Xây dựng 1 hệ thống quản lý ngân sách nhà nước theo lối trung và dài hạn

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 35 - 36)

II. Một số biện pháp cải thiện quản lý tài chính công Việt Nam

2.Xây dựng 1 hệ thống quản lý ngân sách nhà nước theo lối trung và dài hạn

Thực hiện tổ chức tổng kết, đánh giá lại Chiến lược nợ công đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng như Luật Quản lý nợ công, trên cơ sở đó kiến nghị với Quốc hội cho sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới; đẩy mạnh huy động các khoản vay trung, dài hạn, triển khai có hiệu quả các nghiệp vụ quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công.

Tăng cường công tác giám sát và quản lý rủi ro về nợ công: trước hết là nghiên cứu, xây dựng và triển khai phương án xử lý rủi ro. Trước đây nợ công chúng ta huy động nhiều nhưng giờ đây cách tiếp cận chuyển hướng sang việc thay vì chỉ huy động nhiều, mục tiêu là chúng ta phải giám sát và quản lý rủi ro. Chúng ta có những bài học từ nợ xấu, cần phải xây dựng những phương án, khuôn khổ, thể chế để chuyển đổi nợ thành viện trợ/đầu tư, mua bán nợ, hoán đổi nợ, phải chủ động trích lập, bố trí nguồn dự phòng vì rủi ro rất lớn. Kiểm soát chặt chẽ việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ. Có nhiều dự án, chẳng hạn trước đây như Vinashin do Chính phủ bảo lãnh, hiện nay một số dự án về điện, xi măng, cơ sở hạ tầng, giao thông, giấy... còn khó khăn trong lĩnh vực trả nợ.

Xây dựng, hoàn thiện mô hình cơ quan quản lý nợ công theo hướng hiện đại hóa và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế; Tăng cường công tác kiểm toán nội bộ,

giám sát rủi ro hoạt động, tự đánh giá công tác quản lý đối chiếu với các tiêu chuẩn quốc tế; Đào tạo và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nợ.

Quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới. Nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng, thiết yếu theo quy hoạch. Cần có chế tài tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa, đầu tư công và quản lý nợ công; từng bước giảm tỷ lệ vốn đầu tư của nhà nước, tăng xã hội hóa. Việc vay nợ phải tuân thủ chương trình quản lý nợ trung hạn, gắn kết chặt chẽ với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch tài chính và đầu tư công trung hạn 5 năm đã được phê duyệt. Đồng thời, quản lý chặt chẽ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ theo hướng siết chặt điều kiện cấp bảo lãnh, không mở rộng diện, chọn lọc có mục tiêu ưu tiên, tiến tới thu hẹp bảo lãnh Chính phủ và kiểm soát việc bảo đảm trả nợ đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 35 - 36)