1.2. Nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo và những giá trị của nó
1.2.1. Lòng yêu thương con người, tin ở bản chất hướng thiện và khả năng chuyển ác thành thiện của con người
Nêu cao tinh thần bình đẳng giữa mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội . Đạo Phật ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VI (trCN), đây là thời kỳ Ấn Độ có phát triển hơn hẳn về mọi mặt so với các nước trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ. Vào thời kỳ này, ở Ấn Độ chế độ chiếm hữu Nô lệ mang tính chất gia trưởng kiểu Phương đông khá phát triển; nhất là trong thời kỳ thống nhất
của các vương triều Magadha và Maurya, chế độ nô lệ đó cũng tàn bạo và hà khắc không kém bất cứ chế độ nô lệ nào trong lịch sử nhân loại.
Cùng với chế độ Nô lệ kiểu gia trưởng Phương Đông trong xã hội Ấn Độ lúc này còn tồn tại chế độ phân biệt đẳng cấp (Varna) hết sức khắc nghiệt với cơ sở tôn giáo là giáo lý của đạo Balamôn. Chế độ phân chia đẳng cấp đã góp phần quy định cơ cấu, trật tự của xã hội Ấn Độ, nhưng cũng đồng thời làm cho một bộ phân dân chúng của Ấn Độ phải chịu đời sống nô dịch. Người dân lao động không chỉ bị áp bức, thống trị trong đời sống xã hội, bị bóc lột hà khắc sức lao động mà còn bị bóp nghẹt trong đời sống tinh thần bởi chính chế độ phân biệt đẳng cấp!
Chế độ phân biệt đẳng cấp (Varna) của xã hội Ấn Độ là chế độ dựa trên sự phân biệt về chủng tộc, màu da, dòng tộc, huyết thống, nghề nghiệp, tôn giáo, tục cấm kỵ về hôn nhân, quan niệm về sạch sẽ….Nó được hình thành trong quá trình người Aryan chinh phục và thống trị người Dravidian, cũng như trong quá trình phân hoá xã hội ngày càng sâu sắc giữa quý tộc và thường dân Aryan.
Theo thánh điển của đạo Bàlamôn (Brahmams) và theo bộ luật Manu (luật của xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ) đã chia xã hộ thành bốn đẳng cấp lớn.
- Bàlamôn (brahmamas): gồm tăng lữ, những người hoạt động tôn giáo.
- Sỏt đế lỵ (Ksastryas): gồm vua quan cai trị thế quyền và tầng lớp vừ sĩ, binh lính.
- Vệ xá (Vaisyas): gồm dân tự do - làm nông nghiệp, người làm nghề buôn bán, thợ thủ công.
- Thủ đà la (Soudras): là những người bại trận và con cháu của họ, những người bị phá sản, không có tư liệu sản xuất, đứng ngoài công xã.
Đạo Balamôn cho rằng sự phân chia đẳng cấp này là do ý trí của thượng đế (Phạm thiên), mỗi một đẳng cấp được sinh ra từ một bộ phận khác nhau của Phạm thiên: Balamôn được sinh ra từ mồm, Satđếlỵ được sinh ra từ tay, Vệ xá được sinh ra từ bắp đùi còn Thủđala thì được sinh ra từ bàn chân…Sự
phân biệt giữa các đẳng cấp thể hiện không chỉ ở quyền lợi kinh tế, địa vị xã hội mà ở trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: giao tiếp, đi lai, ăn mặc, sinh hoạt thậm chí cả ở cách đặt tên… Sự phân biệt đó đã quy đinh ba đẳng cấp trên trở thành giai cấp bóc lột và thống trị trong xã hội, trong đó nổi bật là những đặc quyền đặc lợi của đẳng cấp Bàlamôn; đẳng cấp được coi là cao quý nhất, trong sạch nhất sánh ngang với thần thánh. Đẳng cấp Thủ đà la là đẳng cấp ở địa vị tận cùng của xã hội, làm nô lệ cho ba đẳng cấp trên, sự bất bình đẳng đó đã làm nảy sinh trong những người thuộc đẳng cấp Thủ đà la tâm lý oán ghét chế độ đẳng cấp đương thời và muốn được giải thoát khỏi chế độ đó.
Nếu như trong quan hệ với tự nhiên đứng trước những lực lượng tự nhiên đa dạng, khắc nghiệt và đầy bí ẩn luôn gây cho con người những tai hoạ khủng khiếp và những bất trắc khôn lường, người dân Ấn Độ với trình độ sản xuất lạc hậu, trình độ nhận thức thấp kém, đã thấy thân phận mình thật mong manh nhỏ bé; thì trong quan hệ xã hội, với chế độ phân biệt đẳng cấp hà khắc người dân Ấn Độ càng cảm thấy cuộc đời đầy dẫy bất công, khổ đau và quá ngắn ngủi. Họ mong muốn thoát khỏi tình trạng đó nhưng đứng trước những lực lượng tự nhiên và xã hội khắc nghiệt, tàn bạo họ không thể tìm thấy chỗ dựa cho cuộc đời mình.
Đạo Phật ra đời là tiếng nói của những tầng lớp xã hội bị áp bức, Phật giáo luôn công nhận quyền bình đẳng của con người, coi mọi người trong xã hội là như nhau, đều mong muốn có được hạnh phúc bất kể là ở tầng lớp hay giai cấp nào đi chăng nữa. Trong mối quan hệ xã hội mọi người phải luôn lấy tinh thần “bình đẳng” làm tiêu chí để ứng xử, không phân biệt người trên kẻ dưới. Mọi người phải luôn tìm cách đem thương yêu đến với người khác, chỉ có như vậy thì chính mình mới tìm được hạnh phúc. Đây chính là điểm khác biệt nhất của Phật giáo so với các tôn giáo khác. Đức Phật đã tuyên bố rằng:
các người là Phật sẽ thành, ta đây là Phật đã thành (Bồ Tác giới kinh) hay: tất cả chúng sinh đều có Phật tính (Kinh Pháp hoa)... như vậy Phật đã đề cao tính bình đẳng tuyệt đối giữa tất cả mọi người với nhau và mọi người cũng đều bình đẳng với cả “Phật”.
Trong các tôn giáo khác đôi khi tinh thần bình đẳng cũng thường được đề cao nhưng hầu như đều bị giới hạn bởi chính các quan điểm tư tưởng của các tôn giáo đó. Như trong Cơ Đốc giáo; tôn giáo lấy Chúa trời làm đối tượng thờ phụng và là trung tâm cho giáo lý của mình, “bình đẳng” được đề cập đến với tinh thần “mọi người đều bình đẳng trước Chúa”. Như vậy ở đây vẫn có một sự phân biệt giữa Chúa và mọi người vẫn thừa nhận sự khác biệt - bất bình đẳng giữa Chúa và người. Nói cách khác Đạo Cơ Đốc (nói đến sự bình đẳng trong tinh thần) công nhận một đấng sáng tạo ban phát cho con người quyền bình đẳng - chính đây cũng có thể coi là một sự bất bình đẳng. Hay như trong Nho giáo, một tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng ở Trung Quốc và hầu hết các nước ở Châu Á. Khổng Tử (ông tổ của đạo Nho) khi bàn về vấn đề bình đẳng, ông có công nhận sự bình đẳng trong xã hội thậm chí còn tuyệt đối đề cao nó nhưng đó cũng không phải là sự bình đẳng giữa tất cả mọi người trong xã hội mà đó là sự bình đẳng trong từng đẳng cấp. Ông chia xã hội ra thành hai loại người Quân tử và Tiểu nhân; những phẩm chất cao đẹp thì ở người Quân tử còn những người tính cách hèn hạ thì ở người Tiểu nhân, không thể có sự bình đẳng giữa những người dân thường và tầng lớp thống trị hay những kẻ Tiểu nhân và người Quân tử.
Đức Phật Thích Ca có thể được coi là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã ra sức đấu tranh cho tự do và công bằng xã hội, cho sự bình đẳng giữa giai cấp và giữa con người với con người (công bằng trong tu luyện, bình đẳng trong giải thoát). Trong xã hội Ấn Độ cổ đại có quá nhiều đẳng cấp, Phật giáo ra đời chính là sự công nhận quyền bình đẳng giữa con người với con người mặc dù chỉ trong lĩnh vực tinh thần; là tiếng nói của đại đa số quần chúng nhân dân lao động trong xã hội, là sự phản kháng lại chế độ đẳng cấp nghiệt ngã trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Tinh thần bình đẳng là một điểm son quý giá trong giáo lý Phật giáo góp phần quan trọng đưa Phật giáo lên hàng Tụn giỏo Thế giới. Tinh thần bỡnh đẳng đú khụng chỉ thể hiện rừ trong giỏo lý nhà Phật mà cũn thể hiện rừ trong tõm hồn của đức Phật. Ngài núi
“không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có đẳng cấp trong dòng
nước mắt cùng mặn, con người sinh ra không phải đã mang sẵn trong bào thai dây chuyền ở cổ hay dấu tika (dấu hiệu quý phái của dòng họ Bà La Môn - người viết) trên trán” [22, tr 115].
Tinh thần bình đẳng đó không chỉ là lời nói suông của đức Phật mà nó còn được chứng minh bằng những hành động thực tiễn của đức Phật nói riêng và những người Phật tử nói chung. Ta có thể dễ dàng nhận thấy điều đó trong những cư xử của đức Phật với mọi người, ngài luôn lấy tinh thần Từ bi bình đẳng lên làm đầu trong phương châm đối xử, đối với ngài không bao giờ có sự phân biệt giữa kẻ oán và người thân. Người thu nhận cả những kẻ định sát hại mình, cả những người thuộc dòng họ thấp hèn vào làm đệ tử của người như đối với Ưu Bà Li (một người làm nghề cạo râu cho dòng họ Thích ca). Tương truyền khi đức Phật nhận Ưu Bà Li vào hàng đệ tử của mình có nhiều đệ tử đã hỏi đức Phật rằng “Ưu Bà Li thuộc dòng họ thấp hèn sao lại đứng ngang hàng với dòng họ cao quý?” Đức Phật đã trả lời rằng “bốn dòng sông lớn chung vào một biển đều thành nước mặn, người bốn họ xuất ra đều là thành họ Thích ca cả” [2, tr 152].
Những tư tưởng về sự bình đẳng của đạo Phật là một sự lên án, phủ nhận mạnh mẽ với chế độ phân chia đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ đương thời, là tiếng nói của những người dân cùng khổ trong xã hội. Cùng với việc đưa ra các tư tưởng phủ nhận chế độ đẳng cấp Phật giáo còn đề cao vai trò của con người, tin vào khả năng tu tập để giải thoát của con người.
Đề cao con người, tin vào khả năng tu tập để giải thoát của con người.
Khác với tất cả các tôn giáo khác, đức Phật khi sáng tạo ra tôn giáo của mình không tự nhận mình là vị “Thần”, “Thượng đế”, “Thượng đế nhập thể”…, hay là người được nhận “Thiên khải” từ bất kỳ một vị thần linh hay quyền năng nào. Đức Phật chỉ nhận mình là một con người, hoàn toàn chỉ là một con người. Ngài cũng tuyên bố rằng, tất cả những gì Ngài thực hiện được, đạt được hoàn toàn đều là nhờ vào nỗ lực và trí tuệ. Sự tu tập chỉ nhằm một mục đích duy nhất là trở thành một con người tinh khiết và giản dị, thoát khỏi mọi dục vọng của cuộc sống.
Trong quan niệm của Đạo Phật, vị trí con người là tối thượng, con người là sinh vật cao nhất thậm chí còn cao hơn cả các vị “trời” (Devas) về trí tuệ và sức mạnh. Tại sao vậy? Bởi vì chỉ có con người mới có thể làm mở mang trí tuệ một cách trọn vẹn và đạt tới sự tỉnh thức cao nhất (Giác Ngộ). Chẳng có một loài sinh vật nào có thể có được khả năng suy nghĩ lôgic, có được tư duy lý luận như con người. Tiềm năng của con người là vô cùng rộng lớn, khả năng tâm trí mà con người sở hữu có thể mở mang rộng lớn, chính vì vậy mà con người không cần lệ thuộc vào bất kỳ một sinh vật siêu nhiên nào. Đức Phật khuyên chúng ta rằng, nếu muốn tìm chỗ nương tựa thì hãy tìm trong chính bản thân mình, tự mình trở thành chỗ dựa cho chính bản thân mình:
người là nơi nương tựa của chính minh, còn ai khác có thể làm nơi nương tựa? Sự giải thoát của con người phải phụ thuộc vào chính sự giác ngộ chân lý của bản thân thông qua tu tập chứ không phải do ân huệ của thần linh hay bất kỳ một quyền năng bên ngoài nào ban thưởng cho. Đức Phật luôn khuyến khích và cổ vũ mỗi người hãy tự tu tập và tìm sự giải thoát cho chính bản thân mình khỏi mọi sự ràng buộc và cán dỗ bằng trí tuệ và nỗ lực của bản thân.
Ngài dạy rằng: Các người lên làm công việc của mình, vì các đức Như Lai chỉ dạy con đường mà thôi. Chính vì nguyên tắc trách nhiệm cá nhân này mà đức Phật đã cho các đệ tự của minh hoàn toàn tự do trong con đường tu tập. Phật không bao giờ ép buộc mọi người tin theo giáo lý của minh, Phật luôn khuyên mọi người phải biết nghi ngờ thậm chí cần phải xét đoán ngay cả đức Như lai (đức Phật) để có thể hoàn toàn tin chắc giá trị của vị Thầy mà mình đang theo.
Khi truyền đạo cho những người Kalamas đức Phật đã dạy rằng: Hỡi những người Kalamas đừng để bị lôi cuốn bởi những lời thuật lại, hay bởi truyền thống, hay bởi những lời đồn. Đừng để bị dắt dẫn bởi uy quyền của kinh điển hay bởi lý luận suông, hay bởi sự suy luận, hay bởi sự xét đoán bề ngoài hoặc bởi những thớch thỳ trong những quan niệm vừ đoỏn, hay bởi những gỡ cú vẻ đáng tin, hay bởi ý nghĩ “đây là thầy ta”. Nhưng hỡi Kalamas, khi nào các người tự biết rằng những gì đó là ác, sai, xấu, thì hãy dứt bỏ chúng… và khi
các người tự mình biết rằng những gì đó là thiện, là tốt thì hãy chấp nhận và theo chúng.[46, tr 4]
Đề cao vai trò của con người, đặt con người ở vị trí tối thượng, đức Phật cũng đồng thời khẳng định khả năng tự giải thoát của mỗi người “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”! Theo quan điểm của Phật giáo, con người ta ai cũng như ai không phải do thượng đế hay một đấng siêu nhiên nào đấy sinh ra mà là trạng thái kết hợp của Ngũ uẩn: Sắc, thụ, tưởng, hành, thức và được chia thành hai phần sinh lý và tâm lý. Phần Sinh lý - “Sắc uẩn” là thần sắc, hình tướng được giới hạn trong không gian bắng xương, thịt, da được tạo thành từ bốn yếu tố vật chất (sách Phật gọi là “tứ đại”): địa (đất), thuỷ (nước), hoả (lửa), phong (gió) bốn yếu tố này kết hợp với nhau tạo nên hình tướng, thần sắc, cơ thể vật chất của chúng ta; ví dụ như: nước tạo thành chất lỏng: máu, mật, mồ hôi…, hoả tạo ra thân nhiệt, gió tạo ra hơi thở….
Phần Tâm lý, hay tinh thần gồm: thụ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn được biểu hiện bằng “thất tình”: hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục. Con người cũng như tất cả các sinh vật khác trong vũ trụ đều phải tuân theo quy luật: sinh, trụ, dị, diệt mà thực chất đấy chính là sự giả hợp của Ngũ uẩn. Tuy nhiên, con người do bị tâm Vô minh che lấp nên có những quan niệm sai lầm về cái Ta, từ đó làm sản sinh ra các dục vọng, ham muốn, khát khao…tìm cách níu kéo các sự vật về mình để thoả mãn cái dục vọng. Chúng sinh không nhận biết được rằng ái dục là nguồn gốc của khổ đau, họ cho rằng chỉ có đam mê mới làm cho họ hạnh phúc, không có đam mê thì đời sống thật buồn chán…. Ham muốn dục vọng, bị dục vọng chi phối làm cho chúng sinh rơi mãi vào vòng luân hồi nghiệp báo không dứt. Vì vậy chỉ cần diệt trừ được tâm Vô minh, có được cái nhìn đúng đắn về sự vật hiện tượng, nhận thức được bản chất của con người và thế giới xung quanh là con đường mà mỗi chúng sinh có thể đạt đến sự giải thoát cao nhất, đạt đến được Niết bàn.
Khẳng định mọi người đều có thể giải thoát, sự giải thoát ấy theo quan điểm của Phật giáo không phải do một đấng siêu nhiên hay thần lực nào bên ngoài ban cho mà sự giải thoát là ở khả năng tu tập của chính bản thân mỗi
con người. Đức Phật dạy rằng: “hãy tự mình làm ngon đèn cho chính mình, hãy y tựa chính mình, không y tựa vào một ai khác. Hãy lấy Chánh pháp làm ngọn đèn, hãy lấy Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một cái gì khác” [35, tr 8]. Mọi người đều có trí tuệ và có khả năng tự học đạo, tự tịnh tấn trong con đường tu tập, bản thân đức Phật sự giác ngộ của Ngài cũng là nhờ sự tu tập của bản thân, Ngài diễn tả “không chỉ Alara Kalama (một vị đạo sư thời danh lúc bấy giờ) có lòng tin, Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ Alara Kalama có niệm, Ta cũng có niệm. Không chỉ Alara Kalama có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy Ta hãy cố gắng để chứng cho đươc pháp mà Alara Kalama, sau khi tự tu, tự chứng tự đạt đã tuyên bố. Rồi này các Tỳ kheo, không bao lâu, Ta tự tri, tự chứng, tự đạt Pháp ấy một cách mau chóng. Ta an chú” [40, tr 164b]. Sự giải thoát là giải thoát của bản thân do chính nỗ lực của bản thân mà có được. Đức Phật còn cho rằng mọi sự cầu xin và ước vọng không có lợi gì đối với việc tu tập, thực hành Chánh pháp và cả với những ước vọng thế gian. Đức Phật chỉ ra rằng: Nếu có người làm điều ác thì dù có cầu xin cho được sinh thiện thú, thiện giới thì cũng vô ích vì người làm điều ác sẽ phải chịu nhân - quả báo ứng, bị đày vào địa ngục; ví như người ta quăng một tảng đá vào hồ nước, rồi cầu xin cho tảng đá ấy nổi lên. Sự cầu khẩn ấy là vô ích vì người làm điều ác sẽ phải chịu quả báo cũng như hòn đá với sức nặng của nó không thể nổi lên trong hồ nước được. Trái lại, nếu một người từ bỏ hạnh ác, chuyên tâm thực hiện hạnh lành thì dù cho có một quần chúng đông đảo đến cầu xin cho người ấy bị đày vào địa ngục... thì lới cầu khẩn ấy cũng không được thành tựu, "Ví như một người nhấn chìm một ghè dầu vào trong hồ nước rồi đập bể ghè dầu ấy, thời số dầu ấy sẽ nổi lên mặt nước. Dẫu cho có một quần chúng đông đảo đến cầu xin, cầu khẩn, chắp tay, cầu rằng số dầu ấy hãy chìm xuống đáy nước" [20, tr 313]. Như vậy sự cầu khẩn, ước nguyện không có tác dụng gì trong con đương tu tập giải thoát, muốn đạt được những ước nguyện trên con đường giải thoát mỗi người phải dựa vào chính nỗ lực của bản thân mình.
Đức Phật, những bậc đạo sư chỉ là người hướng dẫn, là người thầy chứ không phải đấng toàn năng ban phát sự màu nhiệm.
Tóm lại: Trong quan niệm của Phật giáo, con người có một vị trí tối thượng, bản thân mỗi con người đều có thể đạt được giải thoát nếu biết tu tập