nước hiện nay quy định.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã thực hiện thành công công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân giành lại được nền độc lập của dân tộc sau hơn 100 năm chịu sự đô hộ của đế quốc thực dân, đưa người dân Việt Nam từ thân phận người nô lệ lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Sau khi thực hiện xong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Đảng ta lại tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm đem lại hạnh phúc thực sự cho nhân dân lao động. Đây là một sự nghiệp cách mạng vĩ đại và đầy khó khăn đặc biệt đối với nước ta một nước với nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, trình độ văn hoá khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, lại chịu sự tàn phá nặng nề của các cuộc chiến tranh. Tuy nhiên toàn Đảng toàn dân ta vẫn kiên quyết một lòng đi theo con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong buổi đầu tiến hành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chúng ta cũng đã mắc phải một số sai lầm, thiếu sót nhưng Đảng cũng đã sớm nhận ra các sai lầm thiếu sót đó và sửa đổi kịp thời. Đảng ta cũng đã xác định được xã hội xã hội chủ nghĩa mà toàn Đảng toàn dân ta xây dựng phải là một xã hội: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân lao động làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, bền vững với quan hệ sản xuất phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, được phát triển toàn diện; các dân tộc
trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Nhận thức được hoàn cảnh đặc thù của dân tộc, Đảng ta cũng đã xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Phải tiến hành đổi mới toàn diện trong đó phải chuyển nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân tộc; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Theo tinh thần đó và nhận thấy cần phải nhanh chóng sửa chữa những sai lầm mắc phải trong thời gian đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ đại hội Đảng VI (1986) Đảng ta đã lãnh đạo toàn thể nhân dân từng bước thực hiện công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện.
Nền kinh tế thị trường là thành quả quan trọng tất yếu nảy sinh từ quy luật cung - cầu trong quá trình phát triển nền kinh tế của nhân loại, là yếu tố cân bằng bên trong giữa sản xuất và tiêu dùng và là cơ sở tạo thành quan hệ điều chỉnh lợi ích giữa cá nhân và xã hội, giữa các nhóm xã hội với nhau. Kinh tế thị trường là sản phẩm của nền văn minh nhân loại nói chung và của chủ nghĩa Tư Bản nói riêng, nó được coi là yếu tố tạo lên những thành tựu vượt bậc về kinh tế của chủ nghĩa Tư bản, tạo nên sự giàu có phồn thịnh của chủ nghĩa Tư bản. Tuy nhiên với việc quá đề cao lợi nhuận, chạy theo lợi ích cá nhân, coi trọng giá trị vật chất, coi trọng đồng tiền... chủ nghĩa Tư bản đã làm bộc lộ và tạo điều kiện cho những mặt trái của nền kinh tế thị trường phát triển. Kinh tế thị trường trở thành yếu tố cơ bản tạo ra những thói hư tật xấu làm xuống cấp về mặt đạo đức tinh thần của quần chúng nhân dân và làm tăng thêm những mâu thuẫn trong lòng xã hội Tư bản.
Việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường với cơ chế mở cửa hội nhập đã làm thay đổi sâu sắc các mối quan hệ xã hội mang tính truyền thống. Nó làm sáo trộn đời sống văn hoá đạo đức tinh thần làm cho nhiều yếu tố đạo đức truyền thống bị phai nhạt và thay vào đó là nhiều yếu tố mới được du nhập vào từ nền kinh tế thị trường Tư bản chủ nghĩa trong đó có không ít các yếu tố mang tính tiêu cực. Chẳng hạn, quan niệm sống đề cao giá trị vật chất thực dụng, con người chỉ thuần tuý chạy theo lợi ích vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần, chạy theo tiền tài, danh vọng mà quên lãng việc hoàn thiện nhân cách “chạy theo thị hiếu thấp kém vì lợi ích vật chất đơn thuần” làm cho mối quan hệ giữa con người với con người đôi khi trở lên lạnh nhạt, “lỏng lẻo”; sự phân hoá giàu nghèo giữa các dân tộc, giữa các vùng kinh tế trong cùng một dân tộc và giữa các cá nhân đang tạo ra các hố sâu ngăn cách về mặt tinh thần cực kỳ to lớn… Những yếu tố tiêu cực ấy không chỉ có tác động đến đời sống vật chất tinh thần của quần chúng nhân dân mà nó còn tác động xấu đến cả các cán bộ công chức nhà nước và cả Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam - Đảng cầm quyền, làm cho một số bộ phận Đảng viên bị tha hoá biến chất,"tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn đang diễn ra nghiêm trọng” [8, tr 22].
Tuy nhiên chúng ta cũng cần khách quan mà nhìn nhận rằng việc chuyển nền kinh tế mang nặng tính chất tự cung tự cấp lên kinh tế hàng hoá diễn ra cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế kế hoạch hoá, tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước - kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quyết định đúng đắn của Đảng ta. Có thể nói chính nền kinh tế thị trường là nhân tố đem lại những thành quả to lớn trong sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của đất nước, cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta. Sau 20 năm đổi mới, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và tương đối toàn diện. “Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
năm sau cao hơn năm trước, bình quân trong 5 năm 2001 - 2005 là 7,51, đạt mức kế hoạch đề ra. Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, các quan hệ và cân đối chủ yếu trong nền kinh tế (tích luỹ - tiêu dùng, thu - chi ngân sách...) được cải thiện; việc huy động nội lực cho phát triển có chuyển biến tích cực, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước vượt dự kiến. Tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh đã làm tăng đáng kể năng lực sản xuất kinh doanh, tạo nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh, hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình lớn về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực và cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Đến năm 2005, tỉ trọng giá trị nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp trong GDP còn 20,9% (kế hoạch 20 - 21%), công nghiệp và xây dựng 41%(kế hoạch 38 - 39%), dịch vụ 38,1%(kế hoạch 41 - 42%).Các thành phần kinh tế đều phát triển..
Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có bước tiến mới rất quan trọng. Một số sản phẩm đã có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Xuất khẩu, nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng khá, tổng kinh ngạch xuất khẩu đạt hơn 50% GDP. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn đầu tư trực tiếp nươc ngoài (FDI) liên tục tăng qua các năm. Đã có một số dự án đầu tư ra nước ngoài”[8, tr 56-57]. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã luôn được giữ vững củng cố và tăng cường. Nên quốc phòng toàn dân đã được giữ vững, người dân có điều kiện phát triển trong môi trường hoà bình; quan hệ đối ngoại của nhà nước ta đã ngày càng được mở rộng. Vị thế nước ta trên trường quốc tế vì thế mà cũng không ngừng tăng cao. Sức mạnh tổng hợp từ nguồn nội lực của đất nước đã tăng lên nhanh chóng. Chính trị xã hội ổn định, điều đó đã giúp cho “hệ số tín nhiệm quốc gia của Chính phủ Việt Nam tăng một bậc so với mức đã duy trì trong suốt 7 năm qua (từ 1998 đến nay)” [www.tuoitre.com.vn/kinhtế. ngày 9/7/2005]. Tuy nhiên để thực hiện thành công mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” chúng ta vẫn phải phát huy mọi tiềm
năng nội lực của mình để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để có thể phát huy tối đa các yếu tố tích cực hạn chế các yếu tố tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Trong đó điểm đặc biệt quan trọng là chúng ta phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể đưa nền kinh tế của chúng ta phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới, trên cơ sở đó tạo ra các tiền đề cho công cuộc đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với một quốc gia mà nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu chiếm tỷ trọng lớn như nước ta đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có được một nguồn nhân lực có chất lượng cao như đại hội Đảng lần VIII của Đảng đã xác định muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạng lưới giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định “xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi” [8, tr 102-103], “ xây dự và hoàn thiện giá trị, nhân cách của con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế” [8, tr 106]. Đó là những người có trí tuệ cao, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng làm chủ các thành tựu khoa học công nghệ của nhân loại và quan trọng phải có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng vững vàng, luôn trung thành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, kiên định về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta. Do đó trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chúng ta không chỉ chú trọng phát triển khoa học kỹ thuật mà còn phải chú trọng phát triển đới sống văn hoá đạo đức tinh thần, tạo ra môi trường sống thuận lợi đầy tính nhân văn, tạo ra những yêu cầu thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của con người, của nguồn nhân lực. Đó là yếu tốt thiết yếu để có thể có được những “con người xã hội chủ nghĩa” “vừa hồng vừa chuyên” như chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn khi chúng ta thực hiện sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội “Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có những con người xã hội chủ nghĩa” [14, tr 310].
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là một sự phản ánh tồn tại xã hội vào đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân và bản thân đạo đức cũng là một phạm trù có tính lịch sử, là sản phẩm của điều kiện kinh tế - xã hội ở từng giai đoạn, từng thời đại khác nhau. Trong từng thời đại, đạo đức luôn được coi là bộ phận cốt lõi của đời sống văn hoá tinh thần của xã hội, là yếu tố hoàn thiện nhân cách, điều chỉnh hành vi của con người.
Trong điều kiện hoàn cảnh nước ta hiện nay khi chúng ta đã và đang tiến hành xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế nhằm xây dựng nhà nước của dân do dân và vì dân, điều kiện hoàn cảnh đó đã làm xuất hiện một cơ chế đạo đức điều chỉnh hành vi mới, kích thích phát triển phẩm chất ưu tú của cá nhân bảo đảm cho cá nhân lựa chọn các hành vi đạo đức chân chính trong hoàn cảnh phức tạp của các quan hệ lợi nhuận.
Cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hướng tới xác lập các quan hệ đạo đức mà ở đó, cá nhân phải có trách nhiệm với sản phẩm của mình, ngăn chặn mọi sự làm dối, làm ẩu phương hại đến sản xuất và tiêu dùng. Như vậy, định hướng xã hội chủ nghĩa trong cơ chế thị trường của chúng ta có liên quan đến ý thức tự giác, tính năng động xã hội và trách nhiệm đạo đức không những của các hành vi cá nhân, mà còn phát triển các giá trị đạo đức tốt đẹp của xã hội. Cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải xác lập trong hệ chuẩn mực đạo đức của nó sự phát triển các giá trị đạo đức truyền thống, tiếp thu các tinh hoa đạo đức hiện đại, gắn lợi ích của cá nhân với lợi ích cộng đồng, coi đó là điều kiện phát triển các giá trị đạo đức cá nhân.
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là thành quả phát triển của lực lượng sản xuất và có sự tác động đáng kể đến các quan hệ xã hội, làm cho tính tích cực của cá nhân không ngừng được nâng cao, các giao tiếp xã hội mang nhiều nội dung mới. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá được tiến hành trong điều kiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi mỗi cá nhân không chỉ năng động hơn, nâng cao trình độ học vấn hơn, mà trách nhiệm đạo đức trước
xã hội phải cao hơn. Các định hướng giá trị mới do công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo ra đòi hỏi con người phải có trách nhiệm hơn không chỉ trong lao động sản xuất, mà cả ứng xử đạo đức đối với môi trường sống. Các quy trình công nghệ mới luôn đòi hỏi trách nhiệm đạo đức cao, đòi hỏi con người phải sản xuất tốt hơn và giữ gìn trong sạch hơn cho môi trường sống của chúng ta. Nội dung mới của cơ chế phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải có chuẩn mực đạo đức mới nhằm điều chỉnh tính tích cực của các hành vi cá nhân và đánh giá các hành vi đó; phải kích thích được tính tích cực đạo đức của các cá nhân và loại bỏ những khoảng chống cho các tiêu cực đạo đức xuất hiện.
Ở nước ta, thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã làm thay đổi nhiều giá trị chuẩn mực đạo đức trong việc điều chỉnh các hành vi cá nhân. Các chuẩn mực cũ không còn phù hợp đã mất đi, các chuẩn mực mới ra đời trong đó không ít "sự lệch chuẩn" đã xuất hiện trong đời sống đạo đức. Trong các sự lệch chuẩn, có sự lệch chuẩn không đúng đắn, có cả sự lệch chuẩn trưởng thành và cá biệt một số lĩnh vực các chuẩn mực còn mờ nhạt hoặc rơi vào vô chuẩn. Điều đó đòi