Mỗi huyện, mỗi xã, mỗi thôn bản khác nhau ở vùng DTTS có đặc trưng và thế mạnh khác nhau trong phát triển ngành hàng theo cách tiếp cận WEL. Sau giai đoạn đầu giới thiệu các kỹ thuật cơ bản, ở giai đoạn sau của dự án việc thiết kế và triển khai các can thiệp cần dựa trên nghiên cứu kỹđặc trưng và thế mạnh của từng địa bàn, từđó xác định sản phẩm chiến lược và các can thiệp hỗ trợ sản xuất và thị trường cho phù hợp.
Với hoạt động hỗ trợ sinh kế theo ngành hàng, nghiên cứu thị trường chuyên sâu cần được thực hiện trước tiên nhằm lựa chọn ra những địa bàn thích hợp cho sự
phát triển chuỗi giá trị. Địa bàn dự án cần đảm bảo một sốđiều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội và có định hướng phát triển sinh kế, giảm nghèo và bình đẳng giới phù hợp với cách tiếp cận WEL, từđó đảm bảo sự bền vững và nhân rộng của dự án.
Cách tiếp cận “phụ nữ làm chủ về kinh tế - WEL” dễ dẫn đến đối tượng hưởng lợi trực tiếp và trước tiên của dự án là những phụ nữ thuộc các hộ khá giả hơn trong cộng đồng. Trong trường hợp của dự án lợn đen này, đó là những phụ nữ nhanh nhẹn, thạo tiếng phổ thông, có kinh nghiệm chăn nuôi lợn, có lợi thế về chuồng trại, thức ăn và lao động, có qui mô nuôi lợn đủ lớn để tạo ra hiệu quả thu nhập đáng kể
và thường xuyên từ đó có thể “làm chủ về kinh tế”... Tác động trên diện rộng có thể
dựa vào các vòng lan tỏa, với những phụ nữ khá giả hơn đóng vai trò “tiên phong”
để tiếp tục lan tỏa đến các phụ nữ nghèo hơn trong cộng đồng thông qua các kênh lan tỏa như là tổ nhóm phụ nữ và các thiết chế cơ sở khác. Tuy nhiên, sự lan tỏa chỉ
trở thành hiện thực trên diện rộng khi các mô hình, các thông điệp mà dự án giới thiệu và thúc đẩy phù hợp với khả năng và nhu cầu của những phụ nữ nghèo hơn.
Trong thực tiễn triển khai giai đoạn 1 của dự án WEL, ngay cả khi hiệu quả kinh tế
cuối cùng (đạt qui mô kinh tế) của chăn nuôi lợn đen trong từng gia đình thành viên chưa rõ ràng, thì một số thay đổi về vị thế và tiếng nói của phụ nữ DTTS đã được nhận thấy. Những thay đổi này là do quá trình phụ nữ tham gia vào hoạt động của tổ
nhóm mang lai, do họđược cải thiện về nhận thức, kiến thức và kỹ năng, có cơ hội bước ra khỏi ngưỡng cửa gia đình để tham gia các hoạt động xã hội tại cộng đồng. Thực tiễn này đặt ra vấn đề cải thiện bình đẳng giới thông qua cách tiếp cận “phụ nữ
làm chủ kinh tế - WEL” cần quan tâm đến cả “kết quả kinh tế” và “quá trình tham gia”.
Sự phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa 3 đối tác: Trung tâm Khuyến nông, Hội Phụ nữ
và Sở NN&PTNT là rất cần thiết trong hỗ trợ sinh kế theo ngành hàng. Mỗi đối tác
đóng một vai trò cụ thể theo thế mạnh của mình: ngành Khuyến nông can thiệp sâu về kỹ thuật, HPN can thiệp khâu vận động và kết nối đối tượng tham gia, Sở
NN&PTNT đóng vai trò chủ chốt về vận động chính sách. Sự phối kết hợp này cần
được tài liệu hóa làm kinh nghiệm cho những dự án phát triển khác.
Gắn hoạt động của dự án gắn với các thiết chế sẵn có tại cơ sở là rất quan trọng. Chỉ khi KNV/Thú y viên, HPN xã, KNV thôn bản… được tạo cơ hội tham gia và được trao quyền, tổ nhóm sở thích và các hoạt động khác của dự án gắn chặt với các thiết chế này, những thay đổi ở cơ sở mà dự án mong muốn đem lại mới bền vững.
Việc “nâng cấp quá trình” – tăng cường mối liên kết giữa các yếu tố trong chuỗi giá trị (đặc biệt là liên kết giữa người sản xuất và các doanh nghiệp/ cá nhân thua mua
29 sản phẩm) là rất quan trọng. Tuy nhiên, điều này chỉ thực sự khả thi và hiệu quả khi việc “nâng cấp sản xuất” đã đạt đến một trình độ nhất định. Khi chất lượng và số
lượng sản phẩm còn thấp, thiếu các hành động tập thể giữa những người sản xuất nhỏ với nhau, thì khả năng nâng cấp liên kết chuỗi giá trị khó thành hiện thực.
Việc “nâng cấp sản xuất” và “nâng cấp quá trình” đối với những người sản xuất nhỏ
là phụ nữ DTTS (đa số không biết chữ phổ thông) là một quá trình lâu dài, cần có những nỗ lực đồng bộ và bền bỉ. Nhiều khóa tập huấn, tham quan, hội thảo, tham quan… đã được tổ chức; nhưng điều quan trọng nhất là hỗ trợ tại chỗ liên tục, đây là lý do cần huy động hệ thống chính quyền và đoàn thể ở cơ sở, đội ngũ khuyến nông/thú y cơ sở tham gia sâu hơn vào dự án ở giai đoạn 2.
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa can thiệp của dự án theo chiều rộng và theo chiều sâu là rất quan trọng. Can thiệp theo chiều rộng sẽ tăng đối tượng hưởng lợi, tăng tính quy mô của dự án. Trên thực tế tại 2 xã khảo sát, một số tổ nhóm có “ngân hàng lợn” hoạt động mạnh đã có thể tự nhân rộng đối tượng hưởng lợi mà không cần hỗ
trợ vật chất thêm đáng kể từ dự án. Bản thân người dân và chính quyền các cấp có thể sử dụng các nguồn lực khác để mở rộng đối tượng hưởng lợi theo chiều rộng. Trong khi đó, can thiệp theo chiều sâu là cơ hội lớn đồng thời là thách thức thực sự
của dự án trong pha 2 sắp tới, gắn với tiếp tục nâng cấp sản xuất, nâng cấp quá trình và đặc biệt là hỗ trợ thể chế hóa để lồng ghép và nhân rộng cách tiếp cận WEL theo chuỗi giá trị. Với bản chất của dự án và nguồn lực có hạn của pha 2 dự án, đẩy mạnh can thiệp theo chiều sâu là hướng đi thích hợp.
30