Kiểm soát khoản phải thu của công ty

Một phần của tài liệu Quản trị các khoản phải thu của công ty cổ phần viễn thông Sao Nam (Trang 33 - 35)

5. Kết cấu khóa luận :

2.3.3 Kiểm soát khoản phải thu của công ty

a. Kiểm soát về chính sách tín dụng cho khách hàng

Công ty thiết lập chính sách tín dụng dựa trên việc xác minh khả năng tài chính cũng như uy tín của khách hàng. Trên cơ sở đó để đưa ra những tiêu chuẩn phù hợp và các thông tin sẽ được bộ phận đánh giá và cho điểm tín dụng

Để đánh giá một công ty có tiêu chuẩn tốt thì doanh nghiệp phải có khả năng tài chính tốt, uy tín và có vị thế trên thị trường, có quan hệ làm ăn lâu năm với công ty và không có lịch sử nợ nần và nhưng tiêu chuẩn này giảm dần tương ứng với uy tín của khách hàng trên thị trường. Khách hàng có tiêu chuẩn thấp nhất là khách

hàng tiềm lực tài chính kém hoặc chưa có uy tín trên thị trường và doanh nghiệp thường hạn chế cho cấp tín dụng

Bên cạnh việc đánh giá chấm điểm khách hàng thì công còn chú trọng đến thời gian bán chịu, đôi khi khách hàng cũng gây ra không ít khó khăn nhưng hầu hết công ty đều tránh được do hợp đồng giao kết rõ ràng và có sự chứng kiến của luật sư. Đối với các khoản nợ đến hạn công ty thường sử dụng các biện pháp:

- Hối thúc khách hàng trả nợ - Thuê công ty đòi nợ

- Bộ phận kế toán lập hồ sơ để theo dõi đánh giá khách hàng, đánh giá đúng khoản nợ phải thu và đánh giá hữu hiệu chính sách thu tiền và đối với những khoản nợ khó đòi cần có những biện pháp mạnh cùng với sự can thiệp của pháp luật.

b. Phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với các KPT khó đòi

Trong quá trình hoạt đọng kinh doanh công ty đã nới lỏng chính sách tín để có thể thu hút được các khách hàng kí kết hợp đồng với công ty. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không thể tránh được những tổn thất, rủi ro. Chính vì thế, để phòng ngừa được những rủi ro thì ngoài việc đôn đốc, theo dõi tình hình khoản nợ của khách hàng, gửi thư thông báo cho khách hàng về các khoản nợ chưa thanh toán hoặc đang chậm thanh toán thì trường hợp khách hàng đang cố tình không thanh toán hoặc cố tình kéo dài thời gian thanh toán thì công ty sẽ phải nhờ đến sự tham gia của các ngân hàng thương mại để tiến hành các thủ tục đòi nợ. Hoặc trong trường hợp khách hàng có khó khăn tài chính thì công ty vẫn tạo điều kiện cho khách hàng gia hạn thêm thời gian trả nợ. Nếu khách hàng phá sạn thì công ty chấp nhận xóa bỏ một phần nợ cho khách hàng.

Ngoài ra, hiện nay công ty còn áp dụng nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh bảo hành. Việc nhờ đến sự bảo lãnh của ngân hàng giúp công ty dễ dàng thu hồi các khoản phải thu khó đòi của doanh nghiệp. Khi phát sinh các khoản phải thu sắp đến hạn thanh toán công ty có thể thông qua ngân hàng để thu hồi khoản nợ từ khách hàng. Chính biện pháp này đã giúp công ty có thể thu hồi nợ dễ dàng hơn, giảm các khoản nợ quá hạn. Đối với các khoản phải thu khó đòi, công ty sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của các ngân hàng để phong tỏa tài sản, tiền vốn của khách nợ.

Một phần của tài liệu Quản trị các khoản phải thu của công ty cổ phần viễn thông Sao Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w