0
Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Rủiro trong tương lai:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN LÝ RỦI RO QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PEPSICO TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2017 2019 (Trang 30 -33 )

- Rủiro từ phía các nhà quản trị

3.1. Rủiro trong tương lai:

Tại thị trường Việt Nam, hiện nay công ty Pepsico đang hoạt động trong ngành thực phẩm – đồ uống. Trong đó các công ty Suntory PepsiCo Vietnam Beverage (SPVB) hoạt động trong ngành đồ uống giải khát, còn công ty PepsiCo Foods Việt Nam (Lay’s Việt Nam) hoạt động trong ngành đồ ăn nhanh. Dù là đồ uống hay thực phẩm, các sản phẩm của công ty chiếm thị phần lớn trên thị trường Việt Nam và đang đạt những kết quả kinh doanh tích cực tại thị trường đầy tiềm năng này. Cho đến nay, thương hiệu Pepsico luôn giữ vững là doanh nghiệp có danh tiếng, uy tín, kinh nghiệm và luôn cố gắng sáng tạo, năng động tiếp cận thị trường để giữ vững phong độ ổn định trên thị trường đầy cạnh tranh.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường hay thay đổi và đầy biến động, vẫn có rất nhiều rủi ro trong tương lai có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh kể cả với “ông lớn” như công ty Pepsico. Vì vậy, nắm bắt được bức tranh toàn cảnh của thị trường, dự đoán những xu hướng trong tương lai để đưa ra những rủi ro công ty có thể gặp phải là bước quan trọng để quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Ngành Thực phẩm và Đồ uống nhiều năm nay luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Với dân số trên 96 triệu người, trong đó có trên một nửa dân số dưới 30 tuổi, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiêu thụ thực phẩm và đồ uống tiềm năng nhất khu vực. Theo ước tính của Bộ Công Thương, mức tiêu thụ hằng năm của ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam luôn chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng trong thời gian tới (Thông tấn xã Việt Nam, 2019).Ngành được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh đến năm 2020 với mức tăng trung bình 10,9%/năm nhờ thu nhập người dân cải thiện và xu hướng

2019). Với xu hướng khả quan này, nhiều doanh nghiệp có nhận định tích cực với kết quả kinh doanh những năm sau.

Trong tương lai, kết quả nghiên cứu và khảo sát của Vietnam Report chỉ ra có 3 xu hướng chính nổi lên trong giai đoạn 2019-2020 của ngành thực phẩm – đồ uống.

Thứ nhất là sự bùng nổ của các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và thân thiện với môi trường. Trong bối cảnh khi mà thu nhập khả dụng của người dân tăng lên, tỷ lệ dân số trẻ cao và tầng lớp trung lưu phát triển, người tiêu dùng dần trở thành những người tiêu dùng thông minh và hướng đến một lối sống xanh và lành mạnh thông qua việc sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ và nguyên iệu sạch. Trong ít nhất 3 năm tới đây, dự báo sẽ là thời điểm đột phá của các thực phẩm hữu cơ và sử dụng các nguyên liệu, bao bì bảo vệ môi trường (Vietnam Report, 2019). Mặc dù đây mới chỉ là xu hướng mới nổi nhưng cũng là tín hiệu tốt cho thấy vẫn còn nhiều chỗ trống cho tăng trưởng của thị trường ngách này. Các nhà sản xuất cũng bắt đầu tham gia nhiều hơn vào việc quảng bá ích lợi liên quan đến sức khỏe trong các sản phẩm của họ.

Thứ hai là sự trỗi dậy của niềm tin, của những giá trị thật và câu chuyện thật về sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp.Có nhiều nhận định cho rằng người tiêu dùng không chỉ sử dụng các sản phẩm mang tính đại chúng của các tập đoàn lớn sản xuất mà họ cũng sẽ bắt đầu quan tâm đến nguồn gốc sản phẩm, câu chuyện về sản phẩm. Như vậy, việc tiêu dùng trở nên cá nhân hóa hơn, chịu ảnh hưởng chi phối của cảm xúc và giá trị nhân văn giữa người mua và người bán. Người tiêu dùng sẽ đặt niềm tin vào thương hiệu của sản phẩm, của doanh nghiệp và điều này được đánh giá bằng tính trung thực của thương hiệu trong việc cung cấp thông tin minh bạch và truy xuất thông tin dễ dàng.

Thứ ba là khả năng sáng tạo từ dữ liệu lớn. Xu hướng tiềm năng nhất mà Big Data mang lại cho ngành thực phẩm đồ uống đó là khả năng cá nhân hóa từ dữ liệu đã thu thập, chia sẻ dữ liệu và hỗ trợ tự động hóa, và do đó, sản phẩm sẽ có khả năng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và sở thích khác nhau của mỗi cá nhân. Đây là xu hướng mới nhưng sẽ khả năng sẽ trở thành xu hướng phát triển mạnh nhất nhất trong nhiều năm tới.

Với ba xu hướng của ngành hàng thức ăn – đồ uống nêu trên, có thể thấy trong tương lai công ty Pepsico sẽ gặp những rủi ro như sau.

Trước hết là rủi ro đối thủ cạnh tranh hiện hữu/tiềm ẩn từ những doanh nghiệp khác, song song với rủi ro sản phẩm thay thế và rủi ro khách hàng. Với tiềm năng thị trường đang tăng mạnh, nhiều doanh nghiệp sẽ nắm bắt cơ hội này để đưa ra những dòng sản phẩm mới, đa dạng để phục vụ thị hiếu người tiêu dùng. Trên thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đưa ra những sản phẩm phục vụ những ưu tiên của người tiêu dùng như thành phần dinh dưỡng đầy đủ, nhu cầu organic,…, nhất là nhóm khách hàng ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh với tiêu chuẩn về kỹ thuật khắt khe hơn. Việc nhiều doanh nghiệp đang nắm bắt tốt xu thế mới để đáp ứng khách hàng sẽ khiến sản phẩm trên thị trường đa dạng, sôi động và cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết. Số lượng và loại sản phẩm tăng khiến người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, gây ra rủi ro thay thế sản phẩm của Pepsico trong tương lai, ảnh hưởng tới doanh thu và thị phần của công ty.

Tiếp theo là rủi ro liên quan đến thương hiệu của công ty. Xu hướng tương lai sẽ nổi lên những sản phẩm sạch và lành mạnh, có nguồn gốc tự nhiên và hữu cơ, sản phẩm thân thiện với môi trường, dần dần đẩy những xu hướng khác như tính tiện dụng đơn giản, phát triển thương hiệu sản phẩm, đẩy mạnh truyền thông xã hội (Vietnam Report, 2019). Điều đó sẽ gây rủi ro cho thương hiệu của Pepsico, thường được biết đến với nước uống giải khát và đồ snack ăn vặt, khi khách hàng có thể nghi ngờ về chất lượng của đồ uống như nước có ga, nước tăng lực đối với sức khỏe, cách thức chế biến sản phẩm của công ty và đặt câu hỏi liệu thương hiệu có thực sự kinh doanh một cách bảo vệ môi trường không. Từ đó, rủi ro đến từ khách hàng quay lưng với thương hiệu là rất lớn nếu không có biện pháp kịp thời.

Một vài rủi ro nữa mà Pepsico có thể gặp phải là rủi ro liên quan tới chất lượng sản phẩm và rủi ro từ nhà cung cấp khiến nguồn nguyên liệu chưa chủ động, khó kiểm

thông tin như thời đại hiện nay, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xuất xứ nguyên liệu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn cao là vô cùng quan trọng. Trong khi đó, các chuyên gia nhận định rằng khó khăn của các doanh nghiệp trong ngành này là nguồn nguyên liệu cho ngành sản xuất chế biến thực phẩm trong nước còn thiếu và không ổn định, nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn sẽ dẫn đến rủi ro là không chủ động được số lượng, chất lượng, giá nguyên liệu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh (Vietnam Report, 2019). Đi đôi với đó là các yêu cầu khắt khe từ các thị trường nhập khẩu khi các hiệp định đối tác thương mại đã được thông qua (ibid). Nếu Pepsico không làm việc chặt chẽ với các nhà xuất khẩu, nhà cung cấp để quản lý nguyên liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng, từ đó gây tổn hại đến thương hiệu sản phẩm nếu bị phát hiện.

Ngoài những rủi ro kể trên thuộc về môi trường bên bên ngoài mà công ty khó có thể kiểm soát được, còn có những rủi ro từ môi trường bên trong như quản trị, marketing, nhân sự,… Tuy vậy, với sự phát triển ổn định, bộ máy tổ chức đã hoàn thiện và kết quả kinh doanh khá thành công đến thời điểm này, điều quan trọng là công ty Pepsico có thể tiếp tục giữ phong độ trong những năm tiếp theo tại Việt Nam. Nắm bắt được xu hướng trong ngành thực phẩm – đồ uống và những rủi ro từ thị trường đầy biến động sẽ giúp đưa ra những chiến lược, hướng đi hợp lý để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Pepsico.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN LÝ RỦI RO QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PEPSICO TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2017 2019 (Trang 30 -33 )

×