Nhìn nhận thông qua quá trình thực tập tại Tòa án nhân dân quận Hải Châu Thành phố Đà Nẵng và tham khảo Mục 4 Chương XIV, Bộ luậtTố tụng dân sự 2015.

Một phần của tài liệu tranh chấp về hợp đồng dịch vụ và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại tòa án nhân dân quận hải châu thành phố đà nẵng (Trang 27 - 28)

quy định rõ số lượng lần cần phải hòa giải nên trên thực tế số lượng lần đó sẽ phụ thuộc vào mức độ nhiệt tình của thẩm phán. Nếu các thẩm phán tâm huyết với nghề , nhiệt tình khi gặp các vụ án khó, Thẩm phán vẫn kiên trì hòa giải, đối với những thẩm phán không nhiệt tình họ sẽ hòa giải qua loa cho có thủ tục và kết thúc hòa giải. Cũng có những Thẩm phán khi thấy vụ án có những tính chất phứt tạp, họ chưa hiểu hết các khía cạnh của vấn đề nên đã tổ chức cho các bên hòa giải quá nhiều lần làm tốn kém thời gian của đương sự. Bên cạnh đó, có những trường hợp một bên đương sự với mong muốn trì hoãn thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền nên đã tác động Thẩm phán hòa giải nhiều lần để kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Qua những việc thực tế đó, chúng ta thấy pháp luật cần quy định cụ thể số lượng lần hòa giải thích hợp trong vụ án để Thẩm phán áp dụng.

Thứ ba là về vấn đề năng lực của cán bộ tại Tòa án. Hiện nay, chức danh thẩm phán được bổ nhiệm chung và chưa phân biệt Thẩm phán xét xử dân sự, kinh tế, hành chính, Lao động hay hình sự. Như vậy, ở đây chúng ta cần đặt câu hỏi, liệu rằng các Thẩm phán có thực sự hiểu sâu vào tất cả các lĩnh vực đó hay không? Bởi mỗi lĩnh vực thật sự đều rất khó và phức tạp. Chính vì vậy nhà nước cần có một phương án thích hợp để giải quyết vấn đề này. Tiếp theo là về vấn đề ngoại ngữ của các Thẩm phán còn rất hạn chế, rất hiếm người có trình độ ngoại ngữ có thể tự giao tiếp và nghiên cứu văn bản bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ vụ án. Trình độ ngoại ngữ cũng đã hạn chế rất nhiều khả năng tự học tập, tự nâng cao trình độ của các Thẩm phán, Thư ký tòa án. Trong khi trình độ ngoại ngữ của Thẩm phán của nhiều nước trong khu vực họ có thể trực tiếp nghe đương sự trình bày bằng tiếng Anh thương mại.

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về tranh chấp hợp đồng dịch vụ tại Tòa án nhân dân quận Hải Châu Thành phố Đà Nẵng. dân quận Hải Châu Thành phố Đà Nẵng.

2.2.1. Khái quát tình hình xét xử các vụ án về tranh chấp hợp đồng dịch vụ tại Tòa án nhân dân quận Hải Châu Thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2019 án nhân dân quận Hải Châu Thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2019

Tòa án nhân dân quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng được thành lập để giải quyết các vụ án về dân sự, hình sự, kinh doanh thương mại (trong đó có các vụ án về tranh chấp hợp đồng dịch vụ)… thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.

Theo số liệu thống kê từ Phòng tổ chức cán bộ, Tòa án nhân dân quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng năm 2019, Tòa hiện nay có 29 biên chế, trong đó có 15 thẩm phán và 14 Thư ký giúp việc cho thẩm phán.36 Tuy chỉ với từng đó biên chế nhưng hàng năm số lượng giải quyết vụ án khá lớn, với những vụ án lớn nhỏ khác nhau. Tranh chấp hợp đồng dịch vụ là một trong số đó, từ năm 2014 đến nay số lượng vụ án tranh chấp về hợp đồng

Một phần của tài liệu tranh chấp về hợp đồng dịch vụ và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại tòa án nhân dân quận hải châu thành phố đà nẵng (Trang 27 - 28)