Nợ công ở Việt Nam có đang ở mức an toàn:

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 33 - 34)

I. Nợ công ở Việt Nam

3. Nợ công ở Việt Nam có đang ở mức an toàn:

Câu trả lời là có. Theo lý thuyết, nợ công cao mà phát triển nhanh thì ta có thể tạm chấp nhận được tại 1 mức tương đối. Việc hy sinh giữa nợ công và phát triển kinh tế là có thể hiểu được. Căn cứ để xác định nợ công tốt hay xấu đó chính là khar năng trả nợ của nên fkinh tế

- Hiện trên thế giới chưa có tiêu chuẩn chung nào về ngưỡng an toàn đối với nợ công.

• Nguyên tắc xác định chỉ tiêu an toàn nợ công thường dựa trên: Cơ sở đánh giá thực trạng nợ; Tình hình kinh tế vĩ mô, chính sách tài khoá, tiền tệ; Nhu cầu về vốn đầu tư phát triển; Hệ số tín nhiệm của quốc gia; Tham khảo khuyến nghị của IMFAVB về ngưỡng an toàn nợ nước ngoài theo phân loại chất lượng khuôn khổ thể chế và chính sách.

Về lý thuyết, theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, với những nước có trình độ phát triển, quy mô nền kinh tế tương đồng như Việt Nam thì nợ công tối đa là 65% GDP, nợ nước ngoài tối đa là 50% GDP.

Nếu so với 2 tiêu chí này thì nợ công của nước ta vẫn còn khá an toàn, vì nợ nước ngoài năm 2013 chỉ tương đương 39,5% GDP, giảm so với con số 41,1%

GDP của năm 2012 và 41,5% GDP của 2011. Còn nợ công so với GDP trong 3 năm qua đúng là tăng liên tục, từ 54,9% GDP năm 2011 lên 55,7% vào năm 2012 và 56,2% vào năm 2013, nhưng vẫn dưới ngưỡng cảnh báo (65% GDP).

Nói vậy nhưng nợ công Việt Nam đang chạm mức nguy hiểm Nợ công so với GDP là 54,9%; 55,7%; 56,2% hay con số tuyệt đối vay và trả nợ nước ngoài năm 2014 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là vay trong nước 367.000 tỷ đồng, trả nợ của Chính phủ là 208.883 tỷ đồng; kế hoạch rút vốn vay nước ngoài là 4.520 triệu USD (tương đương 95.800 tỷ đồng) chỉ có ý nghĩa tương đối trên

phương diện thống kê và để so sánh năm này với năm khác, chứ ít có ý nghĩa để khẳng định là nợ công có an toàn hay không.

Vấn đề quan trọng nữa là, tất cả các khoản vay đều sử dụng đúng mục đích, nguồn thu ngân sách luôn bảo đảm để trả nợ, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng liên tục. Đến thời điểm này, các báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội thông qua cho thấy, Việt Nam luôn thực hiện đúng hạn, đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Chưa có chủ nợ nước ngoài nào than phiền rằng, Việt Nam chậm trễ trong việc trả nợ hoặc lo lắng về khoản tiền mà họ đã cho vay.

Nợ công thường “nóng” lên mỗi khi có số liệu mới nào đó được công bố, phần nhiều do các phương tiện thông tin đại chúng đưa ra số liệu về nợ công nào đó, thường là nợ công so với GDP, mà không liên kết được với các chuỗi số liệu có liên quan mật thiết khác, như nghĩa vụ trả nợ/thu ngân sách, nợ nước ngoài/GDP, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/tổng kim ngạch xuất khẩu, nợ chính phủ/thu ngân sách…, khiến người dân có cái nhìn chưa thật sự khách quan về vấn đề này.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 33 - 34)

w