sinh sản và nhóm so sánh
Trong nghiên cứu của mình, trên nhóm bất thường sinh sản gồm 400 đối tượng chúng tôi xác định tỷ lệ tính dị hình NST là 11,5%. Trong khi đó ở nhóm so sánh gồm 400 bộ NST của các thai được chẩn đoán trước sinh thì tỷ lệ tính dị hình NST là 2,75%. Như vậy tỷ lệ tính dị hình NST ở nhóm bất thường sinh sản cao hơn ở nhóm so sánh (p = 0,0001). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Hemlata Purandare (2011) và cộng sự nghiên cứu trên hai nhóm là nhóm có tiền sử sản khoa bất thường và nhóm so sánh khác thì cũng nhận thấy tỷ lệ tính dị hình NST ở nhóm tiền sử sản khoa bất thường (12,95%) cao hơn so với nhóm so sánh (3,5%) (p < 0,001). [20]. Nghiên cứu của tác giả Pokale (2015) [24] và của Akbas (2012) cùng cộng sự [21] cũng chỉ ra rằng tỷ lệ tính dị hình NST ở nhóm bất thường sinh sản cao hơn nhóm so sánh (p < 0,05).
Khi nghiên cứu về các đối tượng vô sinh, tác giả Sahin (2008) cùng cộng sự đã xác định tỷ lệ tính dị hình NST là 6,52%, trong khi đó tỷ lệ tính dị hình NST ở nhóm so sánh thấp hơn ở nhóm các đối tượng vô sinh nói trên (1,77%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001) [23]. Một nghiên cứu khác của Boronova (2015) và cộng sự nghiên cứu tính dị hình NST trên các phụ nữ bất thường sinh sản ở Slovak thì tỷ lệ tính dị hình NST là 10,02%, cao hơn nhóm so sánh là các phụ nữ khả năng sinh sản bình thường (3,15%). [3]. Nghiên cứu của Antonin Sipek Jr (2014) và cộng sự cũng chỉ ra có sự khác biệt về tỷ lệ tính dị hình NST ở nhóm bất thường sinh sản so với nhóm các bào thai khỏe mạnh (p = 0,006) [26].
Như vậy cũng giống như kết quả nghiên cứu của chúng tôi, theo các tác giả khác khi nghiên cứu về tính dị hình NST ở các đối tượng có bất thường
sinh sản đều cao hơn so với nhóm so sánh và sự khác biệt đó có ý nghĩa thống kê. Từ đó có thể gợi ý có mối liên quan giữa tính dị hình NST với các bất thường sinh sản.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, biến đổi khối dị nhiễm sắc trên nhánh dài q của các NST 1, 9, 16, Y chiếm tỷ lệ cao nhất (82,98%). Tăng kích thước trên nhánh dài của các NST 1, 9, 16 là một dạng biến đổi thường gặp. Sự biến đổi đó có thể gây ra các biểu hiện lâm sàng do có sự tăng lên của các DNA có trình tự lặp lại. [24].
Các vùng dị nhiễm sắc chứa một khối lượng đáng kể các DNA có trình tự lặp lại, và các DNA có trình tự lặp lại này trên vùng dị nhiễm sắc là không đồng nhất. Các biến đổi trên vùng dị nhiễm sắc này gọi là tính dị hình NST bao gồm các biến đổi về hình thái, kích thước và vị trí của các khối dị nhiễm sắc, làm tăng nguy cơ không phân ly của NST trong quá trình giảm phân [24]. Chất dị nhiễm sắc đóng một vai trò thiết yếu trong sự di chuyển của NST trong phân bào giảm nhiễm và sự gắn kết các chromatid chị em. [21].Như vậy khi có biến đổi vùng dị nhiễm sắc này có thể dẫn tới sai sót trong quá trình phân bào, từ đó dẫn tới các bất thường sinh sản. Sự biến đổi vùng dị nhiễm sắc này không phải hoàn toàn vô hại và cần được tiếp tục nghiên cứu [21].
Trong nghiên cứu của chúng tôi khi phân tích tính dị hình ở một số NST hầu hết đều nhận thấy tỷ lệ tính dị hình của nhóm bất thường sinh sản cao hơn nhóm chứng. Với dạng biến đổi 1qh+, 9qh+ và ở nhóm G có sự khác biệt giữa hai nhóm và sự khác biệt đó có ý nghĩa thống kê ( p < 0,0001 với 1qh+, p = 0,019 với 9qh+ và p = 0,045 với nhóm G). Cũng có sự khác biệt giữa hai nhóm ở dạng biến đổi 16qh+ và nhóm D nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05). Còn dạng biến đổi còn lại là Yqh+ thì có tỷ lệ tính dị hình ngang bằng ở hai nhóm. Nghiên cứu của tác giả Mierla D (2012) và cộng sự trên các đối tượng vô sinh ở Romania có so sánh với NST của nhóm thai
32
nhi khỏe mạnh cũng cho tỷ lệ tính dị hình NST dạng 1qh+, 9qh+, Yqh+, 15ps+, 21ps+ ở nhóm vô sinh cao hơn nhóm các thai nhi khỏe mạnh [16]. Tác giả H. Akbas (2012) và cộng sự cũng cho kết quả tương tự [21].
Như vậy với những kết quả nghiên cứu trên đây của chúng tôi và nhiều tác giả khác đều nhận thấy nhóm các đối tượng có bất thường sinh sản có tỷ lệ tính dị hình NST cao hơn so với các nhóm đối tượng bình thường khác. Hệ thống danh pháp quốc tế về di truyền người (ISCN) cho rằng những biến đổi ở vùng dị nhiễm sắc là bình thường, tuy nghiên với những nghiên cứu gần đây thì chúng ta cần xem xét và nghiên cứu kỹ hơn để đánh giá đúng về vai trò và sự ảnh hưởng của những biến đổi này với các bất thường sinh sản.
KẾT LUẬN
1. Tỷ lệ tính dị hình của một số NST ở nhóm bất thường sinh sản
- Trong 400 đối tượng nghiên cứu có bất thường sinh sản có 46 trường hợp có tính dị hình NST, chiếm 11,5%, trong đó có 45 trường hợp có biến đổi ở một NST và một trường hợp biến đổi ở hai NST 1 và 9.
- Tỷ lệ tính dị hình NST ở nam là 9,09% và ở nữ là 13,62% (p = 0,157). - Trong 46 trường hợp có tính dị hình NST, sảy thai chiếm 21,74%, TCL chiếm 30,43%, sảy thai kết hợp TCL là 19,57% và vô sinh chiếm 28,26%.
- Biến đổi dạng qh+ chiếm tỷ lệ cao nhất là 82,98%, tiếp đó là ps+ 12,76% và pstk+ 4,26%. Ở từng NST tỷ lệ tính dị hình cụ thể như sau: 1qh+ 5,5%, 9qh+ 3%, 16qh+ 1%, Yqh+ 0,25%, nhóm D 1% và nhóm G 1%.
2. So sánh tính dị hình NST ở nhóm bất thường sinh sản và nhóm thai được chẩn đoán trước sinh
- Tỷ lệ tính dị hình NST ở nhóm bất thường sinh sản là 11,5% cao hơn so với nhóm thai được chẩn đoán trước sinh (2,75%) (p < 0,0001).
- Tỷ lệ biến đổi dạng 1qh+, 9qh+, 16qh+, nhóm D, G ở nhóm bất thường sinh sản cao hơn nhóm thai được chẩn đoán trước sinh. Biến đổi Yqh+ có tỷ lệ bằng nhau ở hai nhóm.
34
KIẾN NGHỊ
- Cần có nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để đánh giá đúng mối liên quan của tính dị hình NST với các bất thường sinh sản: sảy thai, thai chết lưu, vô sinh.
- Cần lưu ý phát hiện tính dị hình NST ở các đối tượng sảy thai, thai chết lưu, vô sinh để có biện pháp điều trị nhằm làm ổn định các NST đó.
1. Herman E. Wyandt and Vijay S. Tonk (2011), Introdution, Human Chromosome variation: Heteromorphism and Polymorphism, tr 3-4. 2. M. K. Bhasin (2005), Human Population Cytogenetics: A review. Int J
Hum Genet, 5(2): 83-152.
3. Boronova, J. Bernasovska, G. Kacanova, et al (2015), Heterochromatin variants in Slovak women with reproductive failure, Int J Hum Genet,
15(1): 1-5 (2015).
4. Bộ môn Y sinh học - Di truyền trường đại học Y Hà Nội (2010), Di truyền y học, NXB Giáo dục Việt Nam, tr 24-31.
5. Trịnh Văn Bảo (2010), Đột biến nhiễm sắc thể, Sinh học, NXB giáo dục, tr 156-166.
6. Nguyễn Đức Hinh (2007), Thai chết lưu trong tử cung, Bài giảng sản phụ khoa, Tập 1, NXB Y học, tr 160-167.
7. Bùi Văn Tám (2012), Nhận xét về thai chết lưu trong tử cung tại Viện bảo vệ bà mẹ và sức khỏe sơ sinh trong hai năm 2010-2011, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
8. Vũ Nhật Thăng (2007), Sảy thai, Bài giảng sản phụ khoa, Tập 1, NXB Y học, tr 107-110.
9. Nguyễn Khắc Liêu (2007), Đại cương về vô sinh, Bài giảng sản phụ khoa, Tập 1, NXB Y học, tr 301-302.
10. Shankas M et al (2002), Assessment of stillbirth risk and associated risk facors in a tertiary hospital, J. Obstet Gynaecol. 22(1), tr 34-38.
11. Elgin and S. C (1996), Heterochromatin and gene regulation in Drosophila,Current Opinion in Genetics & Development 6 (2): 193–202.
12. Troje et al(2007), Facultative Heterochromatin: Is there a Distinctive Molecular Signature, Molecular Cell Review, DOI
10.1016/j.molcel.2007.09.011.
13. Lohe et al (1993), Mapping simple repeated DNA sequences in heterochromatin of Drosophila melanogaster,Genetics, 134(4), 1149-1174.
14. Prochi F Madon, Arundhati S Athalye and Firuza R Parikh (2005), Polymorphic variants on chromosomes probably play a signifi cant role in infertility,Reproductive BioMedicine, 11(6), 726–732.
15. Grewal and Songtao Jia (2007), Heterochromatin revisited. Nature Reviews Genetics 8, 35 (January 2007) | doi:10.1038/nrg2008.
16. Mierla D and Stoian V (2012), Chromosome polymorphism involved in preproductive failure the Romanian population, BJMG 15/2, 23-28. 17. Herman E. Wyandt and Vijay S. Tonk (2011), Chromosome
Heteromorphism, Human chromosome variation: Heteromorphism and Polymorphism, tr 7.
18. Y. Hong, Y.-W. Zhou, J. Tao et al (2011), Do polymorphic variants of chromosome affect the outcome of in vitro fertilization and embryo transfer treatment,Human Peproduction, 26(4), 933-940.
19. Nedezda Kosyakova, Ani Grigorian, Thomass Liehr et al (2013), Heteromorphic variants of chromosome, Molecular cytogenetics, 6:14. 20. Hemlata Purandare, Frenandes, Desmukh et al (2011), Heterochromatic
Variations and Pregnancy Losses in Human, Int J Hum Genet, 11(3): 167-175.
21. H. Akbas, H. Isi, D. Oral et al (2012), Chromosome heteromorphism are more frequent in couples with recurrent abortions, Genetics and Molecular Research.
Genetics and Embryology, 2:1.
23. Feride Iffet Sahin, Zerrin Yilmaz, Yuregin et al (2008), Chromosome heteromorphisms: an impact on infertility, J Assist Reprod Genet 25:
191-195.
24. Yamini Sharad Pokale (2015), Does a Heterochromatic variant affect the Human Reproductive outcome, Research Journal of Recent Sciences, 4
( IYSC - 2015 ), 108 - 113.
25. Elva Cortes Gutierrez (2009), Chromosomal abnormalities and polymorphic variant in couples with repeated miscarriage in Mexico, Reproductive BioMedicine Online, 18(4), 543 - 548.
26. Antonin Sipek Jr (2014), Heterochromatin variant in human karotypes: a possible association with reproductive failure, Reproductive biomedicine online, 3.02. DOI: 10.1016.