Giáo dục lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc; trung với nước, hiếu

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh (qua thực tế tại trường Đại học Ngoại Thương (Trang 88 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1 Giáo dục lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc; trung với nước, hiếu

dân

Lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc không chỉ là tình cảm lớn nhất, mà còn là cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, trung với nước chính là thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Giáo dục trung với nước cho thế hệ trẻ là giáo dục lòng yêu nước, yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Tình yêu đó phải được thể hiện thông qua các hành động thiết thực, thông qua các phong trào cách mạng của tuổi trẻ. Tư tưởng xuyên suốt của Hồ Chí Minh là Tổ quốc luôn gắn với nhân dân, yêu nước hay trung với nước là phải biết phấn đấu, hy sinh cho độc lập, tự do của đất nước, phải làm cho “dân giàu, nước mạnh”. Hiếu với dân có nghĩa là phải biết yêu mến, quý trọng nhân dân, học tập, làm việc vì nhân dân. Phải chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tích cực giúp đỡ nhân dân vượt qua mọi khó khăn. Phải đấu tranh chống mọi biểu hiện phiền hà, gây sách nhiễu nhân dân. Tóm lại, trung với nước, hiếu với dân đòi hỏi thế hệ trẻ phải có trách nhiệm đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

Giáo dục lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, trước hết phải làm cho thế hệ trẻ nhận thức sâu sắc chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam với những nội dung cơ bản: yêu quê hương, xứ sở, xóm làng; gắn bó và cố kết cộng đồng; tự hào lịch sử và văn hoá ông cha; ý thức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; ý thức sâu sắc về độc lập dân tộc. Đảng ta nhấn mạnh: “Đi vào

sẽ làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác” [17, tr.6].

Trong giai đoạn hiện nay, yêu nước hay trung với nước có thêm nội dung mới, yêu nước phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Trước hết, yêu nước là kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tuyệt đối trung thành với lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc, của Đảng; yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội; yêu nước là đem hết tài năng và sức lực của mình để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; yêu nước còn thể hiện ở ý chí tự lực, tự cường, quyết chí vươn lên trong học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không cam chịu đói nghèo và lạc hậu, là hăng hái thi đua trong học tập và lao động góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngoài ra, trung với nước còn là giáo dục thế hệ trẻ lý tưởng cách mạng, niềm tin đối với sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Lý tưởng cách mạng mà Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục cho thế hệ trẻ là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện được lý tưởng cao đẹp ấy, thế hệ trẻ ngày nay phải ra sức học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước.

Đối với Trường Đại học Ngoại thương, giáo dục trung với nước, hiếu với dân cho sinh viên, bên cạnh những nội dung trên, cần nhấn mạnh đến việc học tập tốt, giữ vững phẩm chất chính trị, trau dồi đạo đức cách mạng để đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Hồ Chí Minh rất đề cao tri thức, học vấn. Người coi dốt nát cũng là một thứ giặc, Người luôn nhấn mạnh: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Do đó, muốn xây dựng được chủ nghĩa xã hội nhất thiết phải có học thức. Hồ chí Minh luôn nhắc nhở thanh niên phải không ngừng học tập: “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được… Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình

nước giàu mạnh là biểu hiện cụ thể lòng trung với nước của sinh viên Ngoại thương trong giai đoạn hiện nay. Học tập trong nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội; học tập qua sách vở và từ chính thực tiễn cuộc sống. Học không phải để “làm quan” như trong xã hội cũ, mà là để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ nước nhà. Đặc thù của sinh viên Ngoại thương khi ra trường, họ sẽ là những người trực tiếp làm việc trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, vì vậy, vấn đề bồi dưỡng lý tưởng cách mạng và bản lĩnh chính trị cho họ là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Trong những mối quan hệ kinh tế - thương mại với các đối tác nước ngoài, nếu chủ thể không có bản lĩnh chính trị vững vàng, không một lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân thì rất dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước. Do đó, phẩm chất đạo đức quan trọng hàng đầu mà chúng ta phải giáo dục cho thế hệ trẻ Trường Đại học Ngoại thương chính là ý thức độc lập, tự chủ tự cường, tự hào tự tôn dân tộc, lý tưởng cách mạng và bản lĩnh chính trị vững vàng.

Tóm lại, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn tự hào dân tộc; trung với nước, hiếu với dân chính là quá trình khơi dậy lòng nhiệt tình cách mạng tiềm ẩn trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ nhằm giúp họ thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với Tổ quốc và dân tộc, từ đó mà nỗ lực học tập, ra sức tu dưỡng rèn luyện để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh (qua thực tế tại trường Đại học Ngoại Thương (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)