Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÂN HÀNG ĐIỂM CAO (Trang 25)

Tình hình kinh doanh của đơn vị qua 2 năm, theo bảng sau:

Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh STT CHỈ TIÊU NĂM 2017 (TRIỆU ĐỒNG) NĂM 2018 (TRIỆU ĐỒNG) NĂM 2018 SO NĂM 2017 Giá trị (Triệu đồng) Tốc độ tăng (%) 1 Doanh thu 397,805 475,743 77,938 19,592 2 Chi phí 43,719 43,822 103 0,236 3 Lợi nhuận 354,086 431921 77,835 21,982 (Nguồn: PDG Thủ Đức)

Biểu Đồ 1.3: Kết Quả Kinh Doanh

(Nguồn:PDG Thủ Đức)

Nhận xét:

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tổng thu nhập của Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Thị Nghè – PGD Thủ Đức năm 2018 đạt 475,743triệu đồng tăng lên 77,938 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng tăng 19.592%. Do công tác chăm sóc, tiếp thị khách hàng được chú trọng thông qua cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ nhờ đó số lượng khách hàng giao dịch tăng lên đáng kể. Chi phí năm 2018 là 43,822 triệu đồng, đã tăng 103 triệu đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 0.236%. Qua đó ta

thấy được tốc độ tổng thu nhập lớn hơn tốc độ tăng chi phí làm cho lợi nhuận trong năm 2018 tăng 77,835 triệu đồng so vơi năm 2017, tương ứng tăng 21.982%.

Tiếp tục thực thi đề án tái cấu trúc, hướng đến mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu cả nước, từ nay đến năm 2019, Nam A Bank tích cực mở rộng mạng lưới nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn quốc. Song song đó, Nam A Bank tiếp tục đa dạng danh mục sản phẩm, chuẩn hóa chất lượng dịch vụ, tập trung đầu tư phát triển công nghệ dựa trên nền tảng 4.0, kiểm soát hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro, xây dựng và chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân sự kế thừa tiềm năng. Tất cả nhằm mang đến những giá trị gia tăng cho khách hàng, khẳng định uy tín và tiềm lực của Nam A Bank trên thị trường tài chính Việt Nam.

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 2.1 Mô tả quy trình và công việc thực tập.

2.1.1 Quy trình công việc chung. 2.1.1.1 Quy trình công việc 2.1.1.1 Quy trình công việc

Do có nhiều nghiệp vụ làm việc tại phòng tín dụng và được sự tin tưởng của trưởng ban quản lý nên em sẽ trình bày quy trình cho vay mà khách hàng giao dịch chủ yếu .

(Nguồn: Phòng tín dụng)

Sơ đồ 2.1: Quy trình cho vay giao dịch tại ngân hàng 2.1.1.2 Diễn giải quy trình

 Bước 1: Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin và lập hồ sơ vay vốn

– Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu: cán bộ tín dụng tìm hiểu nhu cầu vay vốn của khách hàng, giới thiệu các sản phẩm, hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay vốn.

– Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng: cán bộ tín dụng kiểm tra các điều kiện vay vốn, bộ hố sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện bộ hồ sơ vay.

– Khách hàng đủ hoặc chưa đủ điều kiện vay, hồ sơ vay vốn được cán bộ tín dụng báo cáo lãnh đạo ngân hàng và thông báo lại cho khách hàng ( nếu không đủ điều kiện vay).

 Bước 2: Phân tích và thẩm định hồ sơ. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng (1) Phân tích tín dụng (2) Giám sát (5) Thanh lý hợp đồng tín dụng (6) Quyết định tín dụng (3) Giải ngân (4)

+ Kiểm tra hồ sơ vay vốn

+ Cán bộ tín dụng kiểm tra tính xác thực của bộ hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành hoặc các kênh thông tin.

+ Kiểm tra hồ sơ pháp lý: kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ pháp lý.

+ Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay: cán bộ tín dụng kiểm tra tính xác thực của từng loại hồ sơ đối với các báo cáo tài chính dự tính cho 3 năm tới và phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư khả năng vay và nguồn trả nợ. Ngoài ra còn kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp phù hợp với phương án hay không, dự kiến đầu ngành kinh doanh được phép hoạt động, hướng phát triển ngành nghề tương lai.

+ Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay :

+ Kiểm tra mục đích vay vốn của phương án, dự kiến đầu tư có phù hợp với đăng kí kinh doanh.

+ Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn ( đối chiếu nhu cầu vay vốn với danh mục hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện trong quy định của pháp luật).

+ Kiểm tra thu nhập thông tin về khách hàng

+ Cán bộ tín dụng phải đi kiểm tra thực tế tại gia đình, nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu các thông tin về khách hàng như: gia đình khách hàng, mục đích vay vốn, những nguồn thu nhập thường xuyên, tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật đánh giá tài sản đảm bảo (nếu có)…..

+ Phân tích đánh giá khách hàng về khả năng tài chính, tư cách năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, năng lực điều hành quản lý, mô hình tổ chức, tình hình quan hệ với ngân hàng…

+ Phân tích thẩm định dự án đầu tư, thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay….

+ Sau khi hoàn thành quy trình phân tích và thẩm định cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định, tái thẩm định khoản vay (nếu có) xác định phương thức cho vay, nhu cầu cho vay trình lãnh đạo.

+ Căn cứ vào tờ trình của cán bộ tín dụng, các báo cáo thẩm định/ tái thẩm định (nếu có) trưởng phó phòng tín dụng kiểm soát hồ sơ và trình duyệt lãnh đạo.

+ Giám đốc/ phó giám đốc ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay:

+ Nếu từ chối cho vay sẽ thông báo tới khách hàng và nêu rõ nguyên nhân từ chối cho vay cho khách hàng biết.

+ Nếu cho vây thì cùng khách hàng kí kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

 Bước 4: Giải ngân.

– Bộ phận tín dụng tiến hành kiểm tra lại các thông tin của khách hàng có khớp đúng như các giấy tờ tùy thân của khách hàng như: họ tên, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, chữ kí…nếu khớp thì tiến hành lập đề nghị giải ngân cho khách hàng.

– Bộ phận kế toán kiểm tra, xử lý chứng từ giải ngân và mở tài khoanrcho vay để theo dõi nợ vay.

– Bộ phận ngân quỹ phát tiền cho khách hàng trên cơ sở chứng từ do bộ phận kế toán cung cấp, có thể giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tùy theo yêu cầu của khách hàng.

 Bước 5: Tổ chức giám sát và thu hồi. – Kiểm tra sau khi giải ngân

– Kiểm tra theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, tình hình tài chính và công nợ của khách hàng.

– Kiểm tra đánh giá lại tài sản bảo đảm nợ vay.

– Nếu khách hàng sử dụng vốn vay vào mục đích khác, không đúng theo hợp đồng thì tiến hành thanh lý hợp đồngvà thu hồi nợ, nếu khách hàng sử dụng đúng theo hợp đồng thì tiến hành thu lãi và gốc như đã cam kết.

– Thu nợ

– Tất toán khoản vay

– Hồ sơ vay chỉ tất toán khi bên vay hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng – Ký thanh lý hợp đồng tín dụng

– Hoàn trả tài sản đảm bảo nợ vay cho khách hàng – Lưu trữ hồ sơ vay

– Xử lý nợ vay

– Đến hạn trả nợ, bên đi vay không trả được nợ cho ngân hàng và không được đồng ý gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ thì ngân hàng tiến hành xem xét chuyển nợ quá hạn, tiếp tục theo dõi để thu hồi nợ, và tiến hành các biện pháp thu hồi nợ nhanh nhất..

 Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng.

– Nếu cuối kỳ hạn tín dụng ngân hàng thu được toàn bộ gốc + lãi thì sẽ tiếnhành thanh lý hợp đồng tín dụng

– Khóa tất cả tài khoản vay của khách hàng

– Cập nhập, lưu dữ thông tin về khách hàng lên hệ thống dữ liệu

– Làm công tác giải chấp tài sản bảo đảm và kết thúc hợp đồng tín dụng.

(Nguồn: Phòng tín dụng)

2.1.2 Công việc tìm hiểu được về thực tế. 2.1.2.1 Tên công việc được giao. 2.1.2.1 Tên công việc được giao.

(Nguồn: Tá giả)

2.1.2.2 Mô tả công việc được giao

– Thẩm định tài sản bảo đảm: Chuyên viên quan hệ khách hàng sẽ gặp trực tiếp khách hàng và quan sát hiện trạng thực tế tài sản khách hàng muốn thế chấp.

– Định giá bất động sản: Sau khi quan sát hiện trạng thực tế của tài sản, chuyên viên tiến hành định giá tài sản thế chấp theo quy định Nam Á Bank.

– Đề nghị vay vốn: Sau khi thẩm định tài sản thế chấp đạt đủ điều kiện cho vay đối với nhu cầu vốn khách hàng. Chuyên viên tiến hành hoàn thành giấy đề nghị vay vốn.

– Lập tờ trình cấp tín dụng: Hoàn thành tờ trình cấp tín dụng theo quy định Nam Á Bank.

– Hồ sơ công chứng: Bao gồm hồ sơ pháp lý của khách hàng, hồ sơ tài sản bảo đảm, hợp đồng thế chấp, hợp đồng cấp tín dụng, biên bản định giá TSBĐ, đơn yêu cầu thế chấp,...

– Đăng ký thế chấp: Sau khi hoàn thành công chứng, Chuyên viên quan hệ khách hàng tiến hành đi đăng ký thế chấp tại sở tài nguyên và môi trường.

2.1.2.3 Học tập được từ công việc được giao.

Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Thị Nghè – PGD Thủ Đức, em đã rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân mình, giúp em có thể hiểu thêm về công việc thực tế, có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống nhất là kinh nghiệm trong quá trình làm việc nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc sau này. Sau đây là một số kinh nghiệm em có được trong quá trình thực tập.

+ Thực hiện đúng nội quy của ngân hàng đề ra làm việc đúng giờ, trong công việc phải nghiêm túc chấp hành nội quy làm việc. Không tự ý nghỉ việc khi không được sự cho phép của người hướng dẫn.

+ Trang phục gọn gàng, lịch sự, thái độ phục vụ tốt khi tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn khách hàng tận tình đồng thời phải chu đáo với khách hàng.

+ Khi làm việc tại cơ quan, phải sắp xếp nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, đi lại nhẹ nhàng, không gây mất trật tự hoặc nói chuyện riêng làm ảnh hưởng tới công việc.

+ Không sử sụng chất kích thích trong giờ làm việc, không làm việc riêng trong giờ làm việc và không tự ý rời nơi làm việc khi không có chỉ thị của cấp trên.

2.2 Tổng hợp báo cáo thu hoạch trong quá trình thực tập 2.2.1 Các văn bản đã tiếp cận khi thực tập

Sinh viên được tập huấn các quy trình làm việc của đơn vị về nghiệp vụ các loại thẻ (khách hàng cá nhân/ doanh nghiệp), nghiệp vụ tiếp nhận tiền gửi của khách hàng. Quy trình thẩm định hồ sơ của khách hàng, tiếp nhận và xử lý các tình huống khách hàng phản ánh về chất lượng phục vụ..v.v. Ngoài ra, sinh viên thực tập còn được tham gia các khóa đào tạo trong nội bộ đơn vị, cách làm báo cáo công việc của cá nhân cũng như thực hiện báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh của bộ phận đang làm việc.

2.2.2 Trình bày ý nghĩa của các văn bản này

- Đánh giá và tư vấn cho khách hàng nên sử dụng khách hàng nên chọn loại thẻ cho phù hợp với từng loại thẻ.

- Học các kỹ năng cơ bản về văn phòng và nghiệp vụ tại phòng kinh doanh như: photo giấy tờ hồ sơ, scan tài liệu và hồ sơ, sắp xếp hồ sơ tín dụng, in ấn văn bản, trình kí và đóng mộc hồ sơ giấy tờ,…

- Tham gia học hỏi trực tiếp và hỗ trợ các công việc của nhân viên (người được phân công hướng dẫn và đào tạo) cho KH ký và công chứng hồ sơ, thẩm định tài sản, giám định tài sản, nhắc nợ khách hàng, truy lục hồ sơ tại kho, kiểm kho hàng hóa, tiếp thị qua điện thoại,…

2.2.3 Đánh giá mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn.

Mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau.Em nhâ ̣n thấy lí thuyết và thực hành phải luôn đi đôi với nhau, lí thuyết là nền tảng cho thực tiễn và thực tiễn cũng là kết quả của viê ̣c áp du ̣ng nhuần nhuyễn lý thuyết. Nó phát họa sơ lược về bản chất cũng như những hoạt động của doanh nghiệp qua từng nghiệp vụ phát sinh, giúp ta nắm được tình hình chung của doanh nghiệp, nó không đi vào chi tiết từng nghiệp vụ diễn ra trong thực tế, nó ngắn gọn và dễ hiểu hơn trên thực tế. Nếu không học qua lý thuyết thì rất khó để tìm hiểu tiếp xúc với công việc thực tế, vì vậy những môn học ở trường cung cấp cho chúng ta kiến thức quan trọng để phục vụ cho công việc trong tương lai. Những môn học trong chuyên nghành đã giúp ích em rất nhiều như : Tin học đại cương, phân tích hoạt động kinh doanh, marketing căn bản, quản trị tài chính,...

Môn phân tích hoạt động kinh doanh : giúp em có những kiến thức chung về thi ̣ trường kinh doanh để dễ dàng phân tích các tỷ số tài chính, qua đó biết được tình tra ̣ng của công ty đang ở mức nào để đưa ra những giải pháp và kiến nghi ̣ hợp lý.

Môn quản trị tài chính và marketing căn bản: giúp em có những kiến thức chung về thi ̣ trường tài chính cũng như kiến thức chuyên môn về tài chính doanh nghiê ̣p, hoa ̣ch đi ̣nh chiến lược và quản tri ̣ tài chính. Để có thể nắm rõ vấn đề và đưa ra những nhận định và hướng giải quyết có logic và khoa học.

Môn tin ho ̣c đại cương: giúp em trong quá trình làm báo cáo, tính toán các số liê ̣u kinh doanh bằng excel mô ̣t cách nhanh chóng và soa ̣n thảo những hợp đồng hay bảng khảo sát cho công ty trong quá trình học tập.

Bên cạnh những môn đó, các môn còn lại em đã học khi còn ngồi trên ghế nhà trường như toán cao cấp, nguyên lý thống kê, các môn học tính toán phân tích số liệu

khác đã giúp em có tư duy tốt hơn, tính toán và xử lý nắm bắt tình huống nhanh nhạy hơn.

2.3 Thực trạng hoạt động tại phòng giao dịch nơi sinh viên thực tập 2.3.1 Giới thiệu chung về phòng/ban thực tập 2.3.1 Giới thiệu chung về phòng/ban thực tập

2.3.1.1 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban của đơn vị sinh viên tham gia thực tập gia thực tập

- Trưởng phòng: là cấp lãnh đạo cao nhất của PGD trực tiếp điều hành và ký kết những giấy tờ quan trọng của ngân hàng, dưới trưởng phòng là 2 phó phòng.

- Phó phòng dịch vụ: điều hành phòng dịch vụ có quầy giao dịch, quầy tư vấn gồm những giao dịch viên, chuyên viên tư vấn, ban kiểm soát, kế toán và quỹ.

+ Giao dịch viên: Thực hiện những giao dịch chuyển tiền cùng hệ thống, khác hệ thống, cùng địa bàn, khác địa bàn…, ngoài ra thực hiện những nghiệp vụ như gửi tiết kiệm, tất toán khoản vay…

+ Chuyên viên tư vấn: Tư vấn cho KH về thẻ, sổ tiết kiệm, những vấn đề liên quan đến tài khoản thanh toán, tài khoản nợ,…

+ Ban kiểm soát: là những nhân viên kiểm soát các giao dịch của GDV với các KH về những dịch vụ và sản phẩm của ngân hàng.

+ Kế toán và quỹ: là những nhân viên kết toán tiền của những KH đã giao dịch, kết toán khoản vay, thực hiện những nghiệp vụ gửi tiết kiệm của KH.

+ Bảo vệ, tài xế, lao công: nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ trưởng phòng để giữ gìn tài sản của KH và ngân hàng. Giữ gìn vệ sinh chung của đơn vị, tài xế có trách nhiệm đưa đón trưởng phòng và trực tiếp chuyên chở ngân quỹ về CN Thị Nghè.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÂN HÀNG ĐIỂM CAO (Trang 25)