- Phản ứng xác định nhóm liên cầu khuẩn
2.3.7. Kỹ thuật kháng sinh đồ
Sử dụng kỹ thuật khuếch tán trên thạch.
Nguyên lý: Kháng sinh được thấm vào những khoang giấy tròn, thường có đường kính là 6 mm, được đặt tại một điểm trên mặt đĩa thạch. Kháng sinh từ khoang giấy khuếch tán ra xung quanh. Độ khuếch tán phụ thuộc vào tính chất từng loại kháng sinh và độ dày của môi trường. Vì vậy, càng xa nơi đặt khoang giấy nồng độ kháng sinh càng thấp và ngược lại, càng gần nơi đặt khoanh giấy nồng độ kháng sinh càng cao.
Các bước tiến hành:
- Sử dụng môi trường thạch máu không có chất ức chế: lấy khuẩn lạc liên cầu khuẩn nhóm B nuôi cấy 18-24 giờ, hòa đều với nước muối sinh lý 0,9%, so với độ đục tiêu chuẩn Mc Farland 0,5 ( tương đương với 3x108 vi khuẩn/1ml). Dùng pipette Pasteur hút huyền dịch láng đều lên bề mặt đĩa thạch có đường kính 9 cm với độ dày 4 cm. Hút bỏ huyền dịch thừa trên mặt đĩa thạch.
- Để khô mặt thạch ở nhiệt độ phòng.
- Đặt các khoanh giấy kháng sinh lên mặt đĩa thạch (đường kính 9 cm, đặt 6 khoanh). Khoanh giấy cách thành đĩa thạch 1 cm.
- Để khoảng 10 phút cho kháng sinh khuếch tán đều. - Ủ ở tủ ấm 35-360C, 3-10% CO2.
Đọc kết quả sau 18-24 giờ, đo đường kính vùng ức chế tính bằng mm.
Đánh giá kết quả:
Trước hết kiểm tra mật độ khuẩn lạc: nơi không có kháng sinh hoặc nồng độ kháng sinh thấp không đủ ức chế được vi khuẩn, chúng sẽ mọc thành những khuẩn lạc dày sát nhau; nhưng không được dày quá - thành các thảm hoặc thưa quá – còn khe hở giữa các khuẩn lạc. Vì mật độ vi khuẩn quá dày sẽ thu nhỏ đường kính vùng ức chế và ngược lại quá thưa sẽ mở rộng đường kính vùng ức chế so với chuẩn, điều này sẽ làm sai lệch kết quả.
Dùng thước đo đường kính vùng ức chế tính ra mm.
Đo đường kính vùng ức chế ở các vùng phân lập được từ người bệnh so vào bảng giới hạn đường kính vùng ức chế xếp loại độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh (CLSI, 2010) để xếp loại “đề kháng – resistan – R” hoặc “trung gian – intermediate – I” hoặc “nhạy cảm – susceptible – S” cho mỗi khoanh ở các đĩa kháng sinh đồ đã chuẩn bị sẵn.
Bảng 2.2. Bảng giới hạn đường kính vùng ức chế xếp loại độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh (CLSI 2010)
STT Tên kháng sinh R I S 1 Penicillin ≤ 14 - ≥ 15 2 Ampicillin ≤ 16 - ≥ 17 3 Vancomycin ≤ 14 15 - 16 ≥ 17 4 Erythromycin ≤ 13 14 - 22 ≥ 23 5 Tetracyclin ≤ 14 15 - 18 ≥ 19 6 Ciprofloxacin ≤ 15 16 - 20 ≥ 21 7 Chloramphenicol ≤ 12 13 - 17 ≥ 18 8 Ceftriaxone ≤ 14 15 - 20 ≥ 21 9 Cefotaxim ≤ 25 26 - 27 ≥ 28 2.4. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Khoa xét nghiệm bệnh viện Da liễu Trung ương. 2.5. Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
- Tư vấn cho bệnh nhân: mục đích lấy bệnh phẩm chỉ để phục vụ chẩn đoán, định hướng điều trị và có lợi cho bệnh nhân. Không sử dụng vào bất kì mục đích nào khác.
- Được sự đồng ý của hội đồng đạo đức.
- Tất cả các thông tin của bệnh nhân được bảo mật tuyệt đối bằng cách mã hóa các thông tin về bệnh nhân.