Định hướng phát triển KHCN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận tăng trưởng và phát triển vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của các con hổ châu á (Trang 32 - 34)

Nhận thấy tầm quan trọng mang tính chiến lược của KHCN đối với sự phát triển toàn diện của quốc gia, Nhà nước ngày càng quan tâm phát triển KHCN.

Đơn cử như Chính sách KH&CN cho phát triển công nghiệp đến năm 2030 đã xác định mục tiêu tổng quát: Đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm ba nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại.

Ngoài ra, Việt Nam luôn hướng đến trình độ công nghệ tiên tiến trong khu vực ở các ngành kinh tế trọng điểm như công nghệ sinh học, sản xuất lương thực, chế biến nông - lâm- hải sản, cơ khí điện tử, công nghệ thông tin, bưu chính -viễn thông, khai thác và chế biến dầu khí, giao thông vận tải, xây dựng, vật liệu cơ bản, sản xuất và sử dụng nǎng lượng, y dược. Phát triển một số nghành công nghiệp biển. ứng dụng có chọn lọc các thành tựu khoa học hiện đại nhằm tiếp cận với trình độ thế giới trong một số lĩnh vực quan trọng, làm cơ sở vững chắc cho phát triển các ngành công nghiệp hiện đại.

Để làm được điều đó, Nhà nước đề ra hướng phát triển mạnh mẽ tạo sự bứt phá về hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, nhất là hạ tầng kết nối số (4G, 5G) bảo đảm an toàn, đồng bộ đáp ứng yêu cầu Internet kết nối con người và kết nối vạn vật. Xây dựng Chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Khuyến khích đầu tư, phát triển xây

dựng các trung tâm dữ liệu lớn; đẩy mạnh phát triển khoa học phân tích, quản lý và xử lý dữ liệu lớn nhằm tạo ra các sản phẩm, tri thức mới.

Nhà nước cũng ưu tiên nguồn lực, tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp; bên cạnh việc Đổi mới, phát triển mạnh mẽ và đồng bộ thị trường khoa học - công nghệ; Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trong nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ, mua bán, chuyển giao, đẩy mạnh thương mại hoá các sản phẩm khoa học, công nghệ

Hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp để định hướng và kiểm soát chặt chẽ công nghệ đối với các ngành công nghiệp cũng cần được đề cao. Đổi mới căn bản, đồng bộ cơ chế quản lý tài chính đối với các tổ chức và hoạt động khoa học - công nghệ; phương thức sử dụng ngân sách nhà nước cho khoa học - công nghệ; Hỗ trợ xây dựng và phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học - công nghệ trong các lĩnh vực, ngành công nghiệp chủ lực, ưu tiên.

Trong năm vừa qua, Thủ tướng Chính phủ vừa thông qua Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030’’. Mục tiêu đặt ra bao gồm: Định hướng chính sách hỗ trợ chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là các công nghệ nguồn, công nghệ cao, công nghệ nền tảng nhằm nhanh chóng đổi mới công nghệ, rút ngắn khoảng cách về trình độ, năng lực công nghệ so với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, góp phần cơ cấu lại các ngành kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó một số ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và tăng cường bảo đảm an ninh - quốc phòng.

trong nước và quốc tế phù hợp chiến lược phát triển KHCN trong từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Đề án “Phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt tháng 10 năm 2018 đảm bảo bám sát chiến lược phát triển KHCN, tập trung ưu tiên vào các thế hệ mới của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông; phổ cập công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa, thiết bị cao cấp, vật liệu mới, công nghệ sinh học...

Chính phủ chủ trương lấy ứng dụng, chuyển giao công nghệ là chính. Tạo được khả nǎng lựa chọn, thích nghi và làm chủ các công nghệ nhập; đi thẳng vào các công nghệ tiên tiến nhất, trước hết ở những ngành, những lĩnh vực có tác động chi phối nền kinh tế quốc dân, những ngành có giá trị gia tǎng cao, ngành công nghiệp mới xây dựng, ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Đồng thời, đổi mới công nghệ từng phần, hiện đại hoá từng khâu đối với những lĩnh vực còn cơ sở vật chất - kỹ thuật và sản xuất còn hiệu quả.

Một phần của tài liệu tiểu luận tăng trưởng và phát triển vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của các con hổ châu á (Trang 32 - 34)