Cây thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.)

Một phần của tài liệu tìm hiểu một số hợp chất thứ cấp có khả năng trị bệnh ung thư (Trang 25 - 27)

2.2.1. Phân loại

Giới (regnum) : Plantae Ngành (divisio) : Pinophyta Lớp (class) : Pinopsida Bộ (order) : Pinales Họ (family) : Taxaceae Các chi gồm hai nhóm + Taxaceae

- Austrotaxus: Thanh Tùng New Caledonia - Pseudotaxus: Thông trắng (bạch đậu sam) - Taxus: Thanh Tùng (thông đỏ, hồng đậu sam) + Cephalotaxaceae

- Amentotaxus: Dẽ tùng, sam bông - Cephalotaxus: Đỉnh tùng ( phỉ ba mũi) - Torreya: Phỉ

Sự khác biệt giữa Taxaceae và Cephalotaxaceae được trình bày trong bảng 2.1

Bảng 2.1: Bảng phân biệt giữa taxaceae và Cephalotaxaceae

Họ Taxaceae Cephalotaxaceae

Aùo hạt Bao phủ một phần hạt Bao phủ toàn bộ hạt

Thời gian phát triển 6-8 tháng 18-20 tháng

Độ dài hạt trưởng thành 5-8mm 12-40mm

- Nghĩa hẹp: Là một họ của 3 chi và khoảng 7 đến 12 loài thực vật quả nón - Nghĩa rộng: Là họ của 6 chi và khoảng 30 loài

Hình 2.3: Cây Thông đỏ

Thông đỏ là loại cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ nhiều cành. Lá thường xanh, sắp xếp theo hình xoắn ốc. Thường vặn xoắn tại gốc là để xuất hiện theo kiểu hai hàng. Các lá có dạng thẳng hay hình mũi mác, với dãi khí khổng màu lục nhạt hay trắng ở mặt dưới. Các loài phần lớn là đơn tính khác gốc, ít khi đơn tính cùng gốc. Các nón đực dài khoảng 2-5mm, tung phấn ra vào đầu mùa xuân. Các

nón cái bị suy giảm mạnh, chỉ có một lá noãn và một hạt. Khi hạt chín lá nõn phát triển thành áo hạt nhiều thịt bao phủ một phần của hạt. Aùo hạt khi chín có màu sáng, mềm, nhiều nước và ngọt. Chúng bị một số loài chim ăn và nhờ đó mà hạt được phát tán khi chim đánh rơi chúng.

2.2.3. Nguồn gốc và sự phân bố

Thông đỏ là loài cây rừng rất quý, có giá trị kinh tế rất cao

Cây thông đỏ phân bố hẹp ở các nước Châu Á như: Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Philippines, Indonesua, Nepal, Afghanistan…

Ơû Việt Nam, vào năm 1995 Trung Tâm Khoa Học tự nhiên và Công nghệ quốc gia khảo sát tại vùng Pà Cò, Mai Châu, Hòa Bình đã gặp 5 cây thông đỏ T.

chinensis (còn gọi là thông đá, cây tra) bên trái dòng núi đá vôi. Riêng ở Lâm

Đồng, các cán bộ của Trung Tâm nghiên cứu Lâm sinh Lâm Đồng đã phát hiện một loài thông đỏ Himalaya (T. wallichiana Zucc.) có rãi rác nhiều nơi, trên độ cao khoảng 1.500m. Một vài nơi có thông đỏ như: Khu vực giáp ranh Xuân Thọ, Xuân Trường cách Đà Lạt 17km còn hai cây thông đỏ (một lớn và một nhỏ). Cây lớn có ba thân đường kính gốc đạt 115cm, ba thân có đường kính là 57cm, 41cm và 15cm. chiều cao cây khoảng 30m. Cây nhỏ có đường kính 33cm, cao 15m, cả hai cây đều mọc bên khe núi.

Cành của các cây trên đã được thu nhận và giâm hom tại trung tâm Lâm sinh Lâm Đồng và đã cho nhiều cây hom. Các cây hom này sẽ được đưa về trồng tại Trạm Măng Linh cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của loài.

Hiện nay, do nạn phá rừng bừa bãi nên quần thể thông đỏ hiện chỉ còn đếm được ở con số hàng trăm cá thể. Mặt khác, về đặc tính tái sinh hẹp và thế hệ trung gian hầu như không nên có nguy cơ diệt vong của loài cây rừng thông đỏ.

Một phần của tài liệu tìm hiểu một số hợp chất thứ cấp có khả năng trị bệnh ung thư (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w