Về sự phù hợp
Từng địa bàn có truyền thống và thế mạnh khác nhau về nuôi lợn đen. Xã Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương) có truyền thống nuôi lợn thịt to (trên 50-60 kg, thậm chí trên 100 kg); trong khi xã Mường Hum (huyện Bát Xát) có truyền thống nuôi lợn trọng lượng nhỏ, dưới dạng lợn giống (để nuôi tiếp thành lợn thịt) và lợn “cắp nách” (15-25 kg, để tiêu dùng như “đặc sản”). Ngay các thôn trong cùng một xã cũng có thế mạnh khác nhau về sản phẩm lợn đen. Các thôn xa trung tâm xã, diện tích vườn đồi gần nhà của người dân lớn, việc phát triển lợn cắp nách theo mô hình “khoanh nhốt” có tính khả thi hơn. Ngược lại, với những thôn gần trung tâm xã, người dân sinh sống mật tập, phát triển nuôi lợn giống và lợn thịt sẽ
phù hợp hơn. Tại xã Mường Hum (huyện Bát Xát), thôn Ki Quan San (xa trung tâm) phát triển lợn cắp nách nhiều hơn, trong khi thôn Piềng Láo (gần trung tâm, dân cư mật tập) lại phát triển chăn nuôi lợn thịt. Tại xã Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương), trong khi tại các thôn gần trung tâm xã (như Sín Lùng Chải B và Lùng Khấu Nhin 2…) hầu như các hộ
gia đình chăn nuôi lợn thịt; thì tại các thôn xa trung tâm (như Ma Ngán B, Chu Lìn Phố…), tỷ
lệ hộ nuôi lợn cắp nách khá cao. Trong khi đó, trong pha 1 của dự án WEL, các can thiệp kỹ thuật (sổ tay, poster, các lớp tập huấn, truyền thông…) trước hết tập trung vào giới thiệu qui trình “tiêu chuẩn” nuôi lợn nái và lợn thịt tại các huyện, xã và thôn dự án. Cán bộ khuyến nông trong các lớp tập huấn (như tại xã Mường Hum - nơi sản phẩm chính của người dân là lợn cắp nách) chủ yếu hướng dẫn cách nuôi lợn nái và lợn thịt, mặc dù có hướng dẫn thêm về cách nuôi lợn cắp nách nhưng cũng chỉ nói “sơ qua” và không có tài liệu hướng dẫn qui trình nuôi lợn cắp nách kèm theo.
---“Đi tập huấn là nuôi lợn thịt mà, chị thì hay bán cắp nách, có khách vào là bán dần. Chị có dám cho ăn ngon như dự án dạy đâu, ăn thế nó béo không ai mua, nó phải ăn rau nhiều khách mới thích.”
(T.T.M, thôn Ki Quan San, xã Mường Hum, huyện Bát Xát)
Nuôi lợn đen bản địa hiện chưa phải là sinh kếđem lại hiệu quả kinh tế lớn cho đa số phụ nữ DTTS tại địa phương. Làm sao để có thu nhập đáng kể từ chăn nuôi lợn đen – từ đó góp phần cải thiện sự làm chủ kinh tế của đa số phụ nữ DTTS – là một thách thức lớn. Bài tập liệt kê và xếp hạng các nguồn sinh kế chính ở một số thôn khảo sát tại xã Lùng Khấu Nhin cho thấy, sinh kế chính của phụ nữ và của hộ gia đình nơi đây lần lượt là: (i) Ngô, (ii) lúa, (iii) trâu, bò, (iv) lợn, (v) gia cầm, (vi) đậu tương, lạc. Thu nhập từ lợn đen có tính chất như một hoạt động tiết kiệm, nếu sau khi trừđi các chi phí thì chỉ là thu nhập phụ
của gia đình. Hơn nữa, thu nhập từ lợn đen không thường xuyên, kể cả áp dụng các biện pháp kỹ thuật thì mỗi lứa lợn thịt trung bình cũng kéo dài khoảng 7-8 tháng hoặc hơn. Cách làm của dự án WEL là ưu tiên hỗ trợ cho các chị em có qui mô chăn nuôi đủ lớn để có thu nhập đáng kể từ lợn đen (ít nhất xuất chuồng 5 con lợn thịt/năm). Qui mô này thực chất khó
đạt được đối với đa số phụ nữ DTTS. Theo mô hình chăn nuôi tại xã Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương) hiện nay, đa số hộ gia đình thường chỉ xuất chuồng 2-3 con lợn thịt/năm14, vì những hạn chế về chuồng trại, thức ăn và lao động. Nguồn thức ăn cũng khó
đểđáp ứng được quy mô chăn nuôi lớn, đa số các hộ trồng 1 vụ lúa, 1 vụ ngô/năm (vụ Hè thu chỉ khoảng 40% các hộ gia đình trong xã trồng), chưa kể thóc và ngô thu được chủ yếu dùng để làm lương thực cho người và bán lấy tiền mặt. Lao động dành cho nuôi lợn của gia
đình có hạn (thông thường có một lao động chính là phụ nữ, 1-2 người hỗ trợ thêm cho việc nuôi lợn), công việc nương rẫy lại bận quanh năm. Trong các thôn bản, thường chỉ có
14
Xem báo cáo của Hoàng Xuân Trường (2013). “Kết quả nghiên cứu hiện trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ
31 những hộ khá giả có thểđáp ứng được quy mô chăn nuôi 5 con lợn thịt/năm, đa số hộ trung bình và hộ nghèo khó đáp ứng được.
Qua các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, hầu hết các ý kiến chị em DTTS cho rằng, việc tăng nuôi lợn khiến phụ nữ bận bịu hơn. Việc nuôi lợn nái, áp dụng các biện pháp nuôi nhốt, cho ăn thức ăn bổ sung… theo hướng dẫn của dự án khiến phụ nữ tốn nhiều thời gian hơn so với cách nuôi quảng canh trước đây.
---“Trước cứ thả nó ra cho nó ăn đâu thì ăn, chiều mình lấy ngô vãi ra đất nó ăn là xong, nào cẩn thận lắm thì nấu được bữa sáng. Bây giờ làm theo kỹ thuật cho ăn ngày 3 bữa, phải tính xem giai đoạn nào thì cho nó ăn cái gì. Ngày xưa thời gian chăm lợn cùng lắm 1 tiếng một ngày, giờ thì cứ phải 2-3 tiếng là ít.”
(G.T.D, thôn Ma Ngán B, xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương)
Khi gia tăng chăn nuôi lợn đen làm cho phụ nữ bận bịu hơn, mục tiêu giảm tình trạng “nghèo về thời gian” – time poverty cho phụ nữ15 chỉ đạt được khi có sự thay đổi đáng kể trong phân công lao động gia đình – khi nam giới chia sẻ công việc nhiều hơn với phụ nữ, và khi áp dụng các công cụ, kỹ thuật làm giảm thời gian lao động của phụ nữ. Trong pha 1 của dự án WEL cũng như trong thực tếđịa phương, mặc dù đã nhận thấy sự
thay đổi trong phân công lao động gia đình, nhưng những can thiệp hiện tại chưa đủ mạnh
để giúp phụ nữ có thêm thời gian cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí và hoạt động xã hội của mình. Các kỹ thuật mới dự án WEL hợp tác với dự án SPIN, như “đệm lót sinh học”, “ủ chua thức ăn”, “bếp khí hóa”, “nuôi giun đỏ”… có tiềm năng giảm thời gian lao động cho phụ nữ, nhưng mới bắt đầu được thử nghiệm ở qui mô rất nhỏ (2 mô hình ở xã Lùng Khấu Nhin) và
đòi hỏi kinh phí đầu tư nhất định.
Vê “nâng cấp sản xuất”
Để người DTTS áp dụng bền vững và đồng bộ các kỹ thuật chăn nuôi cải tiến còn nhiều thách thức, cần quá trình lâu dài. Tại xã Mường Hum (huyện Bát Xát), một số hộ
gia đình vẫn thả rông lợn sau khi hết thời vụ canh tác (do tập quán canh tác, hơn nữa thả
rông cho lợn tự kiếm ăn cũng giúp giảm chi phí thức ăn và công sức chăn nuôi); còn có trường hợp “đối phó” với qui định không thả rộng lợn của dự án bằng cách nhốt “lợn dự án” trong chuồng nhưng lại thả rông lợn của gia đình. Tại các thôn xa trung tâm thuộc xã Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương), nhiều hộ nghèo vẫn thả rông lợn sau khi hết thời vụ
canh tác do không có điều kiện làm chuồng, thiếu ngô lúa cho lợn ăn.
Một số ít lợn nái dự án hỗ trợđã bị chết do chăn nuôi chưa đúng cách.16 Tỷ lệ lợn con chết sau khi mới đẻ vẫn còn khá cao (trên 20%) trong một số chị em tham gia tổ nhóm do chưa chú trọng vệ sinh chuồng và chưa giữấm cho lợn khi thời tiết lạnh và ẩm. Với việc phối trộn thức ăn, sau khi hết thức ăn hỗ trợ ban đầu của dự án, một số chị em đã trở lại với cách cho
ăn cũ của gia đình. Lý do phổ biến nhất được chị em đưa ra là không đủ nguyên liệu để phối trộn theo hướng dẫn. Và theo kinh nghiệm dân gian, bà con lo rằng lợn nái nếu quá béo sẽ
không biết nuôi con.
---“Nuôi như hướng dẫn lợn nái ăn béo quá, sợ không nuôi được con, nuôi lợn nái không cho ăn nhiều cám (ngô, gạo) mà chỉ cho ăn ít cám thôi còn lại cho ăn rau.”
(B.T.T, thôn Cooc Ngó, xã Mường Hum, huyện Bát Xát)
15 Xem báo cáo của Oxfam GB (2011), “Inception Report”.
16
Theo số liệu báo cáo của các đối tác, ở 2 xã Mường Hum và Trịnh Tường (huyện Bát Xát) chết 3 con lợn nái, do nhiễm bệnh tụ huyết trùng (trong tổng sô 100 con lợn nái hỗ trợ từ nguồn Danida, chiếm tỷ lệ 3%), ở xã Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương) chết 13 con lợn, trong đó có 3 con lợn đực xổng chuồng ăn phải bả chuột; 10 con nái do kỹ thuật chăn nuôi chưa tốt và do vận chuyển lợn giống xa, sau khi cấp cho người dân lợn chết (trong tổng sô 129 con lợn nái từ nguồn dự án WEL hỗ trợ, chiếm tỷ lệ 10%).
32
Nhận thức của người dân về phòng dịch cho lợn vẫn còn yếu. Mặc dù được tuyên truyền và tập huấn nhiều, người dân tại 2 xã khảo sát vẫn chưa thực sự coi trọng việc tiêm phòng cho lợn. Ngoài những đợt tiêm phòng theo hỗ trợ của dự án, rất hiếm hộ gia đình tự
bỏ chi phí tiêm phòng cho lợn, chỉ đến khi lợn ốm mới mua thuốc về chữa. Khi lợn ốm, người dân thường nhờ cán bộ thú y xã hoặc KNV thôn đến tiêm, ít người có thể tự tiêm. Lý do chính là người dân chưa thực sự hiểu rõ nguyên lý của việc tiêm phòng cho gia súc, họ
sợ sau khi tiêm lợn nái đang chửa sẽ bị xảy thai hoặc liệt17.
---“Tiêm phòng cho lợn à, mình nghĩ dự án cho thì tiêm, chứ mình không tiêm phòng bao giờ, chỉ tiêm cho chó, cho trâu bò thôi chứ.”
(Nhóm phụ nữ thôn Ma Ngán B, xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương)
Về “nâng cấp quá trình”
Do đa số phụ nữ DTTS (nhất là những chị em trên 30 tuổi) ở vùng dự án không biết chữ nên tiếp thu các kiến thức tập huấn về hạch toán chăn nuôi, quản lý kinh tế hộ, phát triển kinh doanh còn chậm. Do hạn chế tiếng phổ thông, chị em DTTS đi học thường không hiểu nhiều về nội dung và không ghi chép được. Cách giảng dạy về hạch toán kinh tế
của giảng viên còn giới hạn trong một số ví dụ mẫu. Vì vậy, sau khi tham gia tập huấn trở
về, các chị em gặp nhiều khó khăn để áp dụng những kiến thức đã học vào thực tếđa dạng
ởđịa phương mình. Hơn nữa, hạch toán kinh tế và phát triển kinh doanh cần có quá trình lâu dài, chỉ một số buổi tập huấn khó có thể dẫn đến sự thay đổi ngay trong chị em DTTS.
---“Tập huấn cho trưởng nhóm thôi, một số lần có mời hội viên (phó nhóm và thành viên từ 2-3 người), có lúc thì chị có lúc thì trưởng nhóm, có lúc thì thành viên khác, ai đi học thì giảng viên nói cũng chỉ biết nghe, không biết ghi chép, về trình bày lại cho chị em nhiều khi người ta cũng không hiểu. Đi học thì giảng viên lấy 1 ví dụ, về nhà không biết lấy ví dụ khác ở thôn, chị em càng không hiểu.”
(T.T.M, Chi hội trưởng HPN thôn Ki Quan San, Mường Hum, huyện Bát Xát)
---“Dự án có nhiều lớp dạy hạch toán kinh tế hộ, kinh doanh khởi sự (trong 3-4 ngày), nhưng để người dân nhận thức được là cả quá trình, 1-2 năm chưa được, phải liên tục và bền bỉ. Thông tin thị trường thì biết khảo giá, do một số có điện thoại, có chợ, đi lại hỏi được. Còn hạch toán kinh tế thì chưa biết, nam cũng thế thôi. Nguyên nhân chủ yếu là do học vấn thấp, không biết chữ cao.”
(Nhóm cán bộ xã Mường Hum, huyện Bát Xát)
Khoảng cách giữa cung và cầu khiến cho mục tiêu nâng cấp liên kết theo chuỗi giá trị lợn đen gặp nhiều khó khăn. Tại xã Mường Hum (huyện Bát Xát), một số hộ gia đình nuôi lợn đen cắp nách theo hướng bổ sung nhiều tinh bột cho lợn con để lợn mau lớn và đạt mức cân nặng trong thời gian ngắn, và nuôi lợn đen thịt theo kiểu lợn trắng (cho ăn cám công nghiệp). Tuy nhiên, những người thu mua trong chuỗi giá trị (thu gom tại thôn, cơ sở
giết mổ tại huyện và thành phố) thường không chọn mua hoặc không trả giá cao cho những con lợn nuôi theo hướng này. Họ muốn mua những con lợn đen nuôi theo cách truyền thống với thời gian lâu, cho ăn ít tinh bột, được vận động nhiều…18. (Xem Bảng 3).
17
Một số con lợn nái khi chửa thường bị liệt – có thể là do nguyên nhân thiếu chất, sau khi chửa xong sẽ hồi phục lại bình thường. Nhưng một số hộ vẫn không biết là vì sao, và nghĩ lợn bị liệt là do tiêm phòng. Nhưng cho
đến nay, hầu hết lợn dự án đã được tiêm phòng (một phần tiêm ngay từ khi cấp lợn; một phần tiêm bổ sung theo
đợt tiêm phòng chung của huyện)
18
Báo cáo của CSDP (2011), “Nâng cấp chuỗi giá trị lợn đen bản địa tại 2 huyện Bát Xát và Mường Khương, tỉnh Lào Cai” cũng cho rằng “Một vấn đề lớn cần lời giải ởđây đối với dự án của Oxfam là làm sao vừa phát triển chăn nuôi hàng hóa với qui mô lớn và sản lượng cao, nhưng đồng thời vẫn giữđược chất lượng “đặc sản” của sản phẩm lợn đen. Đây là một trong những thách thức lớn nhất trong phát triển chuỗi giá trị lợn đen và chỉ khi nào giải quyết được vấn đề này thì mới mong nâng cấp thành công được chuỗi giá trị lợn đen tại tỉnh Lào Cai.”
33
Bảng 3: Khoảng cách giữa cung và cầu về quan niệm sản phẩm “lợn đen” hiện nay Người dân (các tổ
nhóm) Thu gom Cơ sởhuyện giết mổ ở HTX giết mổ Tp. Lào Cai Lợn thịt Cách nuôi hicác điểm khảo sát ện nay tại Kiểu dáng: lợn béo hồng, nhiều mỡ, nhiều lông Chuồng: hầu hết các hộ ở những tổ nhóm trung tâm xã nuôi nhốt, diện tích nhỏ, hẹp. Một số hộ ở thôn xa trung tâm thả rông sau khi hết mùa vụ
Cách cho ăn: cám ngô, gạo và rau, bỗng rượu. Một số hộ Mường Hum cho ăn cám công nghiệp.
Thời gian nuôi: không quá để ý tới thời gian nuôi, đa số vẫn bán khi cần tiền. Khoảng thời gian nuôi hiện nay: trên 6-8 tháng Chất lượng thịt: chưa để ý Kiểu dáng: lợn béo hồng, nhiều mỡ, nhiều lông, cân nặng từ 70 – 100kg, lông đen tuyền, tai bé; da thịt chắc
Chuồng nuôi: không quan trọng, ưu tiên thả rông Cách cho ăn: không quá quan trọng, nhưng ưu tiên lợn thả rông tự kiếm ăn Thời gian nuôi: không quá để ý tới thời gian nuôi. Khoảng thời gian nuôi muốn mua: trên 4-5 tháng, ưu tiên lợn nuôi lâu trên 1 năm
Chất lượng: mổ ra thịt đỏ và đẹp hơn so với lợn trắng; lúc xào không có nước, không dính chảo Kiểu dáng: lợn béo, tai nhỏ, mõm dài, chân nhỏ, nhiều mỡ, nhiều lông, đen tuyền; cân nặng ưu tiên những con trên 1 tạ - thị trường tại chỗ; những con 50- 70kg cho thị trường dưới xuôi
Chuồng nuôi: Không quan trọng, ưu tiên lợn thả rông Cách cho ăn: ưu tiên lợn không ăn tăng trọng. Thời gian nuôi: ưu tiên lợn nuôi lâu trên 1 năm Chất lượng: thịt đỏ, đẹp, không oi, không phải lợn gạo, nghệ… Kiểu dáng: lợn có cân nặng vừa phải không quá béo (50-70kg), ít mỡ, nhiều lông, lông rựng, lông dài, đen tuyền, da không được hồng, bóng
Chuồng: ưu tiên nuôi thả rông hoạc theo hình thức trang trại khoanh nuôi rộng Cách cho ăn: ăn theo kiểu hữu cơ, ăn rau là chính, ăn cằn cỗi, thả rông tự kiếm ăn trong rừng hoặc cho ăn rau cỏ nhưng có diện tích vận động lớn. Không chấp nhận lợn ăn tăng trọng hoặc cho ăn quá béo (ví dụ cho ăn nhiều cám ngô, bỗng rượu) Thời gian nuôi: 6-7 tháng Chất lượng thịt: thịt đỏ, ít mỡ, tỷ lệ mỡ và nạc hợp lý (dải thịt đẹp). Không chấp nhận lợn bệnh, lợn chết Lợn cắp nách Cách nuôi hiện nay tại các điểm khảo sát Kiểu dáng: lợn bé, lợn con (con giống) Chuồng: Các hộở trung tâm thường nuôi nhốt, diện tích nhỏ, hẹp. Một số hộ ở thôn xa thả
rông sau khi hết mùa vụ.
Cách cho ăn: cám ngô, cám gạo. Một số hộ
Mường Hum cho ăn cám sữa để lợn lớn nhanh Thời gian nuôi: 3-4 tháng, xuất chuồng để có diện tích chăn nuôi lứa khác Chất lượng thịt: chưa để ý Lưu ý: Một số hộ dân (Mường Hum) nuôi nhốt