1.2. Nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo và những giá trị của nó
1.2.2. Những phương diện của giáo lý Phật giáo thể hiện đạo đức Phật giáo
Phương diện thái độ nhân sinh: Từ bi, hỷ xả.
Khi nghiên cứu các giáo lý của đạo Phật chúng ta có thể nhận thấy yếu tố luôn luôn được nổi lên hàng đầu trong tất cả các giáo lý nhà Phật, đó chính là tinh thần Từ bi - Hỷ xả. Đây cũng chính là vấn đề có nhiều ý kiến tranh luận trong nghiên cứu. Có ý kiến cho rằng: Tinh thần Từ bi trong giáo lý Đạo Phật là một tư tưởng mang tính chất bi luỵ, yếu mềm, tiêu cực... nhưng thực tế khi nghiên cứu một cách sâu sắc và khách quan về giáo lý nhà Phật ta thấy rằng tư tưởng Từ bi trong giáo lý nhà Phật lại mang những nghĩa hoàn toàn khác. Từ bi trong giáo lý nhà Phật được hiểu là: Từ năng dữ nhất thiết chúng sinh chi lạc, bi năng bạt nhất thiết chúng sinh chi khổ nghĩa là:
Từ (Maittri) là cho vui tất cả chúng sinh, ban cho sự vui vẻ hiền hoà, thể hiện lòng khoan dung độ lượng.
Bi (Karuna) là thương xót cứu giúp, diệt trừ cái khổ cho mọi người.
Hỷ (Mudia) nghĩa là vui vẻ, không ganh tỵ hiềm khích trước hạnh phúc, thành tựu của người khác.
Xả (Mpekha) là thanh thản không luyến ái, không tức giận trong phiền não.
Từ, Bi, Hỷ, Xả là thái độ cùng vui cùng buồn với tất cả chúng sinh không phân biệt sang hèn....Đấy là tinh thần đem lại hạnh phúc cho mọi người, mọi loài, cứu khổ cứu nạn cho tất cả chúng sinh và quên đi những lợi ích vị kỷ (của cá nhân mình), lấy việc đem lại hạnh phúc cho mọi người làm hạnh phúc cho bản thân mình. Đó là lòng thương rộng lớn vô biên, là động lực khiến người ta đem hết mọi khả năng phương tiện… để làm cho chúng sinh thoát khỏi nỗi khổ trầm luân và đạt hạnh phúc viên mãn. Do đó từ, bi, hỷ, xả được coi là nền tảng đạo đức của đạo Phật, hay có thể nói rằng, đạo đức Phật giáo là đạo của những tấm lòng từ bi hỷ xả “đại từ, đại bi” là nền đạo đức lấy tình thương bao la của con người đối với con người, của con người đối với muôn
loài… làm trung tâm. Chính nhờ tình thương rộng lớn này mà có những sự hy sinh bản thân mình để đem lại hạnh phúc cho người khác, cho dân tộc cho nhân loại. Có thể nói tất cả những sự hy sinh cho hạnh phúc của người khác, cho niềm vui của toàn nhân loại xét đến cùng đều xuất phát từ lòng từ, bi, hỷ, xả. Đức Phật luôn luôn răn dạy tất cả các đệ tử của mình nói riêng và cả nhân loại nói chung, không những cần có lòng Từ bi mà phải thể hiện lòng Từ bi đó ra thành lối sống, thành hành động trong cuộc sống thực tiễn của con người.
Lối sống Từ Bi - Hỷ xả, tinh thần đại từ đại bi của Đạo Phật không chỉ được thể hiện trong lối ứng xử giữa con người với con người mà nó còn thể hiên ra trong việc đối xử với thiên nhiên vạn vật, với cỏ cây và với cả những loài vô tri vô giác. Đức Phật luôn răn dạy các đệ tử của mình rằng “Bất trảm phạt thảo mộc, khai thổ quật địa” (kinh di giáo), đó chính là tinh thần bất hại (ahimsa) đối với mọi chúng sinh. Theo quan niệm của Phật giáo mọi sự sống điều có giá trị thiêng liêng và con người chỉ là một dạng của sự sống tồn tại bên trong các dạng sự sống khác mà thôi. Vì vậy nếu con người mà ra tay gây thiệt hại đối với các dạng sự sống khác thì cũng như gây thiệt hại cho chính mình và sẽ phải trả giá. Tuy nhiên con người cũng như mọi loại sinh vật khác đều phải sống phải tồn tại vì vậy đều phải chấp nhận quy luật sinh tồn, phải tiêu diệt sinh vật khác để kiếm cái ăn cái mặc, để giành sự sống về phía mình.
Nhận thức được điều đó nên trong quan điểm của Phật giáo “Bất hại” không có nghĩa là không đụng chạm tới mà mang nghĩa là không tàn hại phá huỷ tức là phải có một “thái độ” đúng đắn trong các hành động nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu của mình. Đức Phật yêu cầu chúng ta phải biết nhu cầu của mình và phải biết thế nào là đủ. Điều đó không chỉ mang lại hạnh phúc cho mình mà còn đem lại cả sự an vui cho người khác, sinh vật khác. Người nói “Này các tỳ kheo dùng đồ ăn, thức uống của thí chủ, phải coi như uống thuốc, ngon không ham, dở không bỏ, như ong lấy nhị hoa chỉ lấy vị ngọt mà không làm tổn thương hương sắc” (kinh di giáo). Đó chính là lời dạy của Đức Phật đối với những đệ tử của mình và cũng chính là lời dạy đối với mỗi chúng ta trong
quan hệ ứng xử với thiên nhiên. Chúng ta cần có quan điểm khoa học đúng đắn khi ứng sử với giới tự nhiên, không nên lấy quan điểm con người là trung tâm của vạn vật. Thế giới tự nhiên chỉ là công cụ để nuôi sống con người, con người quan tâm đến sinh vật chỉ nhằm mục đích phục vụ cho chính bản thân mình “nhân dưỡng vật, vật dưỡng nhân”... làm phương châm trong ứng xử với vạn vật. Thực tiễn hiện nay đã cho chúng ta thấy hậu quả của việc con người huỷ hoại thiên nhiên, vì vậy theo quan điểm của Đạo Phật con người cần có một lối sống hài hoà với thiên nhiên, coi mình chỉ như là một bộ phận của tự nhiên mà thôi. Lòng Từ Bi không chỉ được thể hiện với con ngươi mà phải được thể hiện với cả vạn vật trong giới tự nhiên.
Tóm lại, biểu hiện đầu tiên của lối sống Từ bi - hỷ xả trong giáo lý nhà Phật chính là ở tinh thần yêu thương giữa người với người, và giữa con người với thiên nhiên vạn vật....
Tuy nói rằng con người phải sống bình đẳng với nhau và phải luôn có lòng Từ bi đối với vạn vật nhưng trong thực tế cuộc sống không phải mọi người đã nhận thức điều đó, phần nhiều chúng sinh vẫn còn chìm đắm trong những dục vọng tầm thường của cuộc sống, vẫn mang nặng trong nội tâm ba độc là: Tham - Sân - Si. Đó chính là nguyên nhân sâu xa mang lại khổ đau cho con người vì vậy cần phải tìm cách diệt trừ nó.
Với tinh thần Từ bi của mình Đạo Phật đã chỉ ra cho chúng sinh con đường đem lại kiến giải và tri thức, đưa đến an tĩnh, trí tuệ, giác ngộ, Niết Bàn và tìm cách hướng chúng sinh đi theo những con đường đó: Bát chính đạo, ngũ giới.... Đó chính là tính từ bi - hỷ xả trong giáo lý của đạo Phật.
Qua sự phân tích ở trên ta thấy rằng từ, bi, hỷ, xả không chỉ đơn thuần là các giáo lý của nhà Phật mà nó còn là đạo đức lối sống của mỗi người, là con đường giúp mọi người đạt được hạnh phúc trong cuộc đời từ sự bình yên của tâm hồn.
Phương diện giới luật: Ngũ giới.
Để tu dưỡng điều thiện và ngăn ngừa các tư tưởng tà ác, bất chính... Đức Phật đã chế định ra năm điều ngăn cấm đối với Phật tử nói riêng và toàn thể
chúng ta nói chung - năm điều cấm ấy ta gọi là Ngũ giới. Ngũ giới có một vị trí đặc biệt quan trọng, nó được coi như năm thành trì ngăn chặn cho chúng ta không đi vào con đường ác, là năm hàng rào ngăn không cho ta rơi vào vực sâu tội ác... trên con đường tu hành và giải thoát. Đó là nền tảng ban đầu có tính định hướng đối với việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của Phật tử.
Thực hiện tốt Ngũ giới thì mới có cơ sở vững chắc để thực hiện các giới khác, chưa thực hành Ngũ giới, đặt mình trong xu hướng vận động của Ngũ giới thì với các giới khác cũng không thể thành lập được, không thể thực hiện được.
Hoà thượng Thích Thanh Tứ đã phát biểu rằng: Ngũ giới là cơ bản đạo đức của người Phật tử khi bước chân trên con đường giác ngộ giải thoát: Thiếu căn bản đạo đức này dù chúng ta có nói đạo đức cao siêu đến đâu cũng là lời nói rỗng
Ngũ giới là: không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu.
- Không sát sinh.
Đây là giới cấm thứ nhất, Phật khuyên chúng ta không được giết hại sinh mạng của muôn loài vì sinh mạng có một vị trí vô cùng quý báu, nhất là sinh mạng người, tất cả mọi nhu cầu đều bắt nguồn từ sự sống. Tiêu diệt sự sống của sinh mạng này để tô bồi cho sinh mạng khác là một điều ác không hợp đạo lý.
Lý do của việc “cấm sát sinh”
Tôn trọng sự công bằng: Theo quan điểm của đạo Phật thì “không sát sinh” được hiểu theo một nội hàm chung nhất là: không sát hại sự sống về mọi phương diện, không cướp đoạt, làm tổn hại đến sinh mạng kẻ khác. Giới thứ nhất cũng chỉ rừ khụng sỏt sinh là đó cú sinh mạng thỡ dự vật gỡ chỳng ta cũng không nên “cố ý sát hại”. Vạn vật đều có sinh mạng và đều yêu quý sinh mạng của mình vì thế nếu ta không muốn ai làm hại ta thì cũng đừng làm hại ai cả
“không có sự vui mừng nào hơn sự vui mừng khỏi bị giết. Cũng chẳng có ân huệ nào hơn ân huệ không hại mạng” [30, tr 312]. Đó chính là lẽ công bằng mà việc
“không sát sinh” mang lại.
Tôn trọng sự bình đẳng: Đạo Phật quan niệm rằng “nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính” tức là tất cả chúng sinh đều có Phật tính bất kể đẳng cấp, hình dạng... Phật tính muôn loài là bình đẳng vậy nên không thể có một lý do nào để có thể cho rằng Phật tính ở con người cao hơn ở con vật, ở giai đoạn này có giá trị hơn ở giai đoạn kia, màu da này có giá trị hơn màu da khác....
Giết hại vạn vật là giết hại Phật tính của muôn loài và của chính bản thân mình. Không sát sinh là không sát hại Phật tính, tức là đã tôn trọng sự bình đẳng giữa con người với con người, con người với vạn vật.
Nuôi dưỡng tâm từ bi: Đức Phật ngăn cấm các đệ tử của mình, không cho sát hại những sinh vật khác vì bất cứ lúc nào hễ đem tâm giết hại (sát sinh) là lúc ấy lòng độc ác đã đạt đến cực độ, tâm Từ bi bị bóp chết. Vì vậy nếu còn mang tâm sát sinh là tự mình giết chết lòng Từ bi của mình, giết đi nhân tính, lòng thương yêu trong tâm hồn mình, và chỉ có lòng Từ bi mới đủ sức mạnh để cứu chúng sinh ra khỏi bể trầm luân được.
Tránh Nhân - Quả báo ứng: Khi một người giết hại một người khác hay một sinh vật thì sự oán hận tràn trề không thể dập tắt được. Họ có thể bị giết do nhiều nguyên nhân khác nhau: Cô thế, yếu sức... nhưng dù là nguyên do gì đi chăng nữa họ cũng đem lòng oán hận và tìm cách trả thù hay con cái, thân nhân của họ sẽ báo thù... cứ thế họ sẽ rơi mãi vào vòng trầm luân, không cách nào thoát ra được. Thế nên Đức Phật cho rằng: con người càng tạo nghiệp sát thì càng dấn sâu vào vòng luân hồi không dứt “Người thường sanh tâm sát hại, càng tăng trưởng nghiệp khổ, mãi soay vẩn trong sinh- tử, không có ngày ra khỏi” (Kinh Lăng già). Tóm lại, để tránh được vòng nhân quả báo ứng thì phải tránh sát sinh.
Đó là lý do tại sao Đức Phật cấm các đệ tử của mình sát sinh, và khuyên tất cả mọi người không nên sát sinh. Để mọi người có thể tin theo và tự nguyện thực hiện giới “cấm sát” Đức Phật không chỉ dừng lại ở việc ngăn cấm mọi người mà còn chỉ ra cho mọi người các lợi ích mà việc thực hiện giới này mang lại.
Lợi ích của việc không sát sinh.
Lợi ích đối với cá nhân: Nếu một người không tàn nhẫn sát nhân - hại vật, không độc ác làm đổ máu, cướp đi sinh mạng của kẻ khác... chú tâm nuôi
dưỡng đạo đức, làm các hạnh lành... thì trong lòng người đó sẽ không bao giờ phải bứt rứt, hối hận, thâm tâm luôn được nhẹ nhàng thư thái, giấc ngủ sẽ an lành, nét mặt sẽ hiền hoà trong sáng, tuổi thọ được dài lâu....
Lợi ích đối với xã hội: Giáo lý này giáo dục đạo đức hướng con người làm việc thiện, nên toàn thể nhân loại đều thực hiện giới này thì sẽ không có cảnh chiến tranh bạo lực, đổ máu....vẫn đang diễn ra từng giời từng phút trên thế giới. Như bài kệ xữa đã nói.
Hết thảy chung sinh không nghiệp sát.
Mười phương nào có nổi binh đao.
Mỗi nhà mỗi chốn đều tu thiện.
Lo gì thiên hạ chẳng thái bình.
Với việc xây dựng lý luận về giới thứ nhất, Phật giáo đã đưa ra quan điểm giáo dục mang đậm tính nhân bản, một quan điểm sống khuyên con người ta người tránh xa điều ác và tiếp cận điều thiện. Tuy nhiên khi đi vào cuộc sống quan điểm này không tránh khỏi gặp nhiều những khó khăn. Vì tuy biết sát sinh là tạo nghiệp “khổ” nhưng loài người vốn sống theo quy luật
“đấu tranh sinh tồn” nên việc sát sinh là không tránh khỏi. Do đó Đức Phật khuyên chúng ta khi thực hiện giữ giới này phải giữ được hai yếu tố của tinh thần.
+ Không được để cho “tâm ác ý” sinh khởi. Tức là không để cho tâm lý
“muốn sát sinh cho vui” nảy sinh trong đầu, không lấy việc giết chóc làm trò tiêu khiển.
+ Tránh sự huấn tập trong hoàn cảnh giết hại: Ví như nếu ta cứ đồng tình để cho một đứa trẻ nên 3-5 tuổi coi việc giết một con chuồn chuồn, bươm bướm... làm trò vui, thì lớn nên nó chắc sẽ quen thói thô bạo và dễ gây ra những hậu quả khôn lường...
Giới không sát sinh là giới có vị trí quan trọng nhất, nó là chìa khoá cho chúng ta đi vào con đường thiện nghiệp thoát khỏi Tham - Sân - Si (tam độc)...
- Không trộm cướp.
Muốn hoàn thiện nhân cách của mình thì phải điều chỉnh hành vi của mình ở nhiều mặt khác nhau trong quá trình hoạt động thực tiễn. Một yếu tố
có tác hại nghiêm trọng đến việc sinh thành và hoàn thiện nhân cách của con người đó là “lòng tham”. Mahatma Gandhi đã từng nói rằng “thế giới có đủ nhu cầu cho mọi người, nhưng chẳng bao giời là đủ cho lòng tham dù chỉ của một người” [18, tr 18]. Trong quan niệm của Phật giáo về tam độc Tham - Sân - Si thì Tham đứng vị trí hàng đầu. Vì vậy ngăn ngừa lòng “tham” không để cho chi phối hành động của mình, đó chính là điều mà Phật giáo muốn nói trong giới thứ hai - “không trộm cướp”
Theo nội hàm chung nhất “không trôm cướp” được hiểu là “bất đắc bất dự nhi thủ”. Tức là những gì không thuộc về mình và không được ưng thuận của người chủ sở hữu thì không lấy. Trộm cướp có nhiều hình thức khác nhau nhưng đều có bản chất chung là đều phát sinh gian- tham “bất cứ hình thức nào, do lòng gian - tham lấy của người bất chính đều là trộm cướp cả” [30, tr 88].
Lý do “cấm trộm cướp”.
Tôn trọng sự công bằng: Những gì thuộc về ta, là của ta thì ta ra sức giữ gìn, không muốn bị ai chiếm mất, vậy tại sao ta lại muốn chiếm đoạt của người? Quyền sở hữu cá nhân của ta thì ta biết tôn trọng, hà cớ gì ta lại muốn chiếm đoạt huỷ hoại quyền sở hữu của người khác? Trà đạp lên quyền sở hữu của người khác là trái lẽ công bằng, mà một xã hội mà thiếu lẽ công bằng thì không có thể tồn tại được. Vì vậy để có thể có được một xã hội công bằng thì yêu cầu đầu tiên đối với tất cả chung ta là phải loại trừ tính “trộm cướp”, tôn trọng quyền sử hữu cá nhân và tập thể. Cha ông ta đã từng dậy:
“Đói cho sạch rách cho thơm”
hay “Tiền tài nay đổi mai rời
Nghĩa nhân gìn giữ trọn đời với nhau”[44]
Tôn trọng sự bình đẳng: Đức Phật dạy rằng: Không ai sinh ra lại mang sợi dây chuyền trên cổ và đấu Tika trên trán... tức là ai cũng đều bình đẳng như nhau, không ai ngay từ khi sinh ra đã được hưởng các đặc quyền, đặc lợi hơn so với người khác, ai cũng như ai. Vậy thì sao ta lại cứ muốn trà đạp lên người khác để mình được sung sướng? Tại sao ta lại muốn được hưởng nhiều những đặc quyền đặc lợi hơn người khác trong khi ta cũng chỉ là người bình