5. Kết cấu khóa luận :
3.2.1 Về phía doanh nghiệp
Hoàn thiện và xây dựng các chính sách tín dụng
Các chính sách tín dụng của công ty cần phải được thể hiện trên văn bản hoặc báo cáo quản trị để có sự thống nhất. Công ty cần tiếp tục bám sát các chính sách tín dụng hiện có, tùy theo điều kiện môi trường kinh doanh để xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt về thời hạn bán chịu cũng như các điều khoản chiết khấu hay quy mô tín dụng để thu hút các chủ đầu tư, tăng tốc độ thu hồi khoản phải thu. Hơn hết, công ty cần có nhiều chính sách chiết khấu đối với khách hàng thanh toán sớm hoặc hợp tác với khách hàng trong việc giải quyết vấn đề khoản phải thu. Từ đó giúp công ty có thể giải quyết nhanh các khoản vay, khoản nợ đúng hạn, đảm bảo uy tín cho công ty.
Để tăng doanh thu và lợi nhuận bán hàng, công ty đã nới lỏng các chính sách,sử dụng chính sách bán chịu cho khách hàng. Khi bán chịu hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng đồng nghĩa với việc công ty đã cấp một khoản tín dụng cho khách hàng. Vì vậy, trước khi cấp tín dụng cho khách hàng, công ty cần phải tìm hiểu về khách hàng: khả năng thanh toán, tình hình tài chính, tư cách tín dụng,..Từ đó phân loại cá nhóm khách hàng và đưa ra các chính sách phù hợp với các nhóm khách hàng đó nhằm giảm thiểu được rủi ro về các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi. Tránh được những trường hợp không may xảy ra đối với khách hàng mới bị phá sản hoặc không có khả năng trả nợ đúng hạn hay là khách hàng quen ì chầy, xin xỏ gia hạn thời hạn thanh toán nợ.
Tăng cường đào đạo quản lý nợ và phân tích tín dụng thương mại
Doanh nghiệp đang nhận thức sai lầm rằng, hiệu quả quản lý các khoản phải thu là trách nhiệm của riêng bộ phận kế toán – tài chính. Điều này không chỉ là chưa đúng mà còn chưa đủ. Kế toán – Tài chính là đầu mối để phối hợp giải quyết các khoản phải thu, nhưng để phối hợp được hiệu quả, họ phải có sự hỗ trợ của bộ phận hành chính, bộ phận kĩ thuật, bộ phận dịch vụ khách hàng, thậm chí của cả Ban Giám đốc. Hiện tại công ty vẫn chưa có bộ phận chuyên trách về quản lý khoản phải thu. Công việc theo dõi, quản lý và xử lý các khoản phải thu vẫn còn chưa tốt, chưa chuyên nghiệp, bài bản và đạt hiệu quả thấp. Chính vì thế, công ty cần chú trọng trong việc đầu tư, bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ quản lý và cán bộ tài chính về công tác quản lý nợ, cần phải huấn luyện các kĩ năng chuyên môn về quản lý nợ, kỹ năng đánh giá, phân loại nợ, xử lý nợ...cho các cán bộ quản lý nợ.
Bộ phận kỹ thuật cần phải lên kế hoạch thi công rõ ràng, cụ thể với khách hàng và cố gắng hoàn tất công trình, đảm bảo chất lượng xong trình với khách hàng. Sau đó chuyển các chứng từ gốc cho bộ phận kế toán có thể tiến hành làm các hồ sơ thanh toán và đòi nợ nhanh nhất.
Ban giám đốc căn cứ vào hồ sơ được đệ trình từ bộ phận kế toán để xét duyệt hạn mức tín dụng, hạn thanh toán cho từng khách hàng. Đề ra các chính sách động viên nhân viên thích hợp để đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ. Một trong các giải pháp
có thể mang lại hiệu quả tốt nhất là chính sách trả lương theo phần trăm số tiền thu được từ khách hàng với điều kiện không được trễ hạn thanh toán.
Xây dựng hệ thống kiểm soát nợ có hiệu quả
Xây dựng hệ thống là vấn đề mà giám đốc và ban quản lý của công ty cần phải chú trọng. Công ty nên xem xét, sử dụng các kĩ năng phân tích và kiểm soát nợ như: kỹ thuật phân loại hách hàng và xếp hạng tín dụng. Theo đó, mỗi khách hàng sẽ được xếp loại từng mức độ rủi ro dựa trên các tiêu chí như chỉ số khả năng thanh toán nhanh, chỉ số khả năng thanh toán hiện hành, lợi nhuận...như thế các khoản phải thu sẽ được quản lý chặt chẽ hơn.
Với công ty đang hoạt động trong ngành xây dựng thì thời gian thi công tương đối dài, do đó công ty cần thận trọng và cố gắng thương lượng với từng khách hàng bằng cách chia nhỏ các giai đoạn thanh toán. Ngoài ra công ty cần tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ, sử dụng các phần mềm chuyên dụng theo dõi nợ và nối mạng thông tin để trao đổi thông tin về khả năng thanh toán của khách hàng, từ đó có phản ứng kịp thời.
Công ty nên theo dõi khoản phải thu khách hàng theo các tiêu chí như: phân loại khách hàng, theo hình thức tiền tệ,...từ đó đưa ra các chính sách thu hồi nợ hợp lý, hiệu quả hơn. Ngoài ra công ty nên thường xuyên theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ và đánh giá tình hình thanh toán của khách hàng. Thay vì chơ đến hạn mới đến thu hồi nợ thì bộ phận quản lý nợ nên chủ động tìm đến khách hàng để làm việc về các khoản phải thu trước, khi khách hàng có ý định i chầy thì nên có những biện pháp rắn rỏi và quyết đoán hơn để tránh tình trạng dây dưa nợ trong thời gian dài.
Quản trị rủi ro và xử lý nợ khó đòi
Trong nền kinh tế thị trường, tính cạnh tranh cũng như khả năng xảy ra các rủi ro trong kinh doanh là rất lớn. Vì vậy các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình thường cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể gặp phải cũng như việc dự tính những rủi ro đó.Chính vì thế, để tránh những tổn thất có thể gặp phải trng quá trình thu hồi nợ,công ty nên trích lập dự phòng phải thu khó đòi giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể ra trong năm kế
hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Công ty cần có thêm những biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với các khoản nợ khó đòi, tăng cường hoàn thiện quy trình cũng như công tác đôn đốc thu hồi nợ, phối hợp việc sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia với việc tận dụng mối quan hệ thân thiết, hợp tác cùng có lợi với các đối tác, ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Hơn nữa, cần có các biện pháp xử lý các khoản nợ khó đòi của công ty như cơ cấu lại thời hạn nợ, xoá một phần nợ cho khách hàng, bán nợ.…