Hoạt chất chính trong cây trinh nữ hoàng cung gồm có các alkaloid không dị vòng như latisolin và nhiều alkaloid dị vòng. Ngoài ra, rễ và thân rễ cũng chứa 2 glucan A và B.
G.S Ghosal nhà khoa học Ấn Độ đã phân tích thành phần hóa học của cây Trinh nữ hoàng cung giai đoạn 1984-1989 thấy có một số dẫn chất alkaloid có tác dụng chống ung thư. Ông đã phân lập từ cánh hoa Trinh nữ hoàng cung một glucose alkaloid có tên latisolin. Thủy phân bằng enzyme thu được chất aglycon, ghosal, shibnath; phân lập ở thân hành lúc cây đang ra hoa hai chất pratorimin và pratosin là alkaloid pyrrolophennanthridon mới cùng pratorimin, ambelin và lycorin. Năm 1986, ông công bố tìm được dẫn chất alkaloid có tác dụng chống ung thư như crinafolin và crinafolidin, từ dịch chiết ở cánh hoa ông còn tìm được hai alkaloid mới có nhân pyrrolophennanthridin là 2-epilycorin và 2- epipancrassidin.
Ơû Việt Nam, theo Nguyễn Hoàng và cộng sự (1997), cây này có 11 alkaloid và nhiều acid amin và acid hữu cơ. Trần Văn Sung và cộng sự (1997) đã phân lập được từ thân cây này 5 alkaloid, trong đó 2 chất L-lycorin và pratorin được nhận dạng bằng quang phổ. Năm 1988, Võ Thị Bạch Huệ và cộng sự đã phân lập được từ lá 12 alkaloid là crimanidin, 6-hydroxycrinamidin được nhận dạng bằng các phân tích hóa học và quang phổ.
Sau 15 năm nghiên cứu, cho đến nay công trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh được trinh nữ hoàng cung có chứa các chất có tác dụng kháng u, từ đó chiết xuất được các chất này để tạo ra một loại thuốc (lấy tên là Crila) điều trị u bướu. Thuốc Crila đã được thử nghiệm lâm sàng trên người và khẳng định tính hiệu của nó.
Sản phẩm Crila là kết quả nghiên cứu của 4 đề tài khoa học cấp bộ, hai dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ và cấp nhà nước cộng với quá trình nghiên cứu nhiều năm ở nước ngoài của TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm cùng các cộng sự.
Cao methanol của rễ cây, thân và cao chiết alkaloid toàn phần của cây trinh nữ hoàng cung đều có tác dụng ức chế phân bào.
Trong vài mô hình gây u báng sacom, hợp chất chứa cao cây này hạn chế sự phát triển khối u và hạn chế sự di căn tế bào
Một số alkaloid trong cây này có hoạt tính sinh học. Trong thử nghiệm, lycorin làm giảm khả năng sống của tế bào u. Lycorin làm ngừng sự phát triển virus gây bệnh bại liệt, ức chế sự tổng hợp các tiền chất cần cho sự sinh trưởng của virus gây bệnh bại liệt.
Lá trinh nữ hoàng cung để chữa những trường hợp ung thư tử cung, u xơ và ung thư tiền liệt tuyến.
Cách dùng: Ngày uống nước sắc của 3 lá trinh nữ hoàng cung hái tươi thái nhỏ ngắn 1-2cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn 7 ngày, rồi nghỉ 7 ngày, sau đó uống tiếp 7 ngày nữa, lại nghỉ 7 ngày và uống tiếp 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống là 63 lá, xen kẽ 2 đợt nghỉ uống, mỗi đợt 7 ngày. Nhiều người cũng uống nước sắc trinh nữ hoàng cung như trên cũng thu được kết quả tốt
Hình 2.7: Thuốc điều trị ung thư từ trinh nữ hoàng cung 2.4. Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum)
2.4.1. Phân loại
Giới (regnum) : Plantae
Lớp (class) : Angiospermae Bộ (Order) : Cucurbitales Họ (family) : Cucurbitaceae Chi (genus) : Gynostemma
Loài (species) : G. pentaphyllum
2.4.2. Đặc Điểm
Đây là loại cây thân thảo mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Có cây đực và cây cái riêng biệt
Lá kép hình chân vịt. Cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy
Hình 2.6: Cây giảo cổ lam
Hình 2.8: Cây giảo cổ lam
2.4.3. Phân bố
Cây mọc ở độ cao 200-2000m, trong các rừng thưa và ẩm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và một số nước Châu Á