế vĩ mô của Việt Nam (Trang 33 - 34)

Kết quả ước lượng theo phương pháp FGLS

Với biến phụ thuộc là crd, sau khi sử dụng phương pháp FGLS để khắc phục các khuyết tật của mô hình ước lượng, mô hình có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1% (do Prob = 0,0000) nên kết quả mô hình phù hợp.

Bảng 4.2. Kiểm định bằng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi

crd Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn z P>|z| Khoảng tin cậy

drrr -8,0401 1,1070 -7,26 0,000 (-10,2099; -5,8702) ddr -1,9982 0,6067 -3,29 0,001 (-3,1873; -0,8091) car -0,4755 0,1799 -2,64 0,008 (-0,8283; -0,1227) liq 0,6568 0,1467 4,47 0,000 (0,3691; 0,9445) dldr 0,7271 0,0869 8,36 0,000 (0,5566; 0,8975) dgdp 9,2236 1,9282 4,78 0,000 (5,4443; 13,0028) dcpi 1,1549 0,3129 3,69 0,000 (0,5416; 1,7682) Hệ số chặn 0,1186 0,0410 2,89 0,004 (0,0381; 0,1991)

Ghi chú: ***, **, * tương ứng là mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%. Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu của GSO và SBV.

Thứ nhất, tác động của tăng trưởng kinh tế (GDP), chỉ tiêu lạm phát (CPI) có tác động cùng chiều đến TTTD (crd) với mức ý nghĩa lần lượt là 5% và 10%, kết quả này phù hợp với công trình của Lê Thị Mận & ctg (2012), Nguyễn Minh Sáng (2014), Lê Tấn Phước (2016).

Thứ hai, tỷ lệ DTBB, lãi suất tái chiết khấu có tác động nghịch biến đối với TTTD với mức ý nghĩa thống kê 1%.

Thứ ba, hệ số an toàn vốn có ý nghĩa thống kê nhưng mức độ tác động không đáng kể (-0,4735 < 1). Thứ tư, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) có tác động cùng chiều (+) đến TTTD với mức ý nghĩa thống kê 5%, tương đồng với kỳ vọng nghiên cứu.

Thứ năm, tác động của tỷ lệ dự trữ thanh khoản (liq) và TTTD (crd) là cùng chiều với mức ý nghĩa thống kê 5%, phù hợp với kỳ vọng bài nghiên cứu (Valla và Escorbiac, 2006; Vũ Hải Yến & Trần Thanh Ngân, 2016; Lê Tấn Phước, 2016).

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích phản ứng của các biến số vĩ mô trước cú sốc chính sách tiền tệ thông qua mô hình Keynes mới nhằm nâng cao chất lượng dự báo kinh tế vĩ mô của Việt Nam (Trang 33 - 34)