Về mặt nhận thức, cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc tăng cường

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh (qua thực tế tại trường Đại học Ngoại Thương (Trang 100 - 134)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Về mặt nhận thức, cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc tăng cường

giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Thứ nhất, cần nhận thức đúng vị trí, vai trò của đạo đức đối với sự

phát triển của xã hội. Đạo đức là nhu cầu khách quan của đời sống xã hội, là động lực tinh thần to lớn đối với sự phát triển và tiến bộ xã hội. Nó có vai trò

quan trọng trong việc duy trì trật tự, bình ổn và phát triển xã hội. Đạo đức có tác dụng cảm hoá con người, giúp con người nhận thức và hành động theo lẽ phải, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người trong xã hội. Ngoài ra, vai trò của đạo đức còn được biểu hiện thông qua các chức năng cơ bản của đạo đức: điều chỉnh hành vi, giáo dục và nhận thức. Có thể nói, đạo đức đã trở thành động lực để phát triển xã hội.

Nhận thức rõ điều đó, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đức đối với mỗi con người. Theo Người, đạo đức là gốc của con người, cũng như nguồn của sông, gốc của cây; đạo đức làm cho con người trở nên đáng kính và giúp cho con người vượt qua được mọi khó khăn, thử thách. Đức và tài là hai yếu tố cốt yếu của nhân cách, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Có tài mà không có đức là người vô dụng, ngược lại, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Tài năng phải được xây dựng trên nền tảng của đạo đức. Tài năng càng cao thì càng phải củng cố, trau dồi đạo đức.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay là do các chủ thể giáo dục và đối tượng được giáo dục chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của bản thân mỗi con người và toàn xã hội; quá chú trọng “dạy chữ” mà xem nhẹ “dạy người”. Vì thế, để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết phải bắt đầu từ việc làm thay đổi nhận thức của các chủ thể giáo dục như : các bậc phụ huynh, Bộ Giáo dục và đào tạo, Đảng uỷ - Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng công tác chính trị, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, đội ngũ thầy cô giáo...và cả đối tượng được giáo dục là học sinh, sinh viên về vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của xã hội. Muốn vậy, cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền và quán triệt một cách sâu rộng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho mọi tầng lớp nhân dân, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Thứ hai, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường nói chung và trong các trường đại học nói riêng trong bối cảnh hiện nay

Theo Hồ Chí Minh, mục đích của giáo dục là đào tạo ra những công dân hữu ích cho xã hội, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Giáo dục không chỉ có nhiệm vụ trang bị kiến thức, năng lực chuyên môn mà còn hình thành nhân cách cho người học. Vì vậy, nội dung giáo dục phải toàn diện trên tất cả các mặt: đức, trí, thể, mỹ, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức. Điều đó cho thấy rằng, công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường giữ một vị trí quan trọng. Hồ Chí Minh đã từng phê bình ngành giáo dục vì quá tập trung vào “dạy chữ ” mà lơi lỏng việc “dạy người”. Người nói: “Tôi xem chương trình giáo dục cho đến hết lớp 10, phần đức dục rất thiếu sót, chỉ có mười dòng” [66, tr.105]. Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp để khắc phục hạn chế trên, Hồ Chí Minh đã nêu rõ: đạo đức học phải là một ngành khoa học xã hội và những người có trách nhiệm phải đi sâu nghiên cứu chuyên cần hơn nữa, phải trở thành một môn học không thể thiếu được trong trường đại học và phổ thông.

Quán triệt tinh thần đó, để đào tạo học sinh, sinh viên trở thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời Bác Hồ căn dặn đòi hỏi những người làm công tác giáo dục mà trước hết là Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nhận thức lại các quan điểm giáo dục của Hồ Chí Minh, phải thấy rõ ý nghĩa quan trọng của công tác giáo dục đạo đức trong hệ thống nhà trường nói chung và trường đại học nói riêng. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành các văn bản chỉ đạo các trường đại học và cao đẳng nghiêm túc thực hiện quyết định số 1226/GD-ĐT (6-4-1995) đưa đạo đức học trở thành môn học bắt buộc trong chương trình giảng dạy chứ không phải môn học tự chọn như hiện nay. Đồng thời, tăng cường mở các lớp tập huấn dành riêng cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn học này. Tổ chức biên soạn lại giáo trình đạo đức học để thống nhất nội dung chương trình trên cả

nước, thường xuyên nghiên cứu, tọa đàm, hội thảo, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên.

Thứ ba, cần hiểu rõ giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phải bền

bỉ và kiên trì với sự đa dạng hoá các phương pháp giáo dục, kết hợp các phương pháp giáo dục truyền thống với các phương pháp giáo dục hiện đại.

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống mà được hình thành thông qua con đường giáo dục và tự giáo dục, tự rèn luyện bền bỉ hàng ngày của mỗi con người. Thực chất của việc giáo dục đạo đức là làm cho phần tốt ở mỗi con người “nảy nở như hoa mùa xuân” và phần xấu bị mất dần đi. Đó là quá trình khó khăn, phức tạp và lâu dài. Bởi vì, theo Hồ Chí Minh, học cái tốt khó khăn và vất vả giống như người leo lên đỉnh núi, còn cái xấu thì dễ như người từ trên đỉnh núi đi xuống, nếu không cẩn thận thì bị trượt chân và ngã xuống vực thẳm bất cứ lúc nào. Cái tốt giống như lúa phải vun trồng mới tốt tươi được. Còn cái xấu ví như cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Chính vì thế, việc giáo dục đạo đức cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, bền bỉ hàng ngày. Mặt khác, các lực lượng tham gia giáo dục cần phải tận tâm, tận lực, kiên trì, bền bỉ, không ngừng tìm tòi các giải pháp, phương pháp phù hợp, phải đa dạng hoá các hình thức giáo dục, kết hợp các phương pháp giáo dục truyền thống với các phương pháp giáo dục hiện đại. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ hai (khoá VIII) đã nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học” [18, tr.41].

Thứ tư, việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức phải đi đôi với khơi dậy, phát

huy tinh thần tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh, sinh viên

Trong giáo dục đạo đức, yếu tố tự giáo dục, tự rèn luyện của người học giữ vai trò rất quan trọng. Tự rèn luyện, giáo dục đạo đức là một quá trình mà trong đó con người tự hoàn thiện, tự biến đổi, tự thích nghi với môi

trường và điều kiện sống, là khả năng biết tự kiềm chế, tự khuôn mình vào những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội để vươn tới mẫu nhân cách mà xã hội đã đặt ra. Muốn tự giáo dục thành công, học sinh, sinh viên phải có ý thức tự giác cao, có ý chí, nghị lực vươn lên; phải biết xấu hổ và đấu tranh với những thói hư, tật xấu của bản thân; phải biết biến những tri thức đạo đức đã tiếp thu được từ gia đình, nhà trường và xã hội thành sự hiểu biết của bản thân, thành tình cảm, niềm tin đạo đức và được thể hiện ở hành vi đạo đức của chính mình. Theo Hồ Chí Minh, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức được đặt ra ở ba mối quan hệ: đối với mình, đối với người, đối với việc. Thế hệ trẻ ngày nay cần rèn luyện thái độ nghiêm khắc với bản thân mình, chống tự kiêu, tự mãn. Đối với mọi người phải luôn giữ thái độ chân thành, đúng mực, không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, phải có lòng nhân ái, bao dung, vị tha, biết quan tâm và giúp đỡ mọi người. Đối với công việc phải luôn đặt việc công lên trước việc tư, việc nhà; phải rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại, trung thực trong học tập; say mê, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học . Bên cạnh đó, thế hệ trẻ cũng cần rèn luyện đức tự tin để có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

3.2.2. Vận dụng phương pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh không chỉ đề cập đến các nội dung, các phẩm chất đạo đức mà Người còn nêu ra những phương pháp giáo dục đạo đức hết sức có hiệu quả. Chính vì vậy, để công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ có kết quả tốt, chúng ta cần vận dụng các phương pháp giáo dục của Hồ Chí Minh. Các phương pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh được quán triệt và thể hiện trong toàn bộ hệ thống giải pháp. Song do tầm quan trọng và tác dụng to lớn của nó nên luận văn đã nhấn mạnh và kết cấu thành giải pháp thứ hai sau giải pháp về nhận thức. Dưới đây là một số phương pháp cơ bản, những phương pháp này sẽ được cụ thể hoá qua những hoạt động thực tiễn ở Trường Đại học Ngoại thương.

- Giáo dục bằng phương pháp nêu gương. Theo Hồ Chí Minh việc lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Sự gương mẫu của cán bộ, giáo viên trong trường trong mọi lĩnh vực là việc làm quan trọng và có tác động trực tiếp đến việc rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của sinh viên. Bác Hồ đã khẳng định: thầy cô như tấm gương cho học sinh, thấy tốt thì học tốt, thấy xấu thì học xấu. Nhà trường nên thường xuyên tuyên truyền, biểu dương những sinh viên chăm ngoan, học giỏi, vượt khó vươn lên trong học tập và tu dưỡng đạo đức làm tấm gương tốt cho các sinh viên khác học tập và noi theo.

- Cùng với việc nêu gương, phê bình và tự phê bình cũng là một phương pháp quan trọng trong giáo dục đạo đức. Hồ Chí Minh cho rằng người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Vì vậy, cần phải thực hành phê bình và tự phê bình. Theo Người, mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ, để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Người viết: “Dao có mài, mới sắc. Vàng có thui, mới trong. Nước có lọc, mới sạch. Người có tự phê bình, mới tiến bộ” [41, tr.209], “tự phê bình và phê bình phải thật thà…Có lỗi mà không vạch ra không khác gì người có bệnh mà không chịu khai với thầy thuốc” [41, tr.109,110], “Thật thà tự phê bình chẳng những giúp cho mình sửa chữa, giúp cho mình tiến bộ mà còn giúp cho người khác biết để mà tránh” [41, tr.210]. Chính vì vậy, chúng ta phải thường xuyên thực hành phê bình và tự phê bình để cùng nhau tiến bộ.

Theo Hồ Chí Minh, phê bình phải đúng lúc, đúng cách “ta phải biết cách phê bình sáng suốt, khôn khéo, như chiếu tấm gương cho mọi người soi thấu những khuyết điểm của mình, để tự mình sửa chữa” [40, tr.244]. Phê bình phải thật thà, không nể nang, không thêm bớt “chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay… Phê bình việc làm chứ không phải phê bình người” [40, tr.232], “tuyệt đối không nên có ý mỉa mai, bới móc, báo thù. Không nên phê

bình lấy lệ. Càng không nên “trước mặt không nói. Xoi mói sau lưng” [41, tr.242]. Phê bình và tự phê bình cần được quán triệt và thực hiện nghiêm túc, thường xuyên đối với mỗi cán bộ, giáo viên, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương. Phê bình cần chân thành, nhẹ nhàng, khéo léo nhằm đạt mục đích giúp nhau cùng tiến bộ, cùng nhau xây dựng nhà trường.

- Quán triệt và thực hiện nguyên tắc: nói đi đôi với làm. Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về nói đi đôi với làm. Người còn làm nhiều hơn những điều Người nói. Mỗi việc làm, mỗi hành vi của Người đều tiềm ẩn những tư tưởng đạo đức sáng ngời. Đây là bài học quý giá cho mỗi chúng ta học tập và noi theo. Để góp phần vào việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ tại Trường Đại học Ngoại thương, mỗi cán bộ, giáo viên và sinh viên trong trường cần quán triệt nguyên tắc này, lời nói và việc làm phải thống nhất với nhau, tránh tình trạng nói nhiều làm ít, nói nhưng không làm, nói một đằng, làm một nẻo. Những chủ trương, kế hoạch của trường đề ra cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc.

- Tu dưỡng, rèn luyện bền bỉ hàng ngày; xây đi đôi với chống. Khác với những lĩnh vực khác của đời sống xã hội, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của mỗi con người cũng như việc xây dựng nền đạo đức mới trong xã hội không phải là việc đơn giản, có thể hoàn thành ngay trong một sớm, một chiều. Mà ngược lại, đây là quá trình liên tục, lâu dài, thường xuyên và cực kỳ gian khó. Hồ Chí Minh cũng cho rằng, trong mỗi con người cũng như toàn xã hội, đều có mặt thiện và mặt ác, có mặt tốt và mặt xấu cùng tồn tại. Chính vì vậy phải kiên quyết đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa cái đúng với cái sai, cái tốt và cái xấu. Đây là công việc rất khó khăn. Bởi nó thuộc lĩnh vực tình cảm, đạo đức, được tiến hành dưới hai dạng chính là xây và chống. Xây đi liền với chống, chống nhằm mục đích xây. Trường Đại học Ngoại thương cần xây dựng lối sống đẹp, văn minh, hiện đại cho thế hệ trẻ, đồng thời phải kiên quyết chống lại các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội trong nhà trường.

- Kết hợp chặt chẽ giữa học với hành, gắn lý luận với thực tiễn trong việc giảng dạy và học tập tại trường. Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống nhân dân” [45, tr.190]. Vì vậy, để thực hiện phương pháp này, nhà trường nên thường xuyên tổ chức những buổi tham quan, thực tế, các buổi thâm nhập thực tiễn cho sinh viên.

- Nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện, tinh thần học tập suốt đời của cán bộ, giáo viên và sinh viên trong trường. Vai trò và tác dụng của vấn đề tự giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người đã được nhân loại tiến bộ khẳng định từ lâu. Hồ Chí Minh rất đề cao phương pháp giáo dục này. Bản thân Người là một tấm gương sáng về tự giáo dục. Người đã khái quát những quan điểm, lý luận giáo dục ấy không chỉ bằng lý luận khoa học hiện đại mà còn bằng chính cuộc đời hoạt động cách mạng của mình:

“Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công” [38, tr.350].

Hồ Chí Minh cũng khẳng định: Muốn giáo dục được nhân dân, làm cho mọi người đều tốt thì trước hết cán bộ, đảng viên phải tự giáo dục, rèn luyện hàng ngày. Người xưa còn biết tu thân, mỗi tối lại kiểm điểm mình và dùng hai cái lọ đỗ đen và đỗ trắng để ghi việc xấu, việc tốt. Vì vậy, việc tự

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh (qua thực tế tại trường Đại học Ngoại Thương (Trang 100 - 134)