Giáo dục đạo đức nghề nghiệp, đạo đức kinh doanh

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh (qua thực tế tại trường Đại học Ngoại Thương (Trang 96)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.5.Giáo dục đạo đức nghề nghiệp, đạo đức kinh doanh

Từ xưa đến nay, mối quan hệ giữa đạo đức và kinh doanh đã được nhiều tác giả bàn đến, các câu trả lời đưa ra hết sức đa dạng. Theo Ver Henderson - tác giả cuốn sách “Đạo đức trong kinh doanh” thì : “Đạo đức kinh doanh được hiểu là tập hợp các nguyên tắc, các chuẩn mực kiểm soát hành động hành vi kinh doanh của một cá nhân, một nhóm người hay một nhóm nghề nghiệp nhất định nhằm mục đích đem lại phúc lợi lớn nhất cho xã hội” [24, tr.32].

Như chúng ta biết, nền kinh tế thị trường hoạt động chịu sự tác động của các quy luật như giá trị, cung cầu, cạnh tranh... Các chủ thể tham gia vào kinh tế thị trường có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác, của xã hội. Vì vậy, xã hội đặt ra những yêu cầu, những đòi hỏi cụ thể về đạo đức nghề nghiệp đối với từng dạng hoạt động nghề nghiệp nhất định. Chẳng hạn: chuẩn mực đạo đức của người thầy thuốc phải là tình yêu thương, lương tâm, trách nhiệm; đạo đức của những nhà kinh doanh chân chính là giữ chữ tín, trung thực, tôn trọng khách hàng; đạo đức của những người cán bộ nhà nước là phải tận tụy với công việc, thanh liêm, gương mẫu, phải đúng tinh thần là

“công bộc của dân” như Hồ Chí Minh đã yêu cầu. Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: có tài mà không có đức là người vô dụng. Trong điều kiện kinh tế thị trường, luật pháp giữ vai trò quan trọng và cần thiết trong việc điều chỉnh hành vi con người. Nhưng luật pháp dù có hoàn thiện đến đâu cũng có những khiếm khuyết nhất định. Nếu các chủ thể kinh tế không bị ràng buộc bởi ý thức tự giác của tình cảm, lương tâm trong sâu thẳm tâm hồn thì họ sẽ lách qua các kẽ hở của luật pháp và có thể làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người khác và của xã hội. Những vụ án kinh tế lớn trong những năm gần đây đã chứng tỏ một điều: Sự suy thoái về đạo đức ở một số người giữ các vị trí chủ chốt trong các lĩnh vực kinh tế, không chỉ gây ra những tổn thất lớn về kinh tế cho đất nước mà còn là sự mất mát lớn, sự xuống cấp đạo đức trong hoạt động quản lý kinh doanh. Điều đó có ý nghĩa rằng: giáo dục đạo đức nghề nghiệp không chỉ có ý nghĩa về mặt đạo đức mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế.

Đối với thế hệ trẻ Trường Đại học Ngoại thương, hôm nay còn là sinh viên, nhưng ngày mai khi ra trường họ sẽ là những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, họ thường xuyên thực hiện những hoạt động với đối tác nước ngoài. Trong những mối quan hệ với đối tác nước ngoài, bên cạnh việc phải có kiến thức chuyên môn, am hiểu luật pháp quóc tế, thế hệ trẻ Trường Đại học Ngoại thương cần phải được giáo dục đạo đức nghề nghiệp, đó là đạo đức trong quản lý, kinh doanh tiền tệ, xuất nhập khẩu, tín dụng ngân hàng... để nhằm giải quyết một cách hài hoà và hợp lý các mối quan hệ về mặt lợi ích, giữ vững được bản lĩnh chính trị và giữ gìn được bản sắc văn hoá của dân tộc mình.

Sau đây là một số chuẩn mực đạo đức kinh doanh mà chúng ta cần giáo dục cho sinh viên Đại học Ngoại thương:

Giáo dục tính trung thực trong kinh doanh

cư xử của con người, là cơ sở bảo đảm cho cho các mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Cần giáo dục cho sinh viên tính trung thực, trung thực trong việc chấp hành luật pháp để không đi vào con đường buôn lậu hay gian lận thương mại, trung thực để tạo sự cạnh tranh lành mạnh, trung thực với bạn hàng và người tiêu dùng để đảm bảo chất lượng hàng hoá và dịch vụ… Nhờ có tính trung thực, con người xây dựng được một trong những nội dung cốt lõi của các quan hệ xã hội là sự tin cậy. Con người không thể hợp tác được với nhau nếu không có sự tin cậy. Trong kinh doanh gọi là chữ TíN. Chữ TíN là đức tính hàng đầu của doanh nhân trong hoạt động kinh doanh. Trong kinh doanh phải giữ lời hứa, hành động như đã cam kết với bạn hàng, khách hàng.

Giáo dục lòng dũng cảm

Lòng dũng cảm là dám đương đầu với thử thách, gian nan, dám đối đầu với hiểm nguy để vươn tới cái thiện, bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc của cộng đồng và của bản thân mình. Lòng dũng cảm là dám nhận trách nhiệm về những sai lầm của bản thân và dám đấu tranh chống những sai trái, vi phạm xảy ra xung quanh để phục vụ lợi ích của mọi người. Lòng dũng cảm là một đức tính cần có của doanh nhân, doanh nhân phải có tinh thần “dám làm, dám chịu”. Ngày xưa, doanh nhân là những người thường phải mạo hiểm đi xa để tìm kiếm thị trường. Ngày nay, doanh nhân cũng phải dám chấp nhận rủi ro, đôi khi trong hoàn cảnh khó khăn không ai dám làm nhưng doanh nhân vẫn dũng cảm, kiên trì thực hiện phương án kinh doanh của mình để đạt đuợc thành công, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Giáo dục tính nguyên tắc

Tính nguyên tắc được thể hiện ở ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trước tập thể, xã hội và với chính bản thân mình. Người có tính nguyên tắc thường được coi là người “đứng đắn” vì luôn tôn trọng những nguyên tắc đã được mình chọn lựa phù hợp với lợi ích của bản thân, tập thể và xã hội. Người có tính nguyên tắc thường là người làm việc tuân thủ pháp luật và là người gương mẫu trong công việc. Đối lập với tính nguyên tắc là vô nguyên

tắc, tuỳ tiện, cơ hội… Giáo dục tính nguyên tắc cho sinh viên là giáo dục cách sống tôn trọng pháp luật, tôn trọng những nội quy, quy chế của trường, những chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, còn phải giáo dục một số các nguyên tắc khác cho sinh viên như phê bình và tự phê bình, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, tập trung dân chủ… Phải thường xuyên phê bình và tự phê bình để chống lại chủ nghĩa cá nhân, xa rời tập thể. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và trách nhiệm của cá nhân trong quá trình học tập và rèn luyện.

Giáo dục thái độ tôn trọng đối tác và khách hàng

Để có được sự tôn trọng đối tác và khách hàng, trước hết đòi hỏi các chủ thể kinh tế phải biết tôn trọng lẫn nhau. Tôn trọng con người là thái độ tôn trọng cuộc sống, phẩm giá và quyền lợi chính đáng của những người xung quanh. Trong thời đại ngày nay, bất cứ một chủ thể kinh tế nào cũng chỉ có thể thành công và thành công lâu bền, nếu như nhà quản lý biết khơi dậy và phát huy được tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, niềm say mê sáng tạo của các thành viên nơi mình làm việc bằng cách thật sự có thái độ tôn trọng họ.

Một trong những đặc trưng cơ bản của hoạt động ngoại thương là phải làm việc với các đối tác nước ngoài. Vì vậy, để có kết quả tốt trong kinh doanh cũng như thể hiện được văn hoá của con người Việt Nam, các chủ thể kinh tế cần có thái độ tôn trọng các đối tác và khách hàng. Tôn trọng đối tác và khách hàng đòi hỏi mỗi cán bộ ngoại thương tương lai trong công việc phải thể hiện lối sống có văn hoá, có nghệ thuật ứng xử với khách hàng. Phải phát huy truyền thống hiếu khách “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” trên cơ sở thực hiện đúng luật pháp đã quy định. Mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững trong cơ chế thị trường thì phải luôn xác định khách hàng là “thượng đế”. Do đó, người cán bộ ngoại thương ngoài khả năng trí tuệ còn phải đề cao văn hoá kinh doanh. Trong giao dịch với đối tác và khách hàng cần giữ thái độ nhẹ nhàng, hoà nhã, lấy chữ “tín” làm đầu, chữ “nhân” làm gốc, luôn tạo cảm giác dễ chịu, yên tâm, thoải mái cho khách

hàng. Khi những giá trị ấy được tôn trọng, giữ gìn thì không những thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế đối ngoại mà còn thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Giáo dục thái độ tôn trọng đối tác và khách hàng cho sinh viên Ngoại thương là giáo dục cho họ thái độ biết tôn trọng mọi người, xây dựng mối quan hệ bạn bè, thầy trò trong sáng, lành mạnh, đoàn kết gắn bó nhau trong tổ chức và cộng đồng. Những giá trị ấy sẽ giúp sinh viên Ngoại thương vượt qua được những khó khăn, thử thách trong học tập và rèn luyện, là nền tảng vững chắc cho những thành công trong bước đường công tác sau này của họ.

Trên đây là một số nội dung giáo dục đạo đức cơ bản mà chúng ta cần tiến hành đối với thế hệ trẻ tại Trường Đại học Ngoại thương. Ngoài việc giáo dục sinh viên học tập và làm theo những chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta còn phải giáo dục thế hệ trẻ biết chống lại những thói hư tật xấu, những căn bệnh trái với đạo đức cách mạng, đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân. Trong 5 điểm dạy thanh niên, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở thanh niên phải “kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do”, vì nó là kẻ thù hung ác nhất của xã hội. Người đã nhiều lần nói về sự nguy hiểm, xấu xa của chủ nghĩa cá nhân. Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là “giày xéo lên lợi ích cá nhân” mà là cần giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích của mình với lợi ích của tập thể, của xã hội; biết đặt lợi ích cá nhân trong lợi ích tập thể; biết làm cho lợi ích cá nhân và xã hội phát triển hài hoà.

3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh tại Trường Đại học Ngoại thương

3.2.1. Về mặt nhận thức, cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc tăng cường giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Thứ nhất, cần nhận thức đúng vị trí, vai trò của đạo đức đối với sự

phát triển của xã hội. Đạo đức là nhu cầu khách quan của đời sống xã hội, là động lực tinh thần to lớn đối với sự phát triển và tiến bộ xã hội. Nó có vai trò

quan trọng trong việc duy trì trật tự, bình ổn và phát triển xã hội. Đạo đức có tác dụng cảm hoá con người, giúp con người nhận thức và hành động theo lẽ phải, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người trong xã hội. Ngoài ra, vai trò của đạo đức còn được biểu hiện thông qua các chức năng cơ bản của đạo đức: điều chỉnh hành vi, giáo dục và nhận thức. Có thể nói, đạo đức đã trở thành động lực để phát triển xã hội.

Nhận thức rõ điều đó, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đức đối với mỗi con người. Theo Người, đạo đức là gốc của con người, cũng như nguồn của sông, gốc của cây; đạo đức làm cho con người trở nên đáng kính và giúp cho con người vượt qua được mọi khó khăn, thử thách. Đức và tài là hai yếu tố cốt yếu của nhân cách, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Có tài mà không có đức là người vô dụng, ngược lại, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Tài năng phải được xây dựng trên nền tảng của đạo đức. Tài năng càng cao thì càng phải củng cố, trau dồi đạo đức.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay là do các chủ thể giáo dục và đối tượng được giáo dục chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của bản thân mỗi con người và toàn xã hội; quá chú trọng “dạy chữ” mà xem nhẹ “dạy người”. Vì thế, để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết phải bắt đầu từ việc làm thay đổi nhận thức của các chủ thể giáo dục như : các bậc phụ huynh, Bộ Giáo dục và đào tạo, Đảng uỷ - Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng công tác chính trị, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, đội ngũ thầy cô giáo...và cả đối tượng được giáo dục là học sinh, sinh viên về vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của xã hội. Muốn vậy, cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền và quán triệt một cách sâu rộng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho mọi tầng lớp nhân dân, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Thứ hai, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường nói chung và trong các trường đại học nói riêng trong bối cảnh hiện nay

Theo Hồ Chí Minh, mục đích của giáo dục là đào tạo ra những công dân hữu ích cho xã hội, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Giáo dục không chỉ có nhiệm vụ trang bị kiến thức, năng lực chuyên môn mà còn hình thành nhân cách cho người học. Vì vậy, nội dung giáo dục phải toàn diện trên tất cả các mặt: đức, trí, thể, mỹ, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức. Điều đó cho thấy rằng, công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường giữ một vị trí quan trọng. Hồ Chí Minh đã từng phê bình ngành giáo dục vì quá tập trung vào “dạy chữ ” mà lơi lỏng việc “dạy người”. Người nói: “Tôi xem chương trình giáo dục cho đến hết lớp 10, phần đức dục rất thiếu sót, chỉ có mười dòng” [66, tr.105]. Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp để khắc phục hạn chế trên, Hồ Chí Minh đã nêu rõ: đạo đức học phải là một ngành khoa học xã hội và những người có trách nhiệm phải đi sâu nghiên cứu chuyên cần hơn nữa, phải trở thành một môn học không thể thiếu được trong trường đại học và phổ thông.

Quán triệt tinh thần đó, để đào tạo học sinh, sinh viên trở thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời Bác Hồ căn dặn đòi hỏi những người làm công tác giáo dục mà trước hết là Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nhận thức lại các quan điểm giáo dục của Hồ Chí Minh, phải thấy rõ ý nghĩa quan trọng của công tác giáo dục đạo đức trong hệ thống nhà trường nói chung và trường đại học nói riêng. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành các văn bản chỉ đạo các trường đại học và cao đẳng nghiêm túc thực hiện quyết định số 1226/GD-ĐT (6-4-1995) đưa đạo đức học trở thành môn học bắt buộc trong chương trình giảng dạy chứ không phải môn học tự chọn như hiện nay. Đồng thời, tăng cường mở các lớp tập huấn dành riêng cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn học này. Tổ chức biên soạn lại giáo trình đạo đức học để thống nhất nội dung chương trình trên cả

nước, thường xuyên nghiên cứu, tọa đàm, hội thảo, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên.

Thứ ba, cần hiểu rõ giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phải bền

bỉ và kiên trì với sự đa dạng hoá các phương pháp giáo dục, kết hợp các phương pháp giáo dục truyền thống với các phương pháp giáo dục hiện đại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống mà được hình thành thông qua con đường giáo dục và tự giáo dục, tự

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh (qua thực tế tại trường Đại học Ngoại Thương (Trang 96)