Kế thừa và phát huy đạo đức Phật giáo trong việc xây dựng đạo đức con người Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 96 - 106)

đạo đức con người Việt Nam hiện nay.

Ảnh hưởng tích cực của Phật giáo; Phật giáo như nhiều tôn giáo khác, rất chú trọng khía cạnh đạo đức con người, không phải cứ cầu mà được, không phải cứ đến chùa là tìm đến Phật, bởi Phật là tại tâm. Đạo Phật cũng hướng cho con người có trách nhiệm với hành vi của mình, tôn trọng kỷ cương luật lệ, sống thật thà, tránh dối trá, không làm điều ác. Đó là nét cơ bản suy từ thuyết nghiệp và con người, muốn cuộc đời hạnh phúc yên bình hãy hướng tới cái thiện, làm điều thiện. Muốn công danh sự nghiệp thành đạt, phải quyết chí rèn luyện học hành.

Mặt khác, Phật giáo lại đến mọi tầng lớp trong xã hội dù là thời đại khoa học kỹ thuật hậu công nghiệp, Phật giáo vẫn phát triển và xâm nhập vào tâm

linh mọi người, vào thế hệ trẻ. Trước hết nó đến với những người cô đơn gần với cái chết, những thanh niên đứng trước cuộc đời khó khăn, tình duyên trắc trở, đổ vỡ niềm tin, luôn ao ước cầu mong sự trợ giúp của các thế lực siêu nhiên, hy vọng ở cõi lung mung, đặt niềm tin ở cõi vĩnh hằng. Phật giáo đã tạo dựng cho thế giới quan hư vô, niềm tin không tưởng, đạo lý cốt nhục, hành vi thụ động bất lực trước thiên nhiên và xã hội trói buộc con người, làm lu mờ cá tính, cá nhân và sự phát triển cá thể nhân cách. Ngày nay một bộ phận của tư tưởng Phật giáo bị tư tưởng thù địch lợi dụng, đã xuyên tạc đạo lý cội nguồn, chia rẽ dân tộc và phản ứng xã hội, kích động nhân quyền, hướng Phật giáo Việt Nam xa dời con đường dân tộc và yêu nước, lôi kéo thế hệ trẻ ra khỏi quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội, tham gia vào các hoạt động chính trị trái với con đường xã hội, dân tộc đang đi và mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

Phật giáo ngoài sự tín ngưỡng còn là một phép dưỡng sinh. Kế thừa phép dưỡng sinh của truyền thống văn hoá và y học cổ đại Ấn Độ, nhất là của đạo Yoga, Phật giáo đã xây dựng được một hệ thống phép dưỡng sinh, như thiền định, làm thư giãn thần kinh và cơ bắp, tập trung tư tưởng vào một chỗ, yên với luật vô thường, vô ngã... xem đó là một phương pháp của sự tu luyện. Phương pháp đó có tác dụng làm cho con người vượt qua được những nỗi tức giận, bực bội, mệt mỏi, những tinh thần bất an, giúp họ trở lại trạng thái bình thường, thậm chí đạt được sự ung dung, thanh thản, có lợi cho sự sống, nhiều người đã thấy được giá trị của phương pháp này, đã chấp nhận nó, đồng thời do sự tương quan cũng chấp nhận luôn cả tín ngưỡng Phật giáo.

Luật nhân quả của nhà Phật có liên quan tới nghiệp (thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp) mà sợi dây nối nguyên nhân với kết quả ít nhiều có tính chất thần bí, nhưng nó lại có hạt nhân hợp lý nhất định, nó cho thấy sự chuyển biến tất yếu từ vật nọ sang vật kia. Cho thấy một cơ sở hiện thực để hiểu một sự vật được hình thành từ sự vận động của một vật khác trước nó và trong mối quan hệ với nó. Nó có tác dụng chung là giúp con người có một phương

pháp luận hữu hiệu để quan sát và hành động. Từ góc độ này người ta cũng dễ dàng chập nhận Phật giáo.

Về phương diện đạo đức, luật nhân quả có tác dụng trực tiếp là lời khuyên người ta làm thiện tránh ác, vì nhân nào quả ấy, thiện giả thiện báo, ác giả ác báo. Đây là một yếu tố tích cực của Phật giáo cần được tiếp thu và phát huy trong việc giáo dục đạo đức và xây dựng các chuẩn mực đạo đức mới

Quan niệm luân hồi nghiệp báo cũng có ý nghĩa tích cực nhất định. Thử hỏi nếu thay thế quan điểm này bằng quan điểm duy vật thô thiển, chết là hết không còn gì nữa, thì sẽ gây hậu quả khôn lường. Với sự thay thế này, một số người sẽ nghĩ đời sống chỉ có một lần, chết là hết, bởi vậy mà mọi hành động mà mình gây ra, sau khi chết, mình hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm gì cả, do đó, họ luôn hưởng thụ, sống gấp, sống tham, tàn bạo.... Khi tính ích kỷ và “cái tôi” lên đến cực điểm, con người sẽ bất chấp sự công bằng, lẽ phải, luân lý đạo đức, để thoả mãn những dục vọng cá nhân thấp hèn. Đó là dấu hiệu suy thoái ở con người mà chúng ta cần phải đấu tranh không khoan nhượng. Ngày nay, có không ít những tệ nạn xã hội có nguyên nhân bắt nguồn từ quan niệm này. Bởi vậy, một mặt chúng ta cần phổ biến tuyên truyền pháp luật, nhưng mặt khác chúng ta cũng nên đề cao giáo dục đạo đức lương tâm, trách nhiệm, bởi lẽ “toà án lương tâm” luôn có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân con người.

Ngày nay chúng ta đang trong đà hội nhập và phát triển, vì vậy để đạt được những mục tiêu về tăng trưởng, phát triển kinh - tế xã hội chúng ta cần đến những con người có tham vọng lớn, năng động, lạc quan tin tưởng, dũng cảm sáng tạo, dám nghĩ dám làm.... Nhưng những phẩm chất cần có đó của con người phần lớn trái với các giáo lý của Phật giáo, vì tham vọng trái với cấm dục, vô dục, ly dục của nhà Phật, dũng cảm sáng tạo dám nghĩ dám làm trái với tinh thần nhẫn nhục, chịu đựng để đạt được thanh tịnh của Đức Phật… Ngay nói tới một chủ trương phát triển chăn nuôi để có nhiều thịt xuất khẩu ra các nước khác cũng trái với “giới sát” của nhà Phật....

Tất nhiên, nhân cách con người Phật giáo có những điều phù hợp với xã hội ngày nay. Nhưng những điều đó chỉ giới hạn trong chừng mực nhất định của các chuẩn mực nhân đạo và trong những trường hợp nhất định, những trường hợp mà chúng ta từng phát huy. Vượt qua những trường hợp đó, nó sẽ mâu thuẫn với những giáo lý cơ bản của nó và sẽ trở thành lạc lõng, mất hiệu lực. Thế giới quan vô thần, khoa học và nhân đạo không có lý do gì để từ bỏ vị trí của mình và cũng không có lý do gì mà không bổ sung những điều mà Phật giáo đã từng hấp dẫn con người gắn bó với con người.

Bên cạnh những mặt tích cực, đạo đức Phật giáo còn ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức đạo đức của người Việt Nam. Hạn chế lớn nhất của Phật giáo là quan điểm duy tâm thần bí, nó làm con người ta không hướng vào hiện thực để tìm sử giải đáp cho hiện thực mà hướng vào nghiệp vào quả báo, mong được hưởng hạnh phúc ở "Niết bàn". Một khi tư duy như vậy làm cho người ta không có sự tìm tòi khám phá sáng tạo và hành động mà chỉ chăm lo tu luyện đạo đức, tu luyện theo các giáo lý của nhà Phật.

Đạo Phật cũng tạo cho con người một niềm tin xa rời cuộc sống, hướng suy nghĩ và hành động của họ vào cõi Niết bàn (mục đích của sự tu tập trong đạo Phật) đầy ảo tưởng.

Trong thực tế, những người tu hành được coi là đắc đạo không phải là nhiều trong khi còn biết bao những vấn đề của cuộc sống đạo Phật chưa thể đề cập đến và giải quyết được. Như vậy, về mặt nào đó, đạo đức Phật giáo làm cho con người xa rời hiện thực, không hướng mục đích, lý tưởng của con người vào hiện thực để xây dựng cuộc sống tốt đẹp ở chính đó.

Phật giáo khuyên con người ta không nên có tham vọng, tự bằng lòng với thực tại, chịu “nhẫn trong hoàn cảnh khó nhẫn nhục nhất”. Điều này làm cho con người có thói quen chịu đựng, không có ý chí vươn lên cải tạo hoàn cảnh, tức là vươn tới xây dựng cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, muốn xây dựng một ý thức đạo đức, một lối sống tốt đẹp mà không lấy điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội làm nền tảng thì cũng là điều ảo tưởng.

Mặc dù tạo cho con người niềm an ủi tinh thần, chịu đựng nỗi khổ ải trong cuộc sống trần gian và không lý tưởng, ảo tưởng vào thế giới bên kia. nhưng chính niềm tin vào Niết bàn, âm phủ, kiếp sau... đã lôi kéo quần chúng tránh khỏi những hoạt động thực tiễn lâu dài, gian khổ, năng động, phức tạp... của cuộc sống chân chính trên trái đất này. Tách quần chúng ra khỏi cuộc sống đời thường để thu mình vào trong cuộc sống tụ tập, trong khuôn khổ giáo lý của “đạo” với mong muốn đạt được sự giải thoát công cuộc tụ tập này có khi cả đời người Phật tử vẫn chẳng đạt được quả Phật nào, điều đó vừa làm mất thời gian, ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội, vừa tạo ra niềm tin mù quáng.

Đạo đức Phật giáo đặt các vấn đề hiện thực xã hội lùi ra sau các vấn đề ảo tưởng về “trần thế”, “thế giới mai sau”... vì đạo Phật cho rằng thế giới này là ảo, là giả nên không cần quan tâm và đôi khi đạo Phật cũng trở thành chốn ẩn náu của những người bất mãn cuộc đời, muốn lẩn tránh cuộc sống...

Thuyết Luân hồi - Nghiệp báo, Từ bi hỷ xả đã tạo cho con người đức tính cam chịu và nhẫn nhục trong cuộc sống. Điều này khiến các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng để ru ngủ, loại bỏ ý trí đấu tranh của nhân dân, làm cho việc xâm lược, thống trị và bóc lột của chúng được dễ dàng, thuận lợi hơn. Bọn chúng mượn giáo lý của Phật giáo về tính bình đẳng - Từ bi để xoá nhoà ranh giới giữa cách mạng và phản động, giữa dân tộc ta bị xâm lược và bọn đế quốc xâm lược.

Những vai trò của con người đối với xã hội và thế giới khách quan bị phủ nhận vì chúng sinh chỉ là một thế giới cảm giác, do tâm “vô minh” cảm nhận. Cái “tôi” hư ảo đã không mang lại niềm tin trần thế cho những người Phật tử mà đem lại sự “thoát tục” chạy chốn thực tại. Đấy là thái độ không thể chấp nhận được.

Phật giáo chỉ thấy cá nhân con người mà không thấy xã hội con người, chỉ thấy con người nói chung mà không thấy con người thuộc các giai cấp đối kháng nhau trong xã hội, không thừa nhận sự đấu tranh giai cấp trong xã hội. Do đó không thấy được nguyên nhân xã hội đưa đến sự khổ ải của con người, không thấy sự cần thiết của đấu tranh giai cấp chống áp bức, bóc lột. Và vì thế

các quan niệm từ bi, hỷ xả, bác ái… của Phật giáo đôi khi mang lại nhiều bất lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân lao động bị áp bức.

Xét trên mọi phương diện, một cách chung nhất có thể nói nền đạo đức Phật giáo là một nền đạo đức phi giai cấp, phi lịch sử. Hiện nay đất nước ta đang trong công cuộc đổi mới, phải mở của giao lưu với nhiều nước, phải chấp nhận sự ảnh hưởng tiêu cực của các nền văn hoá mới. Trong tình hình đó đạo đức Phật giáo có những ảnh hưởng rất tích cực trong việc xây dựng một nền đạo đức hướng tới Chân - Thiện - Mỹ nhưng chúng ta cũng không thể lấy đó là tiêu chí phát triển đạo đức. Nếu lấy đó làm nền tảng phát triển thì nó sẽ làm cho tư tưởng “nhẫn nại, chịu đựng” vô ngã, vị tha tác động sâu rộng đến mọi người, khi đó con người sẽ không bao giờ cố gắng hết mình trong lao động, sẽ lao động cầm chừng để đạt tới cái mức người ta gọi là “đủ sống” để tránh rơi vào vực sâu của “lòng tham”.

Vì thế điều chúng ta cần là khi nghiên cứu, tiếp xúc với đạo đức Phật giáo là phải chọn lọc, tiếp thu những tinh tuý của đạo đức nhà Phật, kết hợp với đạo đức hiên đại, để xây dựng đạo đức phù hợp với cuộc sống của con người hiện nay. Mặt khác, phải phê phán, gạt bỏ những yếu tố thần bí, phi hiện thực của Phật giáo. Kế thừa, phát huy và phê phán gạt bỏ là hai mặt không thể thiếu một của việc giải quyết vấn đề đạo đức Phật giáo trong xã hội hiện tại.

Kết luận chương 2.

Phật giáo đã gắn bó với dân tộc ta gần hai nghìn năm, cùng biến đổi thăng trầm lịch sử dân tộc. Phật giáo đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc làm phong phú nền văn hoá và tạo nên những truyền thống đạo đức quý báu của dân tộc. Hiện nay, trước những biến đổi lớn của thời đại: Xu hướng toàn cầu hoá, sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, công cuộc đổi mới của đất nước đã khiến cho Phật giáo Việt Nam có nhiều thay đổi. Đó chính là xu thế tất yếu của tôn giáo nói chung cũng như Phật giáo nói riêng.

Nét đáng chú ý nhất của Phật giáo Việt Nam là xu thế tục hoá, Phật giáo đã hướng tới đời sống thế tục nhiều hơn, một số giáo lý, giới luật được sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với điều kiện của cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó là các xu hướng hiện đại hoá, dân tộc hoá và đa dạng hoá. Sự phát triển, sự

khởi sắc của Phật giáo trên đất nước ta hiện nay không phải không có những vấn đề cần chú ý. Trong đạo đức Phật giáo, bên cạnh những giá trị tích cực còn là những mặt tiêu cực, cả hai mặt đó đều đã và đang ảnh hưởng đến đạo đức con người Việt Nam. Làm thế nào để phát huy được những mặt tích cực, mặt nhân bản trong đạo đức Phật giáo, đồng thời khắc phục những tiêu cực của nó là một vấn đề được Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành rất quan tâm.

Với những nghi lễ nghiêm túc, với bản chất từ bi hỷ xả và kêu gọi hướng thiện, Phật giáo đã làm phong phú thêm đời sống văn hoá, đạo đức của dân tộc. Thông qua những sinh hoạt tôn giáo, văn hoá Phật giáo đã có tác dụng làm xích lại gần nhau, đoàn kết cộng đồng dân tộc. Song nó cũng làm cho con người mất đi khả năng sáng tạo và thụ động do tin vào “ nghiệp”, “qủa báo”, “luân hồi”. Yếu tố “ trung tính” dễ ngả nghiêng của nó dễ bị kẻ xấu lợi dụng làm cản trở công cuộc đổi mới và phát triển đất nước hiện nay.

Muốn cho Phật giáo Việt Nam phát triển đúng hơn, phát huy được những giá trị tốt đẹp về mặt đạo đức văn hoá, chúng ta cần thay đổi cách nhận thức về nó, xác định Phật giáo cũng như tôn giáo nói chung còn tồn tại lâu dài cần tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, tôn trọng các nghi lễ Phật giáo, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá Phật giáo. Điều đó đã góp phần củng cố khối đoàn kết dân tộc, động viên đông đảo đồng bào có tín ngưỡng Phật giáo góp phần vào sự nghiệp chung của dân tộc.

Song trong điều kiện hiện nay, tăng cường công tác quản lý tôn giáo Phật giáo bằng pháp luật, ban hành pháp luật và các chính sách tôn giáo với văn hoá đang là điều hết sức cần thiết làm hạn chế đến mức tối đa những mặt tiêu cực, chống mọi hành vi xâm hại đến lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đạo Phật là một tôn giáo nhân bản, giàu tính nhân văn. Lý tưởng của đạo Phật là cứu giúp cho con người thoát khổ, giáo dục tình thương yêu giữa con người với con người, giữa con người với muôn vật. Tư tưởng nhân văn bác ái đó là yếu tố cơ bản giúp Phật giáo dễ dàng chinh phục được lòng người.

Từ khi du nhập vào Việt Nam, đạo Phật đã được người Việt Nam tiếp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 96 - 106)