Tinh giảm biên chế

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 38 - 41)

II. Một số biện pháp cải thiện quản lý tài chính công Việt Nam

6. Tinh giảm biên chế

Hiện nay, số lượng cán bộ khu vực công đang là 1 con số khổng lồ tại Việt Nam: 11 triệu người. Tính ra, 40 người dân Việt Nam phải nuôi một công chức.

Theo Bà Phạm Chi Lan nói: “Bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức (CBCC), viên chức. Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước (NSNN), con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước.

Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương thì con số này lên tới 11 triệu người. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy.

Số lượng cán bộ nhà nước đông như vậy nhưng hiệu quả đem lại trên mỗi người là rất thấp, chúng ta cần giảm con số này, bắt 1 cán bộ công nhân phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ hơn, tránh tình trạng ỳ lại, đùn đẩy do quân số quá đông như vậy, góp phần làm tăng hiệu quả quản lý tài chính nhà nước. Điều này vừa làm giảm gánh nặng mà nhà nước hiện phải chịu với khu vực công, vừa thu hút được nhiều lao động chất lượng do đồng lương tăng lên trong khu vực.

Ngoài ra, chính phủ có thể nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương theo hướng tinh gọn, gắn trách nhiệm quyết định chi ngân sách, vay nợ công với trách nhiệm quản lý ngân sách nhà nước và trả nợ công. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý cán bộ, xây dựng chế độ công vụ rõ ràng, minh bạch, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính; nâng cao năng lực dự báo và xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước và nợ công.

Kết luận

Tình hình nợ công tại Việt Nam tuy đang ở mức an toàn nhưng nó lại chạm mức giới hann dưới của mức nguy hiểm, việc cấp thiết bây giờ là phải đưa con số đó trở về mức an toàn trung bình để tránh gây ra khủng hoảng nợ công. Việt Nam có thể áp dụng những chính sách quản lý nợ công thành công của các nước trên thế giới để làm điều này. Việc quản lý nợ công hiệu quả còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế đi lên nhanh chóng cũng như góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào chính phủ nhiều hơn , từ đó giúp nước ta có thể bắt kịp được nhịp điệu phát triển hiện tại của thế giới. Quản lý nợ công hiệu quả đòi hỏi nỗ lực của toàn dân và đặc biệt là chính phủ trong lĩnh vực quản lý chi tiêu và quản lý bộ máy nhà nước hiện tại. Diều này tuy rất khó khăn và cần nhiều thời gian để họ có thể điều chỉnh 1 cách hiệu quả được nên chúng ta hãy tôn trọng những quyết định của Chính phủ đưa ra nhằm tăng hiệu quả chính sách cải thiện quản lý nợ công đó. Bài viết xin kết thúc tại đây, mong bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích và có cái nhìn sâu sắc hơn về nợ công và quản lý nợ công.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w