Giải pháp và phương hướng cụ thể

Một phần của tài liệu tiểu luận thuế và HTT ở VN tác động của thuế nhập khẩu tới ngành ô tô việt nam giai đoạn 2001 2013 (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO NGÀNH Ô TÔ VIỆT NAM

3.2.2.Giải pháp và phương hướng cụ thể

Việt Nam cần có chính sách minh bạch hơn về các loại thế và phí để phát triển ngành công nghiệp ô tô.

Xem xét những định hướng chính sách thuế đối với ngành ôtô trong thời gian tới (bao gồm chính sách thuế nhập khẩu với xe nguyên chiếc, linh kiện, các sắc thuế, phí, lệ phí...) và những cam kết quốc tế để đưa ra một mức thuế suất phù hợp.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành trong việc hoạch định những chiến lược phù hợp “Chiến lược phát triển được Bộ Công thương đưa ra thì đúng nhưng Bộ Tài chính lại đưa ra các loại thuế, phí để kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô.

Xây dựng một lộ trình giảm thuế ổn định và có tính xuyên suốt, dự báo được lộ trình từ nay đến năm 2018 để các doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch tổng thể, dài hơi cho sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.

Trong báo cáo của Bộ Tài chính, quan điểm xây dựng chính sách thuế trong thời gian tới đối với ngành công nghiệp ôtô sẽ thận trọng hơn, mục tiêu là dùng thuế để tạo sức ép giảm giá xe trong nước, bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng.

Ngoài ra để tăng cường hiệu quả của các sắc luật thuế thì cần sự hỗ trợ của các yếu tố khác. Chẳng hạn như “Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ để phục vụ cho việc quản lý thuế hiệu quả.

Rõ ràng luôn có sự đánh đổi giữa những nhóm lợi ích này và nhóm lợi ích kia, bởi mục đích của chính sách thuế luôn chịu sự tác động đa chiều nên trong từng giai đoạn sẽ phải có những sự cân nhắc nặng-nhẹ ,thiệt-hơn để đưa ra chính sách thuế tối ưu.Tuy nhiên cũng đồng thời cũng tránh điều chỉnh thuế quá nhiều gây nên tình trạng mất ổn định thị trường, gây hoang mang cho các thành phần tham gia hoạt động kinh tế. Đây là một bài toán hóc búa - vì vậy nó không thể giải quyết một sớm một chiều được. Cần phải xem xét những định hướng chính sách thuế đối với ngành ôtô trong thời gian tới, bao gồm chính sách thuế nhập khẩu với xe nguyên chiếc, linh kiện, các sắc thuế, phí, lệ phí... cùng với sự nghiên cứu với lộ trình cắt giảm thuế theo WTO cho phù hợp.

KẾT LUẬN

Sau quá trình tìm hiểu và phân tích chúng ta đã thấy được thuế quan là một công cụ mạnh mẽ để quản lý, điều tiết lượng hàng hoá nhập khẩu và bảo hộ nền sản xuất trong nước. Trong Chương 1 chúng ta đã thấy một vài điều chỉnh thay đổi trong chính sách thuế của nhà nước ta để điều tiết nền kinh tế theo hướng tích cực hơn. Nhưng bên cạnh mặt tích cực đó thì đối với ngành ô tô Việt Nam còn nhiều hạn chế cần phải giải quyết – đây là vấn đề khó đối với các nhà hoạch định chính sách nói riêng và của toàn xã hội nói chung.

Để thấy được rõ mối quan hệ tác động của thuế nhập khẩu tới lượng ô tô nhập khẩu và tới ngành ô tô trong nước thì trong Chương 2, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá nghiên cứu mối quan hệ tác đông đó bằng việc phân tích mô hình định lượng. Kết quả cho thấy lầ thuế nhập khẩu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lượng nhập khẩu và có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lượng sản xuất cũng như lượng tiêu thụ trong nước Điều này hoàn toàn đúng với những dự định của nước ta và việc áp dụng thuế để thực hiện tốt các vài trò của thuế nhập khẩu trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế nước nhà.

Từ kết quả phân tích đó, nhóm nghiên cứu đã đánh giá chính sách thuế của nhà nước ta và mạnh dạn đề ra những giải pháp nhằm góp phần cải thiện khuôn khổ chính sách của nhà nước ta ngày càng hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu tiểu luận thuế và HTT ở VN tác động của thuế nhập khẩu tới ngành ô tô việt nam giai đoạn 2001 2013 (Trang 36 - 39)