Giảipháp cụ thể

Một phần của tài liệu tiểu luận môn tăng trưởng và phát triển tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của các nước ĐNA (Trang 39 - 43)

3.2.2.1. Về chính sách tiền tệ và tín dụng

Ngân hàng nhà nƣớc ( NHNN) đã triển khai đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ (CSTT) và hoạt động ngân hàng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô (KTVM) khác kiểm soát hiệu quả lạm phát,hỗ trợ tăng trƣởng hợp lý; đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD). Cụ thể:

 Một là, NHNN đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trƣờng tiền tệ (TTTT), ngoại hối, góp phần kiểm soát lạm phát ở mức 3,54% (là năm thứ 5 liên tiếp lạm phát đƣợc kiểm soát ở mức dƣới 4%) và hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế đạt 7,08%.

 Hai là, mặt bằng lãi suất đƣợc duy trì ổn định trong bối cảnh lãi suất thị trƣờng quốc tế tăng. Theo đó, NHNN đã điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến KTVM và tiền tệ; tập trung điều tiết và đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản

cho các TCTD, duy trì lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng ở mức hợp lý; điều chỉnh giảm lãi suất chào mua trên thị trƣờng mở (OMO) từ 5%/năm xuống 4,75%/năm để góp phần giảm chi phí vốn cho TCTD; chỉ đạo các TCTD tiếp tục rà soát và cân đối khả năng tài chính để áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý, nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng và đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động.

 Ba là, trong năm qua điều hành tăng trƣởng tín dụng (TTTD) phù hợp với cân đối vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, gắn liền với nâng cao chất lƣợng, tập trung tín dụng vào sản xuất kinh doanh, tín dụng đối với các lĩnh vực rủi ro đƣợc kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo hoạt động an toàn.

Điều cần nhấn mạnh là trong khi kiên quyết thắt chặt tiền tệ, cần bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá và xuất khẩu phát triển.

3.2.2.2. Cơ chế xuất nhập khẩu

Cán cân thƣơng mại là một chỉ tiêu vĩ mô rất quan trọng. Nhập siêu tăng cao đã đe doạ đến cân đối vĩ mô, đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp kiên quyết để hạn chế tình trạng này trên cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu.

Để làm việc này, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp: Ngân hàng Nhà nƣớc bảo đảm đủ vốn và mua hết ngoại tệ cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, xử lý ngay các ách tắc về tín dụng xuất khẩu cho từng trƣờng hợp cụ thể; tăng cƣờng hỗ trợ công tác xúc tiến thƣơng mại đối với hàng xuất khẩu; cải cách mạnh thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu để giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam đi đôi với việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp khác phù hợp với các cam kết quốc tế của nƣớc ta để giảm nhập siêu, kể cả việc tăng thuế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu.

3.2.2.3. Về chính sách an sinh xã hội:

Trƣớc tình hình giá cả tăng cao, ảnh hƣởng đến đời sống của nhân dân, nhất là vùng nghèo, hộ nghèo, vùng bị thiên tai, ngƣời lao động có thu nhập thấp, Chính phủ đã chủ trƣơng mở rộng các chính sách về an sinh xã hội.

Chính phủ đã quyết định tăng 20% mức lƣơng tối thiểu cho những ngƣời lao động thuộc khối cơ quan nhà nƣớc, lực lƣợng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội từ ngày 1 tháng 1 năm 2008. Chính phủ cũng quy định điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu theo hƣớng tăng lên đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam, lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mƣớn lao động.

Riêng với ngƣời lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề), mức lƣơng tối thiểu quy định cao hơn ít nhất 7% so với mức lƣơng tối thiểu vùng. Ngoài ra, khoảng 1,8 triệu ngƣời về hƣu và ngƣời hƣởng trợ cấp bảo hiểm xã hội đã đƣợc tăng lƣơng 20%, hơn 1,5 triệu ngƣời có công đã đƣợc điều chỉnh trợ cấp lên 20% so với mức chuẩn hiện hành.

Chính phủ đã quyết định giữ ổn định mức thu học phí, viện phí và tiếp tục cho sinh viên, học sinh đại học, cao đẳng, học nghề có hoàn cảnh khó khăn đƣợc vay ƣu đãi để học tập. Tiếp tục xuất gạo dự trữ quốc gia để cấp không thu tiền cho hộ đồng bào bị thiên tai, thiếu đói. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các giải pháp hỗ trợ khác đối với các vùng khó khăn, vùng bị thiên tai. Điều quan trọng cần chú ý là phải xây dựng cơ chế và kiểm tra việc thực thi, bảo đảm nguồn hỗ trợ của Nhà nƣớc đến đúng đối tƣợng, không bị thất thoát, tham nhũng.

KẾT LUẬN

Trong những năm vừa qua, Việt Nam cũng nhƣ các quốc gia Đông nam Á đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định về kinh tế đó cũng là nhờ một phần đóng góp của các chính sách điều chỉnh tỉ lệ lạm phát hợp lí. Tuy nhiên, những bất ổn của sự mất cân đối giữa lạm phát trong một thời gian là dấu hiệu để chúng ta điều chỉnh và đƣa ra những chính sách hiệu quả. Hiểu rõ và giải quyết đƣợc những vẫn đề này sẽ góp phần không nhỏ cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế ở Đông Nam Á.

Tiếp tục hoàn thiện mục tiêu chống lạm phát và kìm chế lạm hát là mục tiêu cơ bản để tăng trƣởng và phát triển kinh tế, ổn định xã hội, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong thời gian tới. Phát huy hết kết quả đạt đƣợc trong những năm vừa qua. Đông Nam Á cũng đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định về kinh tế đó cũng là nhờ một phần đóng góp của các chính sách điều chỉnh tỉ lệ lạm phát hợp lí.

Thời gian tới, nền kinh tế của Đông Nam Á đang có những thách thức và khó khăn cần phải vƣợt qua. Vấn đề lạm phát vẫn còn tiếp tục diễn biến phúc tạp, cần phải nghiên cứu và có những biện pháp phù hợp để giữ vững tăng trƣởng kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn tăng trưởng và phát triển tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của các nước ĐNA (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w