Tỷ lệ nhiễm liên cầu khuẩn nhó mB trên bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH NHIỄM LIÊN cầu NHÓM b TRÊN BỆNH NHÂN có hội CHỨNG TIẾT DỊCH âm đạo đến KHÁM tại BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG (Trang 35 - 36)

- Phản ứng xác định nhóm liên cầu khuẩn

4.1.1.Tỷ lệ nhiễm liên cầu khuẩn nhó mB trên bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1.1.Tỷ lệ nhiễm liên cầu khuẩn nhó mB trên bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo

CÓ HỘI CHỨNG TIẾT DỊCH ÂM ĐẠO ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

4.1.1. Tỷ lệ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B trên bệnh nhân có hội chứngtiết dịch âm đạo tiết dịch âm đạo

Từ tháng 2 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015, trong tổng số 661 bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương được thực hiện các xét nghiệm: nhuộm soi trực tiếp, nuôi cấy phân lập và đã phát hiện được 31 chủng liên cầu khuẩn nhóm B chiếm tỷ lệ 4,7%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Khanh khi nghiên cứu trên 602 phụ nữ Hà Nội năm 2001, tỷ lệ nhiễm liên cầu nhóm B theo tác giả này là 4,5% [11] và cũng tương đương với nghiên cứu của tác giả Aya Gotto năm 2003 khi nghiên cứu tại 10 huyện thuộc tỉnh Nghệ An, tỷ lệ nhiễm này là 4,4% [12]. Sở dĩ có sự tương đồng giữa nghiên cứu của chúng tôi với hai tác giả trên là do mẫu nghiên cứu cũng như thời gian nghiên cứu của chúng tôi và hai tác giả trên tương đối giống nhau (nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 661 phụ nữ đến khám tại bệnh viện Da liễu Trung ương trong khi của tác giả Khanh là 602 phụ nữ trên địa bàn Hà Nội, thời gian nghiên cứu đều là 1 năm).

Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại khoa Xét nghiệm Bệnh viện Da liễu Trung ương, nơi có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn cần thiết cho nghiên cứu, kinh nghiệm và kỹ năng của các xét nghiệm viên cao, quy trình lấy bệnh phẩm theo đúng chỉ dẫn của WHO và CDC, sử dụng môi trường nuôi cấy lý tưởng và phương pháp định danh là nhuộm Gram, thử

nghiệm Catalase và quy trình PathoDxtra nên tỷ lệ âm tính giả thấp. Nghiên cứu của 2 tác giả Nguyễn Ngọc Khanh và Aya Gotto cũng được làm trong điều kiện trang thiết bị đầy đủ và trình độ xét nghiệm viên cao, cũng sử dụng môi trường nuôi cấy lý tưởng và phương pháp định danh là nhuộm Gram và thử nghiệm Catalase nên tỷ lệ (+) với liên cầu khuẩn nhóm B cũng khá cao và ít khác biệt so với kết quả của chúng tôi. Đây cũng là một nguyên nhân lí giải cho sự tương đương giữa nghiên cứu của chúng tôi với 2 tác giả đó.

Trên thế giới, tùy theo từng khu vực, từng nước, thậm chí từng vùng mà tỷ lệ phân lập liên cầu khuẩn nhóm B dương tính chênh lệch nhau rõ rệt. Theo nghiên cứu của Anthony BF và cộng sự năm 1981 cho thấy tỷ lệ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B tại Anh là 11,5% [6]. Trong khi một nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ người lành nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở âm đạo – trực tràng là 25% [2]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả của Anthony BF. Sở dĩ có sự khác nhau này, một phần do sự khác biệt về khu vực địa lý, một phần khác do sự khác biệt về cỡ mẫu cũng như thời gian nghiên cứu, ngoài ra, tỷ lệ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B cao hay thấp còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như: bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh hay chưa sử dụng kháng sinh, kinh nghiệm và trình độ xét nghiệm viên, chất lượng phòng xét nghiệm, trình độ hiểu biết về bệnh tật của bệnh nhân….

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH NHIỄM LIÊN cầu NHÓM b TRÊN BỆNH NHÂN có hội CHỨNG TIẾT DỊCH âm đạo đến KHÁM tại BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG (Trang 35 - 36)