Phân loại lao động tại Công ty CP XD&TM Rồng Đất Việt

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư kinh doanh tại công ty xây dựng cổ phần rồng đất việt (Trang 25)

Theo thông báo tăng giảm lao động, số lao động được phân bổ đều đến các bộ phận. Mỗi phòng sản xuất số lượng lao động hiều hay ít còn phụ thuộc vào nhiệm vụ sản xuất, trình độ trang bị kĩ thuật, và trình độ tổ chức sản xuất. Dựa

22

trên cơ sở đã nêu, Công ty đã xác định nhu cầu lao động của mình với quy mô và cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất đề ra.

Bảng 2. 9 Phân bổ sử dụng lao động năm 2019

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Theo thống kê về sự phân bổ sử dụng lao động của công ty, ta có thể thấy công ty thuộc loại hình công ty sản xuất nên số lượng công nhân trực tiếp tham gia sản xuất chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng số lao động chiếm 90,3%. Sau đó là nhân viên quản lý doanh nghiệp chiếm 6,3%, và cuối cùng là nhân viên quản lý phân xưởng chiếm 3,4 %.

Bảng 2. 10 Bảng cơ cấu lao động

Trình độ

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Tổng số nhân viên 300 100% 255 100% 238 100% 2. Theo trình độ nhân viên Trên đại học 1 0,33% 1 0,39% 1 0,42% Đại học 29 9,67% 27 10,59% 21 8,82% Trung cấp 15 5% 13 5,10% 8 3,36% Thợ bậc 2/7 đến 7/7 255 85% 214 83,92% 208 87,39%

STT Bộ phận sử dụng lao động Số người lao động ( người )

Tỷ lệ (%)

1 Nhân viên quản lý DN 10 6.3

2 Nhân viên quản lý PX 6 3.4

3 Công nhân trực tiếp sản xuất

222 90.3

23

3. Theo giới

tính

Nam 234 78% 201 78,82% 198 83,2%

Nữ 66 22% 54 21,18% 40 11,6%

( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán )

Số lượng lao động giảm dần qua các năm 2017, 2018, 2019 do quy mô kinh doanh của Công ty có phần thu hẹp. Đây là một phần trong chiến lược kinh doanh của Công ty. Trong những năm tiếp theo Công ty có xu hướng duy trì lực lượng lao động như năm 2019 bên cạnh đó thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân để đáp ứng đúng với yêu cầu kỹ thuật.

Do đặc thù là công ty sản xuất tấm thạch cao, là ngành cần nhiều công nhân nam hơn, nên số lượng công nhân nam tại công ty nhiều hơn so với số lượng công nhân nữ chiếm (83,2%).

2.4.2. Các hình thức tính lương và trả lương trong doanh nghiệp

Có 2 hình thức trả lương phổ biến: - Trả tiền lương theo sản phẩm. - Trả lương theo thời gian.

Hình thức trả lương theo sản phẩm.

Hình thức trả lương này phù hợp với nguyên tắc phân phối lao động, gắn thu nhập của người lao động với kết quả lao động từ đó khuyến khích lao động sản xuất sản phẩm. Hình thức này có hiệu quả hơn so với việc trả lương theo thời gian, do đó xu hướng hiện nay, hình thức trả lương theo sản phẩm được mở rộng phổ biến.

Ưu điểm: Hình thức trả lương phù hợp với nguyên tắc phân phối lao động, gắn thu nhập tiền lương với kết quả lao đọng, năng suất và chất lượng lao động. Từ đó khuyến khích người lao động tăng lăng suất lao động. Bên cạnh đó hình thức trả lương này đơn giản, dễ tính, công nhân có thể tính được số t iền lương của mình.

Nhược điểm: Công nhân ít quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu, coi nhẹ việc tiét kiệm chi phí sản xuất, ít quan tâm đến việc bảo quản máy móc, thiết

24

bị, hơn nữa công nhân chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm mà mình làm ra chứ không quan tâm đến chất lượng của sản phẩm.

Hình thức trả lương theo thời gian:

Đây là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian lao động, vào cấp bậc lương để tính lương cho từng người lao động. Hình thức này được áp dụng với những người thuộc khu hành chính sự nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực quản lý, chuyên môn, kỹ thuật thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

Ưu điểm: hình thức trả lương theo thời gian có ưu điểm là dễ tính, dễ trả lương cho người lao động.

Nhược điểm: chưa gắn tiền lương với kết quả chất lượng lao động.

2.4.3. Các khoản trích theo lương.

Bảo hiểm xã hội (BHXH): Là loại quỹ được hình thành nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động trong trường hợp người lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động. BHXH trích theo quỹ lương với tỷ lệ 25% trong đó 17% tính vào chi phí sản xuất và 8% tính vào thu nhập của người lao động.

Bảo hiểm y tế (BHYT): Được hình thành nhằm trợ giúp người lao động trong trường hợp phòng và khám khi ốm đau, sinh đẻ hoặc tai nạn lao động. BHYT tính 4.5% quỹ lương. Trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất và 1.5% tính vào thu nhập của người lao động.

Bảo hiểm thất nghiệp(BHTN): tính 2% tổng quỹ lương phải trả công nhân viên, trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất và 1% tính vào lương của người lao động.

Tiền lương có vai trò rất quan trọng trong việc kinh doanh. Vì vậy những phương thức giảm chi phí để tăng lợi nhuận mà không mang lại lợi ích cho nhân viên chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả lâu dài. Lương thưởng luôn có ảnh hưởng rất lớn để sự thỏa mãn hay bất mãn đối với mọi nhân viên trong công ty. Phần lớn mọi người đều đồng ý rằng các nhân viên nên được trả công xứng đáng với những công việc mà họ làm thực sự tốt.

25

Nhìn chung dựa vào mỗi loại sản phẩm mà có những nhóm nhân viên được trả lương theo một hình thức nào đó nhưng công ty luôn đảm bảo mức lương nhân viên của mình nhận được là đảm bảo những tiêu chí trên.

2.4.4. Quỹ tiền lương.

Quỹ tiền lương cuả doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương tính theo công nhân viên của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý chi trả lương

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm:

- Tiền lương thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm, tiền lương khoán. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác làm nghĩa vụ theo chế độ quy định thời gian nghỉ phép, thời gian học.

- Các khoản phụ cấp làm thêm giờ.

- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên.

Quỹ tiền lương kế hoạch trong doanh nghiệp còn được tính cả các khoản trợ cấp BHXH trong thời gian người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.

Bảng 2. 11 Tình hình quỹ lương của doanh nghiệp năm 2017-2019 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng quỹ lương VNĐ 25.486.254.946 21.546.353.994 20.049.341.443 Doanh thu thuần VNĐ 166.425.730.723 147.497.010.879 144.586.012.825 Số lao động Người 300 255 238 Tỉ suất tiền lương/1 đồng doanh thu 15.31 14.60 13.86 Thu nhập bình quân của người lao động VNĐ 84.954.183 84.496.506 84.240.930

( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Qua bảng số liệu trên ta thấy thu nhập bình quân của mỗi người lao động không không được cải thiện. Công ty đã giúp công nhân có một cưộc sống ổn định

26

hơn. Ngoài ra trong thu nhập của người lao động còn có các khoản trợ cấp, tiền thưởng theo % doanh số do công nhân viên có thể làm thêm ngoài giờ hành chính. Muốn phát triển sản xuất, lợi nhuận tăng, công ty cần có các chế độ, chính sách nhằm kích thích cả về vật chất lẫn tinh thần cho cán bộ công nhân viên.

2.5. Công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm

2.5.1. Tình hình quản lý chi phí của công ty công ty CP Rồng Đất Việt

Bảng 2. 12 Bảng tổng hợp chi phí năm 2018,2019

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019

Chênh lệch

Số tuyệt đối Số tương đối Giá vốn hàng bán 86.612.778.669 82.351.013.110 4.261.765.559 5.1% Chi phí tài chính 915.707.845 1.454.069.159 538.361.314 58,8% Chi phí quản lý doanh nghiệp 8.462.194.160 9.031.562.864 569.368.704 6,7% Tổng chi phí 91.728.915.115 97.098.410.692 5.369.495.577 5.6%

( Nguồn: Phòng Tài chính kế toán )

Từ bảng tổng hợp chi phí ta có thể thấy giá vốn hàng bán của công ty giảm xuống qua các năm (4.261.765.559 VNĐ) tương ứng với mức giảm 5.1%. Chi phí tài chính năm 2019 là 1.454.069.159 đồng tăng 58,8% so với năm 2018. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2019 tăng so với năm 2018 là 569.368.704 đồng tương ứng giảm 6,7%.

2.5.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Căn cứ vào tính chất quy trình công nghệ sản phẩm phân xưởng sản xuất của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Rồng Đất Việt là giản đơn, loại hình sản xuất hàng loạt, có khối lượng lớn, sản phẩm chỉ sản xuất trong một phân xưởng, chủng loại sản phẩm hiện nay không nhiều, nên công ty xác định đối tượng

27

hạch toán chi phí là sản phẩm. Đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty là sản phẩm cuối cùng, không buôn bán thành phẩm.

Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Rồng Đất Việt tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp. Phương pháp này có ưu điểm là rất đơn giản, dễ tính toán và có thể cung cấp các chỉ tiêu giá thành một cách kịp thời trong công tác quản lý.Giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau:

Tổng giá thành SP hoàn thành trong kỳ = CPSXDD đầu kỳ + Phát sinh trong kì- các khoản giảm chi phí –CPSXKD cuối kỳ.

2.6. Những vấn đề về huy động vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp.

2.6.1. Quản lý tài sản ngắn hạn 2017, 2018,2019.

Bảng 2. 13 Bảng quy mô vốn lưu động năm 2017, 2018, 2019

Chỉ tiêu Năm 2017 Tỷ trọng (%) Năm 2018 Tỷ trọng (%) Năm 2019 Tỷ trọng (%) Tài sản ngắn hạn 34.081.296.754 100 34.377.882.998 100 35.026.146.786 100 Tiền và các khoản tương đương tiền 3.106.708.811 9.1 259.287.553 0.07 1.688.016.471 4.81 Các khoản phải thu ngắn hạn 20.860.966.913 61.2 22.684.823.586 66.5 23.141.697.851 66.1 Hàng tồn kho 9.434.366.439 27.7 10.784.391.611 31.4 9.605.884.057 27.4 Tài sản ngắn hạn khác 679.254.591 2 649.380.248 2.03 590.548.407 1.69

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm của Công ty CP Rồng Đất Việt)

Tài sản ngắn hạn không biến động nhiều qua các năm tăng từ 34.081.296.754 đồng năm 2017 lên đến 35.026.146.786 đồng năm 2019 (tăng 2,7% so với năm 2017). Năm 2017, lượng tiền mặt dự trữ chiếm 9,1% (tương ứng 3.106.708.811đồng) và giảm xuống còn 0,07 % năm 2018, tăng lên 4,81% năm 2019. Năm 2017, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm gần 61,2% trong tài sản

28

ngắn hạn tương ứng 20.860.966.913 đồng. Năm 2019, các khoản phải thu đã tăng gần 10,9% so với năm 2017 lên tới 22.684.823.586 đồng, chiếm tỉ trọng 66,1% trong tài sản ngắn hạn. Điều đó cho thấy, chính sách tín dụng công ty chưa thực sự hiệu quả, vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều. Bài toán về các khoản phải thu của công ty rất nan giải. Về hàng tồn kho, có thể thấy trong 3 năm, tỷ trọng hàng tồn kho chiếm lần lượt 27,7% (tương ứng 9.434.366.439 đồng); 31,4% (tương ứng 10.784.391.611 đồng) và 27,4% (tương ứng với 9.605.884.057 đồng). Chính sách dự trữ nguyên vật liệu đầu của Công ty không thay đổi nhiều qua các năm. Mặc dù vậy nhưng tỉ trọng hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn khá cao, lượng nguyên vật liệu tồn kho nhiều, chi phí lưu kho cao dẫn đến nguy cơ hao hụt thất thoát nguyên vật liệu.

2.6.2. Quản lý tài sản dài hạn năm 2017, 2018, 2019

Bảng 2. 14 Quy mô vốn cố định năm 2017, 2018, 2019

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tài sản dài hạn 50.261.190.802 54.156.874.736 50.927.653.339 Tài sản cố định 45.694.083.658 49.467.898.514 43.317.601.954 Trong đó: Nguyên giá 45.694.083.658 49.467.898.514 43.317.601.954 Hao mòn lũy kế 0 0 0 Tài sản dài hạn khác 4.567.107.144 4.688.976.222 7.478.188.338

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm của công ty TNHH Rồng Đất Việt)

Tài sản dài hạn biến động không đáng kể qua các năm từ 6.143.769.878 đồng năm 2015 lên 6.465.765.898 đồng năm 2017 và tiếp tục tăng 7.012.125.619 đồng năm 2018. Công ty không đầu tư dài hạn. Công ty không có tài sản dài hạn.

29

Cuối năm 2018, Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 3,89 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 7,7%. Trong đó tổng TSCĐ tăng 3,79 tỷ và Tài sản dài hạn khác tăng 0.2 tỷ đồng. Trong năm 2018, Xí nghiệp thực hiện đầu tư, xây dựng thêm nhà xưởng, mua sắm thêm máy móc thiết bị. Sự gia tăng tương ứng của TSCĐ là hoàn toàn phù hợp với sự gia tăng của quy mô kinh doanh trong năm 2018. Trong năm 2019, Tài sản dài hạn của Công ty giảm 6,1 tỷ, Tài sản dài hạn khác tăng 2,78 tỷ. Nguyên nhân là do trong năm 2019, Công ty tiến hành thanh lý một số ô tô và 01 dây chuyền sản xuất. Do tình hình kinh doanh gặp khó khăn không thuận lợi nên Công ty thực hiện chính sách thu hẹp quy mô kinh doanh. Trong tình hình nền kinh tế khó khăn như hiện nay, việc thu hẹp quy mô kinh doanh là một chiến lược đúng đắn đối với Công ty. Điều này làm giữ vững năng lực sản xuất của Công ty trong dài hạn. Trong hai năm, Công ty đều không có tài sản thuê tài chính; tài sản cố định vô hình toàn bộ là phần mềm máy tính.

2.6.3. Quản lý nguồn vốn của công ty.

Nguồn vốn là một nhân tố quan trọng quyết định tới mọi khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn có vốn thì doanh nghiệp phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Việc xem xét kết cấu vốn cho ta thấy được nguồn và tỷ trọng của từng nguồn hình thành vốn và việc đầu tư, sử dụng vốn vào tài sản của công ty, từ đó có biện pháp điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Bảng 2. 15 Nguồn vốn lưu động của công ty năm 2017, 2018, 2019.

Chỉ tiêu Năm 2017 Tỷ trọng (%) Năm 2018 Tỷ trọng (%) Năm 2019 Tỷ trọng (%) A. NỢ PHẢI TRẢ 34.337.104.467 40.70 33.714.252.185 40,00 35.670.616.714 43.10 1. Nợ ngắn hạn 34.337.104.467 33.714.252.185 35.670.616.714 2. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0

30 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 49.965.383.089 59.30 50.484.205.549 60,00 46.927.985.800 56.90 1. Vốn chủ sở hữu 49.965.383.089 59.30 50.484.205.549 60,00 46.927.985.800 56.90 Vốn đầu tư của chủ sơ hữu 28.500.000.000 28.500.000.000 28.500.000.000 Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 8.820.532.346 9.925.898.014 10.503.374.795 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 12.058.307.535 12.644.850.743 7.924.611.005 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 0 0 0 TỔNG CỘNG 84.302.487.556 100,0 0 84.198.457.734 100,0 0 82.598.602.51 4 100,0 0

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm Công ty CP Rồng Đất Việt)

+ Tài sản của Công ty được hình thành từ hai nguồn: - Nguồn vốn vay và chiếm dụng.

- Nguồn vốn chủ sở hữu.

Với kỳ vọng gia tăng vốn chủ sở hữu trong những năm tiếp theo do vậy tỷ trọng vốn chủ của công ty năm 2017 chiếm 59,3% tổng nguồn vốn, tương đương 49.965.383.089 đồng tăng so với năm 2015, nợ phải trả chiếm 40,7%, trong đó chủ yếu là từ phải trả người bán và nợ ngắn hạn..Công ty chỉ có nợ ngắn hạn chứ không có nợ dài hạn. Điều này chứng tỏ việc xoay vòng vốn của công ty tốt.

31

Chính sách huy động vốn của công ty trong năm 2018 có sự thay đổi. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng là 60% trong tổng nguồn vốn (tăng 0,07% so với năm 2017). Nợ ngắn hạn năm 2018 giảm xuống còn 33.714.252.185 đồng tương ứng với 40 % tổng nguồn vốn. Năm 2019, công ty đã thực hiện tăng vay ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh, tuy nhiên do biến động thị trường lợi nhuận công ty giảm mạnh nên vốn chủ sở hữu giảm xuống còn 46.927.985.800 đồng giảm 7,04% so với năm 2018,song nợ phải trả tăng nhẹ lên 35.670.616.714 đồng.

Qua quá trình phân tích, ta thấy qui mô của Công ty trong năm qua đang bị thu hẹp, Công ty có xu hướng huy động vốn bằng cách đi vay ngắn hạn và chiếm dụng vốn làm cho tỉ trọng nợ phải trả tăng lên, đồng nghĩa với việc tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm đi dẫn đến việc Công ty đứng trước nguy cơ mất tự chủ về mặt tài chính. Tuy nhiên nếu so với một số doanh nghiệp cùng ngành thì mức độ độc lập về tài chính của Công ty vẫn ở mức trung bình, việc sử dụng nợ vay như vậy là chưa quá cao, tình hình tài chính của Công ty vẫn được đảm bảo.

2.6.4 Phân tích nhóm các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty. 2.6.4.1 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán. 2.6.4.1 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán.

Tình hình tài chính của một doanh nghiệp được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư kinh doanh tại công ty xây dựng cổ phần rồng đất việt (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)