- Rủiro từ phía các nhà quản trị
3.2 Giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh:
Đối với những rủi ro trong tương lai mà công ty Pepsico có thể gặp phải tại thị trường Việt Nam, chúng em xin đưa ra một vài giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty như sau:
Thứ nhất, công ty Pepsico nên đầu tư phát triển công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để giảm thiểu rủi ro về chất lượng sản phẩm và nhà cung cấp. Theo Vietnam Report, có 96% doanh nghiệp trong ngành hàng phản hồi rằng đây sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh năm 2020. Vì vậy, với Pepsico không phải là ngoại lệ để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp
khác về chất lượng và đảm bảo uy tín. Ngoài ra, Pepsico cũng cần kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn nguyên liệu đầu vào thông qua các nhà cung cấp uy tín, bởi hiện nay sự quan tâm đến chất lượng nguyên liệu cũng quan trọng không kém.
Thứ hai, công ty nên đầu tư nghiên cứu thị trường từ đó nắm bắt như cầu của người tiêu dùng từ đó thay đổi mẫu mã, đặc tính sản phẩm tương ứng để đối mặt với các rủi ro từ đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế. Với công ty đồ uống giải khát và snack ăn vặt, chiến lược thông thường có thể là sáng tạo ra những hương vị mới, lạ, phù hợp với tính tò mò của giới trẻ để tăng doanh thu. Tuy vậy, để đáp ứng xu hướng đang tăng lên tại thị trường Việt Nam là đồ có lợi cho sức khỏe, có nguồn gốc tự nhiên và hữu cơ và tính bảo vệ môi trường, công ty Pepsico cần phát triển những dòng sản phẩm đáp ứng để có thể trụ vững hoặc phát triển thị phần trong tương lai.
Thứ ba là đầu tư cho hoạt động marketing và quảng bá thương hiệu, nâng cao độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu và dịch chuyển dần sang hình ảnh thương hiệu cam kết việc phát triển bền vững. Với nhận thức cao của người tiêu dùng hiện nay, không khó khách hàng đặt câu hỏi về độ an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình sản phẩm công ty Pepsico, điển hình là việc sản xuất ra nhiều bao bì nhựa. Vì vậy, ngoài các hoạt động công ty Pepsico đang làm rất thành công hiện giờ giúp nhãn hiệu được nhận diện, công ty có thể đầu tư vào các hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (hay CSR - Corporate Social Responsibility) và quảng bá CSR hơn. Đó có thể là cam kết của công ty liên quan đến ít nhiều 3 trụ cột của phát triển bền vững: môi trường, kinh tế và xã hội cho Việt Nam. Việc đầu tư và quảng bá cho các hoạt động CSR của công ty sẽ giúp củng cố uy tín, tạo hình ảnh đẹp đối với khách hàng, giảm những rủi ro liên quan đến thương hiệu hoặc khách hàng quay lưng với thương hiệu.
Cuối cùng, Pepsico nên đầu tư cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, củng cố bộ máy hoạt động, quản lý nội bộ để giảm thiểu tối đa những rủi ro bên trong doanh nghiệp, phát huy những thành tựu trong nhiều năm vừa qua. Tóm lại, công ty Pepsico đến thời
tiềm năng. Tuy vậy, để không chủ quan trước những rủi ro, hướng đến giảm thiểu rủi ro và trở thành thương hiệu uy tín hơn nữa trong tương lai, công ty cần có những chiến lược để có thể tồn tại được trên thị trường Việt đầy biến động này.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Xu thế này mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt các quốc gia trước sự lựa chọn không dễ dàng: đứng ngoài xu thế đó thì bị cô lập và tụt hậu, tham gia thì phải ứng phó với sự cạnh tranh mạnh mẽ. Tuy nhiên, xu hướng chung là các quốc gia lớn nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực hoạt động khác. Điều đó cũng lý giải tại sao hầu hết các nước, kể cả các nước đang phát triển, thậm chí kém phát triển, cũng tham gia vào quá trình hội nhập, từng bước chấp nhận những “ luật chơi” chung của các tổ chức khu vực và quốc tế .
Trong lộ trình tham gia thương mại quốc tế, vị trí của các khu vực doanh nghiệp cũng có nhiều thay đổi, xuất phát từ sự thay đổi lợi thế so sánh của quy mô và tổ chức doanh nghiệp. Trừ những tập đoàn xuyên quốc gia đang có xu hướng hợp nhất hoá để tập trung tiềm lực phát triển công nghệ mũi nhọn thì tính dễ thích ứng, mức độ biến hoá linh hoạt và vấn đề giải quyết lao động, việc làm tốt hơn. Đã mang lại vị trí quan trọng hơn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế của các nước kể cả phát triển và đang phát triển.
Có thể nói vấn đề phát hiện ra các loại rủi ro và đưa ra các phương pháp để quản trị rủi ro là một bài toán phức tạp cho doanh nghiệp. Để có thể hạn chế rủi ro đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư trong rất nhiều lĩnh vực như các chính sách về Marketing, phát triển công nghệ, con người,... Tuy nhiên để phát triển và thành công trên thị trường Việt Nam như hiện nay, Suntory Pepsico đã phải không ngừng thay đổi cũng như thích ứng với những rủi ro xảy đến, từ đó phản ánh rằng việc quản lý rủi ro là rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp không chỉ Suntory Pepsico.