Theo Bảng 2, kinh phí đã sử dụng (utilisation) của dự án chiếm 72% tổng kinh phí được duyệt (Approved Budget) giai đoạn 6/2011 – tháng 6/2012, và 56% giai đoạn 6 tháng cuối năm 2012. Do tỉnh phê duyệt dự án chậm nên tiến độ giải ngân bịảnh hưởng. Theo dự kiến, dự án sẽ bắt đầu tiến hành vào tháng 4/2011, tuy nhiên do thủ tục hành chính chậm nên
đến tháng 9/2011, dự án mới chính thức đi vào hoạt động. Hơn nữa, giai đoạn khởi động dự
án phải chọn lại xã dự án, do danh sách xã dự kiến ban đầu không phù hợp (do không phù hợp nuôi lợn đen bản địa, thuộc vùng mới bị dịch…)13, cũng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân. Từ tháng 9/2011 - 6/2012, và sang cả giai đoạn 6 tháng cuối năm 2012, Oxfam và các
đối tác đã tích cực hoạt động nhằm bắt kịp với kế hoạch nhưng việc giải ngân vẫn chậm. Bảng 2: Chi phí hoạt động của dự án giai đoạn từ 1/7/2011 – 31/12/2012 Từ 1/7/2011 đến 30/6/2012 Từ1/7/2012 – 31/12/2012 Tổng chi phí (AUD) Sử dụng % % trong tổng chi của dự án Tổng chi phí (AUD) Sử dụng % % trong tổng chi của dự án Chi phí nhân sự Điều phối viên Chương trình 30%, Cán bộ Chương trình 70% 5,754 105 6 7,442 35 16 Đối tác 11,321 78 12 4,539 42 10 Oxfam Anh 845 85 1 1,690 17 4 Oxfam Úc 704 23 1 138 6 0
Mua thiết bị văn phòng/ Chi phí quản
lý hành chính 63 45 1 0 0 0
26
Tổng Chi phí nhân sự 18,687 - 20 13,809 31 30
Chi phí hỗ trợ hoạt động
Đầu ra 1.1.1. Nâng cấp sản xuất 14,346 99 15 7,766 106 17 Đầu ra 1.1.2. Nâng cấp quá trình 33,794 72 36 9,939 47 22 Kết quả 2.1. Nâng cao vai trò làm
chủ kinh tế của phụ nữ
18,729 66 20 5,044 33 11 Kết quả 3.1. Vận động chính sách về
vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ và các bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện dự án
4,422 42 5 6,962 58 15
Tổng kinh phí hỗ trợ hoạt động 71,291 71 75 29,712 47 65 Chi phí quản lý chung 4,499 72 5 2,176 44 5
Tổng cộng 94,479 72 100 45,697 56 100
Kinh phí dành cho “nâng cấp sản xuất” (output 1.1) và “thúc đẩy WEL” (output 2.1) có hiệu quả tài chính tốt nhất trong pha 1, dù mức đầu tư không lớn. Ví dụ, kinh phí “thúc
đẩy WEL” chỉ chiếm 20% (tổng chi phí cho dự án tháng 6/2011 – tháng 6/2012) và 11% (tổng chi phí cho dự án trong 6 tháng cuối năm 2012). Do đây là những hoạt động hỗ trợ
trực tiếp tại hiện trường (tập huấn, xây dựng tổ nhóm, cấp lợn giống, cấp tủ thuốc thú y…) nên kết quả có thể nhìn thấy ngay, được phụ nữ và cán bộ cơ sởđánh giá cao. (Xem thêm phần Hiệu quả).
Ngược lại, kinh phí dành cho việc “nâng cấp quá trình” (out put 1.1.2) chiếm tỷ lệ lớn nhất (36% chi phí cho các hoạt động dự án từ tháng 6/2011 – tháng 6/2012 và 22% kinh phí 6 tháng cuối năm 2012). Tuy nhiên, “nâng cấp quá trình” là loại hoạt động khó, cần nhiều thời gian và công sức của các bên; do đó trong pha 1 của dự án, kết quả trên thực tế của việc “nâng cấp quá trình” chưa thể hiện rõ. Tại thời điểm đánh giá (5/2013) “quá trình” của chuỗi lợn đen chưa có nhiều khác biệt so với trước khi có dự án. Tiền hỗ trợ
“nâng cấp quá trình” chủ yếu được sử dụng cho các hoạt động tập huấn, nghiên cứu, hội thảo, tham quan học hỏi; còn rất ít các hoạt động nhằm phổ biến thông tin thị trường, và chưa có hoạt động hỗ trợ phát triển “hành động tập thể” của các tổ nhóm để có thể kết nối giữa những người sản xuất nhỏ với nhau và với các tác nhân trong chuỗi giá trị lợn đen bản
địa.
Định mức chi tiêu trong dự án của Oxfam chưa điều chỉnh kịp thời với tỷ lệ lạm phát cao là một khía cạnh được các đối tác nhắc đến. Trong đó, các định mức các đối tác phàn nàn nhiều nhất là: chi phí di chuyển, công tác phí và chỗở. Tuy nhiên, cán bộ chương trình của Oxfam đã có sựđiều chỉnh mức chi tiêu cho các hoạt động dự án tùy theo từng trường hợp cụ thể, với sự thỏa thuận với các đối tác, điều này giúp dự án vận hành thuận lợi hơn.