Kết quả xác định thời gian chưng cất thích hợp

Một phần của tài liệu Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu từ vỏ quả và lá quất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước (Trang 32 - 34)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả xác định thành phần khối lượng của quả Quất

3.5.Kết quả xác định thời gian chưng cất thích hợp

Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở hình 3.7 và 3.8 (bảng PL8).

Hình 3.7. Thể tích tinh dầu vỏ và lá trong các thời gian chưng cất khác nhau(ml)

Hình 3.8. Tỉ lệ khối lượng tinh dầu vỏ và lá trong các thời gian chưng cất khác nhau(%)

Nhận xét và giải thích:

Nhìn vào 2 đồ thị ta thấy:

Thể tích tinh dầu quả tăng nhanh trong 10 phút đầu tiên (2,60ml) tương đương với tỉ lệ khối lượng là(2,15%), sau đó tăng chậm và ổn định trong 60 phút tiếp theo và đạt cực đại ở phút thứ 70 (3,14ml) tương đương với tỉ lệ khối lượng là(2,6%). Tuy nhiên nếu tiếp tục chưng cất thì thể tích tinh dầu không tăng thêm nữa. Do vậy, thời gian chưng cất tối ưu với mẫu quả là 70 phút.

Trong khi đó tinh dầu vỏ thì tăng nhanh trong 20 phút đầu tiên (0,32ml) tương đương với tỉ lệ khối lượng là (0,3%) sau đó tăng chậm và ổn định trong 40 phút tiếp theo sau đó tăng chậm dần và đạt cực đại khi chưng cất được 80 phút(0,71ml) tương đương với tỉ lệ khối lượng là (0,67%) và không tăng thêm được nữa khi tiếp tục chưng cất. Do vậy, thời gian chưng cất tối ưu của mẫu lá là 80 phút.

So sánh với mẫu quả, thì mẫu lá có thời gian chưng cất tối ưu cao hơn cũng là do trong thành phần của lá có nhiều chất sáp khiến cho việc thẩm thấu và trích ly tinh dầu gặp nhiều khó khăn hơn. Vì thế, muốn đạt hiệu quả thu hồi tối ưu thì phải tiêu tốn nhiều thời gian hơn (80phút).

Qua các kết quả thu được từ các thí nghiệm trên ta thấy hiệu suất thu hồi tinh dầu từ quả Quất cao nhất là 3,14ml, chiếm 2,60% về khối lượng so với mẫu. Trong khi đó, tinh dầu chiết từ lá lại rất ít (chỉ 0,67% về khối lượng), thấp hơn gần 4,5 lần so với quả. Qua đó cho thấy nếu tận dụng phần quả Quất sau khi chưng tết để chiết rút tinh dầu là một phương án có tính khả thi cao. Đồng thời, đầu tư phối hợp với việc chiết rút từ phần lá sẽ mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nhà sản xuất.

Một phần của tài liệu Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu từ vỏ quả và lá quất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước (Trang 32 - 34)