Dự đoán xu thế trong tương la

Một phần của tài liệu tiểu luận chính sách thương mại quốc tế sự trở lại của trường phái bảo hộ mậu dịch quan hệ thương mại giữc mỹ méxico hiện nay (Trang 40 - 43)

IV. Đánh giá chung về ảnh hưởng của chính sách bảo hộ mậu dịch đến Mỹ và Mexico Dự đoán xu thế trong tương la

3.Dự đoán xu thế trong tương la

Trên thực tế, không có một quốc gia nào thực hiện đơn thuần bảo hộ mậu dịch hay tự do hóa thương mại. Điều này dẫn đến tất cả các chính sách quản lí xuất khẩu, quản lí nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu đều xuất hiện trong hệ thống chính sách thương mại quốc tế của mỗi nước. Điểm khác nhau giữa các quốc gia là mức độ và phạm vi của mỗi bộ phận sẽ tùy thuộc vào mức độ bảo hộ hay tự do hóa thương mại.

Dựa vào cơ chế về mặt hệ thống tổ chức, quản lí đối với hoạt động xuất, nhập khẩu mà mỗi nước sẽ ưu tiên xu thế nào hơn.

- Với Mỹ

Tổng thống Donald Trump ngay khi bước chân vào Nhà Trắng đã quyết tâm thực hiện chủ trương “American first” với lí do bảo vệ lợi ích của nước Mĩ, và hành động bằng việc rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); ngừng đàm phán Hiệp định

Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA); áp đặt thuế nhập khẩu cao đối với hàng hóa của Trung Quốc, EU,...

Vì vậy, trong tương lai, chính quyền tổng thống Trump có lẽ sẽ vẫn tiếp tục áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch mặc cho những tác động tiêu cực của nó lên chính nền kinh tế Mĩ, khi tổng thống Trump không có ý định dừng việc trừng phạt thương mại lên các nước khác. Bên cạnh đó, việc đáp trả của các nước bị Mỹ áp dụng bảo hộ cũng sẽ làm cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch lên ngôi, dù thế giới đang trong bối cảnh toàn cầu hóa.

- Với Mexico

Với việc đang tận dụng được những lợi ích từ việc Mỹ hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc và châu Âu , thì tự do hóa được cho là vẫn sẽ giữ ưu thế so với bảo hộ mậu dịch ở đất nước này. Những mặt hàng Mexico xuất khẩu được sang Mỹ đều có sự gia tăng đáng kể so với các năm trước, và khiến Mỹ lệ thuộc vào Mexico với những mặt hàng này. Và tự do hóa sẽ đem lại thị trường rộng hơn, các mối quan hệ kinh tế quốc tế với các nước, nên không có lí do gì để Mexico không ưu tiên tự do hóa để phát triển kinh tế.

Kết luận

Mỹ và Mexico đều là những nền kinh tế lớn và có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Ta có thể thấy, việc các nước lớn quá ưu tiên bảo hộ mậu dịch gây nên những cuộc chiến thương mại sẽ đe dọa đến nền kinh tế toàn cầu. Xu thế tốt nhất cho các nước để vừa bảo vệ được nền sản xuất trong nước, vừa có thương mại phát triển với những nước khác trên thế giới, đồng thời giúp nền kinh tế toàn cầu ổn đinh đó là kết hợp cả xu hướng tự do hóa và xu hướng bảo hộ mậu dịch một cách khéo léo,linh hoạt, tùy từng thời điểm mà áp dụng. Muốn sản xuất trong nước không bị trì trệ, các doanh nghiệp có động lực phát triển thì cần phải có giao dịch thương mại với nước ngoài, cần phải có sự cạnh tranh với những sản phẩm nhập khẩu. Nhưng bên cạnh đó, để kiểm soát nền kinh tế không rơi vào trạng thái nhập siêu, thì vẫn cần có những chính sách hạn chế nhập khẩu để kích thích hàng hóa trong nước được tiêu thụ.

Một phần của tài liệu tiểu luận chính sách thương mại quốc tế sự trở lại của trường phái bảo hộ mậu dịch quan hệ thương mại giữc mỹ méxico hiện nay (Trang 40 - 43)