CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO NGÀNH Ô TÔ VIỆT NAM
3.1.2. Những bất cập còn tồn tạ
Mặt hàng ô tô vốn được đánh giá là mặt hàng xa xỉ dành cho những cá nhân có thu nhập lớn nên chịu thuế suất cao
Đối với thuế nhập khẩu ô tô (đặc biệt là ô tô đã qua sử dụng), mặt hàng nào có số ghế ngồi (kể cả lái xe) càng thấp và dung tích xi – lanh càng cao thì biểu thuế áp dụng càng lớn. Mục đích là hạn chế người dân tiêu dung xe ô tô nhập khẩu từ nước ngoài.
Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt, mặt hàng này được chia thành nhiều mức đánh thuế khác nhau. Đối với các loại xe dưới 9 chỗ ngồi thì mức đánh thuế rất cao từ 45 – 60% theo khoản 4 điều 7 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 28 năm 2008 QH 12, đây là lượng xe được tiêu thụ nhiều do nhu cầu cá nhân và hộ gia đình sử dụng
Đối với việc chịu thuế giá trị gia tăng thuế đánh vào mặt hàng ô tô theo khoản 3 điều 8 thuế suất Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/ QH12 bị liệt vào hàng có thuế suất cao nhất là 10%.
Thiếu tính định hướng và mục tiêu rõ ràng
Mục đích của chính sách thuế nhập khẩu ô tô là gì? Đâu là mục đích chính? Hạn chế tiêu dùng để bảo vệ môi trường,giảm tắc nghẽn giao thông hay để bảo hộ ngành
sản xuất ô tô trong nước. Có thể đưa ra được chính sách thuế thỏa mãn mọi mục đích trên hay không? Nên hay không thay đổi chính sách một cách thường xuyên?
Ô tô được coi là một trong những mặt hàng xa xỉ và không khuyến khích tiêu dùng vì vậy ngoài việc bị đánh thuế nhập khẩu cao thì mặt hàng nhập khẩu này còn phải chịu thêm hàng loạt thứ thuế, phí và lệ phí khác (chẳng hạn bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt,lệ phí trước bạ...) vì vậy mà giá đội lên rất cao. Khi giá cả tăng như vậy sẽ ít nhiều khiến cho nhu cầu của người tiêu dùng giảm. Bởi thực tế cho thấy rằng, các chính sách thuế của chúng ta trong thời gian qua lại cứ nhắm vào hạn chế mua sắm xe chứ không nhắm đến hạn chế lưu hành xe. Thời gian qua, thuế phí đánh vào ôtô đã liên tục thay đổi và tăng cao khiến cho người dân ngày càng khó khăn khi muốn mua ô tô. Theo thống kê thì ôtô đang phải gánh tới 14 loại thuế, phí và thuế chiếm 60% giá bán xe.
Điều này có thực sự tạo điều kiện và cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất oto trong nước phát triển hay không?Câu hỏi này vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng.
Các chuyên gia nhấn mạnh, đây là sự sai lầm lớn, trong khi để phát triển công nghiệp ôtô thì thế giới đã thừa nhận có mối liên hệ giữa ngành sản xuất này với các gia đình. Tức là tiêu thụ xe cá nhân chính là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô phát triển. Điều này dẫn đến quy mô ngành công nghiệp ôtô quá nhỏ bé, sản lượng không đáng kể, thị trường bị bóp chết và không thể đẩy mạnh nội địa hóa, chuyển giao công nghệ và thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp ôtô... cho đến nay thì các doanh nghiệp ôtô không còn muốn đầu tư vào Việt Nam.
Nếu mục đích của chính sách thuế là cần khuyến khích ngành sản xuất oto nội địa phát triển thì giải pháp là hạ giá xe hợp lý bằng cách điều chỉnh các sắc thuế phù hợp(ví dụ hạ thuế suất nhập khẩu…đồng thời cắt giảm luôn các sắc thuế,phí và lệ phí có liên quan-tránh tình trạng tăng cái này giảm cái kia.Ngoài ra để tạo điều kiện cho sản xuất oto phát triển thì cần phải cắt giảm thuế vì "Vấn đề của Việt Nam là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa thu nhập của người dân và giá xe" nên để kích thích tiêu dùng thì cần phải tiến tới xây dưng lộ trình cắt giảm thuế vừa phù hợp với nguyên tắc của WTO để đảm bảo tính ổn định của thị trường trong nước.