TÁI SỬ DỤNG GIẤY TRONG TRƯỜNG HỌC 1 Mục đích

Một phần của tài liệu SKKN một số giải pháp nâng cao ý thức giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi ở trường mầm non nga thái (Trang 29 - 31)

2. Một số hoạt động, trò chơi giáo dục bảo vệ môi trường THỰC HÀNH TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN

TÁI SỬ DỤNG GIẤY TRONG TRƯỜNG HỌC 1 Mục đích

1. Mục đích

- Rèn cho trẻ kĩ năng lao động đơn giản, làm việc theo nhóm, ý thức giữ gìn vệ sinh chung.

- Ý thức chấp hành công việc được phân công.

2. Chuẩn bị

- Bảng kẻ các ngày trong tuần.

- Các biểu tượng (kí hiệu) các công việc vệ sinh lớp học (Ví dụ: chổi rơm, khăn lau, đồ chơi, bàn, ghế…).

3. Tiến hành

- Cô cùng trẻ xây dựng lịch vệ sinh lớp:

+ Cô cho trẻ trao đổi về các công việc vệ sinh lớp học, sau đó cô thống nhất công việc làm vệ sinh từng ngày trong tuần.

Ví dụ:

Thứ 2: Lau rửa đồ chơi, tưới cây quét nhà. Thứ 3: Quét nhà, lau lá cây.

+ Cô cùng trẻ làm những biểu tượng cho từng công việc. Ví dụ: Quét lớp: Cái chổi, lau bàn: cái bàn; lau đồ chơi: búp bê.

+ Cô lấy bảng kẻ sẵn từng ngày, trẻ thể hiện công việc phải làm từng ngày bằng cách: Dán các kí hiệu tương ứng với công việc vào từng ngày.

Ví dụ: Thứ 2: Dán hình đồ chơi, cây xanh, chổi rơm.

+ Khi lịch vệ sinh dán xong kì hiệu cho từng ngày,cô và trẻ treo lịch vệ sinh lên trên tường cho mọi người đều nhì thấy và cùng thực hiện.

- Tổ chức cho trẻ làm vệ sinh, phòng, lớp theo lịch. - Sau mỗi buổi lao động cô cho trẻ thảo luận:

+ Các con thấy lớp học của chúng ta hôm nay như thế nào ?

+ Bạn nào hãy kể cho cô và các bạn nghe các công việc các con vừa làm ? + Hàng ngày muốn lớp sạch các con phải làm gì ?

TÁI SỬ DỤNG GIẤY TRONG TRƯỜNG HỌC1. Mục đích 1. Mục đích

Giáo dục trẻ tiết kiệm giấy cũ,giấy đã qua sử dụng, qua đó cho trẻ biết được tiết kiệm giấy chính là bảo vệ được rất nhiều cây xanh.

2. Chuẩn bị

- Hộp cát tông, bút sáp mầu.

3. Tiến hành

- Cô chuẩn bị mỗi tổ một hộp các – tông, sau đó cô cho trẻ vẽ hoa lá, núi đồi hoặc hố nước với màu săc tươi sáng hoặc viết tên của tổ lên mặt ngoài của hộp.

- Cô tiến hành cuộc thi. Trẻ trong tổ thu nhặt giấy đã sử dụng bỏ vào hộp cuối tuần đem kiểm tra xem tổ nào thu nhặt được nhiều hơn.

- Cô cho trẻ phân loại giấy:

+ giấy thu nhặt được có thể dùng để gấp đồ chơi, làm diều, xé dán để, ghép chữ ghép hình.

+ giấy thu nhặt được có thể là những mẩu giấy chúng ta thu gomlaij để bán cho nhà máy tái chế thành những sản phẩm giấy mới, được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Kết luận: Cô nói vói trẻ : “Giấy được làm từ cây xanh, nếu các con tiết kiệm giấy,là đã góp phần bảo vệ cây xanh”.

TRỒNG CÂY

Hằng ngày cây xanh cung cấp ô xi và nhận khí các-bo níc làm không khí trong lành. “Cây xanh là lá phổi của môi trường “. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Mục đích

- Trẻ biết cách trồng cây và chăm sóc cây xanh.

2. Chuẩn bị

- Mỗi trẻ chuẩn bị một vỏ hộp sữa chua (mỗi cá nhân) hoặc vỏ hộp mì tôm (mỗi tổ) đã rửa sạch. Dưới đáy mỗi hộp đục một vài lỗ nhỏ.

- Một ít đất mầu mỡ (tơi xốp).

- Hạt giống có thể là hạt đỗ,hạt lạc, cải, hoặc cây hoa cúc, hoa hồng).

3. Tiến hành

- Cô cho trẻ tự trang trí vỏ hộp theo ý thích của mỗi người /mỗi tổ.

- Cho đất vào hộp ( đất chỉ đến miệng hộp) sau đó gieo hạt hoặc tròng cây vào đó, rồi đặt hộp vào một chỗ ổn định có đủ ánh sáng và thường xuyên tưới nước cho cây.

- Sau 2 - 5 ngày, các con tiếp tục quan sát cây và nhận thấy điều gì? Cô giáo ghi lại những nhận xét giúp trẻ. Đến ngày thứ 7 các con cho biết cây của bạn nào sống, cây của bạn nào bị chết ? Cây của bạn nào cao cay của bạn nào thấp? Cây của bạn nào không mọc ?

- Cô hỏi trẻ tại sao cây của các bạn lại không giống nhau. - Cô có thể bổ sung vào câu trả lời của trẻ.

- Cô có thể hỏi trẻ: Tại sao chúng ta phải trồng nhiều cây xanh ?

Kết luận: Cây xanh có nhiệm vụ cung cấp ô xi cho con người và môi trường. Do đó con người phải trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

Một phần của tài liệu SKKN một số giải pháp nâng cao ý thức giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi ở trường mầm non nga thái (Trang 29 - 31)