Đánh giá chung về ảnh hưởng của chính sách bảo hộ mậu dịch đến Mỹ và Mexico

Một phần của tài liệu tiểu luận chính sách thương mại quốc tế sự trở lại của trường phái bảo hộ mậu dịch quan hệ thương mại giữc mỹ méxico hiện nay (Trang 37 - 40)

IV. Đánh giá chung về ảnh hưởng của chính sách bảo hộ mậu dịch đến Mỹ và Mexico Dự đoán xu thế trong tương la

1.Đánh giá chung về ảnh hưởng của chính sách bảo hộ mậu dịch đến Mỹ và Mexico

mới của Bắc Mỹ. Nhưng ông chỉ trích kết quả của USMCA là không phải là một kết quả tốt, ông nói rằng điều khoản hoàng hôn 16 năm và các hạn chế đối với quá trình giải quyết tranh chấp sẽ dẫn đến ít giao dịch hơn.

IV. Đánh giá chung về ảnh hưởng của chính sách bảo hộ mậu dịch đến Mỹ và Mexico. Dự đoán xu thế trong tương lai Mỹ và Mexico. Dự đoán xu thế trong tương lai

1. Đánh giá chung về ảnh hưởng của chính sách bảo hộ mậu dịch đến Mỹ vàMexico Mexico

1.1. Sự ảnh hướng đến kinh tế Mỹ

Việc tổng thống Donald Trump áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch với Mexico nói riêng và các nước nói chung đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của Mỹ, đi ngược lại với mong muốn của tổng thống Trump về việc kiểm soát quan hệ thương mại với các nước và ngăn cản sự dựa dẫm vào kinh tế Mỹ.

Ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng

- Các doanh nghiệp Mỹ là những nạn nhân đầu tiên của chính sách bảo hộ mậu dịch do chính quyền Trump ban hành, đi đầu là ngành công nghiệp xe hơi. Chính quyền Trump mới chỉ đánh thuế nhôm, thép mà đã gây nhiều thiệt hại cho Ford và GM. Hãng xe Ford thẩm định phí tổn của tập đoàn này tăng thêm 145 triệu USD trong quý 2 năm 2018 và còn tăng thêm 600 triệu USD trong quý 3, còn với GM thì thiệt hại lên tới 1 tỷ USD cho cả năm 2018. Trong trường hợp của GM, một số các kiểu xe của hãng này sản xuất ngay tại Mexico và Trung Quốc, nên tập đoàn này sẽ chịu cực kì nhiều thiệt hại khi tổng thống Trump đi đến cùng quyết định đánh thuế xe hơi. Hãng xe hai bánh nổi tiếng và cũng là biểu tượng của Hoa Kỳ, Harley Davidson, cũng thiệt hại 100 triệu USD trong quý 2 năm 2018.

Các nhà sản xuất hạt hạnh nhân ở bang California đến các nông gia trong vùng Midwest, hay nhà sản xuất rượu whiskey và gin ở bang Colorado đều trông thấy thu

- Việc các doanh nghiệp, nhà sản xuất bị ảnh hưởng cũng tác động xấu đến người tiêu dùng. Trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình CNBC, chủ tịch, tổng giám đốc hãng nước ngọt Coca Cola James Quincey thừa nhận đã phải tăng giá mỗi lon Coca do giá nhôm và thép đắt hơn so với trước. Đây là sự kiện hạn hữu, vì ít khi nào hãng này tăng giá giữa năm.

Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ Thomas Dohonue nhấn mạnh: “Các hàng rào thuế quan tai hại đối với từ các doạnh nghiệp đến tầng lớp công nhân, từ giới nông gia đến người tiêu dùng Mỹ. Cùng lúc, hàng Mỹ tăng giá làm sụt giảm mãi lực của các hộ gia đình. Các đòn ăn miếng trả miếng trong một cuộc chiến thương mại leo thang đánh vào thị trường lao động, làm suy yếu tăng trưởng”.

Ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu

Danh sách những nạn nhân của cuộc chiến mậu dịch do tổng thống Trump khuấy lên khá dài. Ngân hàng Goldman Sachs đã tuyên bố: Mỹ tăng hàng rào thuế quan lên 10% thì lợi nhuận của 500 tập đoàn lớn nhất của Mỹ giảm 15%. Bên cạnh đó, nếu Mỹ tăng các rào cản thương mại thuế quan và phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ phần còn lại của thế giới thêm 20%, thì xuất khẩu của Mỹ sang hầu hết các quốc gia sẽ giảm từ 40 đến 50%. Nếu các quốc gia khác phản ứng với chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ bằng các biện pháp tương tự, thì tổn thất thu nhập sẽ tiếp tục tăng. Giả sử tất cả các nước khác cũng tăng các rào cản thương mại thuế quan và phi thuế quan đối với các sản phẩm của Mỹ thêm 20%, thì sẽ hạn chế đáng kể thương mại giữa Mỹ và các quốc gia khác. Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ - tùy từng quốc gia – ước tính sẽ giảm 50 đến 60%. Còn xuất khẩu của Mỹ sang các nước khác có thể giảm khoảng 70%. Kết quả là ở Mỹ, thu nhập bình quân đầu người hàng năm sẽ giảm 2,3%, tương đương 1300 USD.

Đánh giá

Theo ông Aart De Geus, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Bertelsmann Stiftung cho biết, mục đích của chính sách bảo hộ là nhằm thay thế các sản phẩm nhập khẩu bằng hàng hoá sản xuất trong nước. Những người ủng hộ chính sách này mong muốn sẽ có sự gia tăng sản xuất, việc làm và thu nhập. Tuy nhiên, đây là một giả định sai lầm.

Bởi một nước sử dụng các công cụ bảo hộ sẽ chỉ làm giảm GDP và việc làm trong nước. Tất nhiên, một số sản phẩm được sản xuất trong nước sẽ hưởng lợi vì được bảo vệ chống lại các nhà cung cấp nước ngoài. Tuy nhiên, giá của các sản phẩm sản xuất tại Mỹ sẽ cao hơn so với hàng nhập khẩu. Điều này dẫn đến sức cạnh tranh quốc tế của Mỹ giảm và xuất khẩu sẽ giảm.

Nói tóm lại, sự cô lập về kinh tế sẽ có nhiều hệ quả tiêu cực hơn là tích cực đối với chính quốc gia áp dụng chính sách bảo hộ thương mại.

Như vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa, thị trường thế giới trở nên “mở” hơn, thuận lợi hóa đầu tư và thương mại ngày càng tốt hơn thì chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của Mỹ đã tác động tiêu cực đến chính nền kinh tế của Mỹ. Người tiêu dùng không có điều kiện để lựa chọn hàng hóa có chất lượng và giá cả cạnh tranh như ở những nước theo đuổi thương mại tự do; nhà sản xuất do đã được chính phủ bảo hộ nên cũng thiếu động lực đổi mới công nghệ, tiết giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh

1.2. Sự ảnh hướng đến kinh tế MexicoẢnh hưởng đến kinh tế Ảnh hưởng đến kinh tế

Ngược lại với Mỹ, nền kinh tế Mexico lại có sự cải thiện. Việc Mỹ áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch với cả Mexico và Trung Quốc giúp cho Mexico được hưởng lợi từ những mặt hàng mà Trung Quốc bị hạn chế nhập khẩu. Các thống kê cho thấy là tổng cộng lại, số hàng Mỹ đã nhập cảng từ Mexico đã tăng vọt hơn 10% trong năm 2018, một tỉ lệ tăng trưởng nhanh nhất trong vòng 7 năm qua.

Đáng kể nhất có lẽ là hệ thống dây chuyền trong kĩ nghệ sản xuất xe hơi và đồ phụ tùng. Từ nhiều năm qua, ngành này đã phát triển bên Mexico, nhưng lại càng tăng trưởng mạnh hơn nữa nhờ các chính sách áp đặt thuế quan do tổng thống Trump chủ động. Bằng chứng điển hình là số lượng các xe du lịch chạy bằng máy xăng được nhập cảng từ bên Mexico sang Mỹ đã tăng 17%. Bên cạnh đó, số lượng hàng nhôm nhập từ Mexico sang Mỹ tăng khoảng 20%, các loại quặng kim loại cũng tăng gấp đôi. Mỹ cũng ngày càng lệ thuộc vào nhu cầu cung cấp trái cây và rau củ từ Mexico.

Đánh giá

Sự hưởng lợi bất ngờ của Mexico cho thấy cái khó khăn mà nhiều chuyên gia đã lên tiếng trước đây với chính quyền Trump rằng việc chiến thắng trong một trận chiến mậu dịch rất khó khăn, chứ không đơn giản như suy nghĩ của tổng thống Trump và nhiều rằng chỉ cần áp đặt thêm thuế quan là Mỹ sẽ được hưởng lợi ngay. Có thể thấy Mexico đã tận dụng được cơ hội Mỹ áp đặt bảo hộ mậu dịch lên nhiều nước cùng một lúc để nhập khẩu sang Mỹ những mặt hàng mà các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc bị hạn chế nhập khẩu. Điều này cho thấy chính sách của tổng thống Trump đã bị phản tác dụng khi đem lại tổn thất cho kinh tế Mỹ nhưng lại làm cho kinh tế Mexico có sự phát triển.

Một phần của tài liệu tiểu luận chính sách thương mại quốc tế sự trở lại của trường phái bảo hộ mậu dịch quan hệ thương mại giữc mỹ méxico hiện nay (Trang 37 - 40)