Đánh giá thông qua bảng điều tra

Một phần của tài liệu kiểm tra và đánh giá hiệu quả chương trình open day 2013 đại học thăng long (Trang 40 - 44)

c. Nhiệm vụ và kế hoạch sau chương trình

2.4.2. Đánh giá thông qua bảng điều tra

Chỉ tiêu đánh giá thông qua bản điều tra ngắn từ 200 bạn học sinh tham gia Ngày hội Open day 2013:

Bạn đánh giá thế nào về cơ sở vật chất của trường Đại Học Thăng Long:

Tốt 21%

Rất tốt 79%

Biểu đồ 2.1: Đánh giá cơ sở vật chất Đại học Thăng Long

( Nguồn: CLB M’klick )

100 % các bạn học sinh đều ấn tượng và khá bất ngờ với cơ sở vật chất của Đại học Thăng Long; đây có thể coi là điểm mạnh của trường trong mắt các bạn đến tham dự Open Day lần này. Nhưng chính kết quả đánh giá trên lại cho thấy một

37

điểm yếu cực kỳ lớn của trường Đại học Thăng Long đó là tất cả những gì các em học sinh biết và cảm nhận được chỉ là vẻ bề ngoài của trường, với các phương tiện giảng dạy hiện đại, không gian sư phạm mới mẻ…Trong khi đó, để thực sự thu hút được một số lượng học sinh có nguyện vọng vào trường thì Đại học Thăng Long cần phải giới thiệu về phương pháp dạy học, các kết quả tương lai mà học sinh sẽ đạt được khi trở thành sinh viên (học chế tín chỉ, bằng cấp chất lượng) lại không được nêu bật. Chỉ có một ngày tham quan và tham dự 1 lớp học thử sẽ không thể truyền tải hết được mô hình và môi trường học tập cho các em. Chưa kể chính các thầy cô giáo cấp 3 cũng sẽ có suy nghĩ như: Một ngôi trường có quá nhiều hoạt động ngoại khóa thu hút sẽ dễ làm phân tán việc học của các em, dẫn đến việc kết quả sẽ không tốt đồng đều.

Bạn có hài lòng về chương trình OPEN DAY không ?

Không 0% Bình thường 8% Hài lòng 47% Rất hài lòng 45% ( Nguồn: CLB M’klick ) Nhận xét:

Về mặt lên kế hoạch thì BTC đã hoàn thành rất tốt, trình bản kế hoạch lên nhà trường đúng hạn.

Về mặt nhân sự, phải nói rằng nhân sự trong các CLB phân cấp rõ rệt chính vì thế gây ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình triển khai.

Ví dụ: Dù thời hạn liên hệ với các trường THPT đúng thời hạn nhưng các thành

viên không có khả năng linh động trong công tác, có nhiều trường không muốn học sinh biết đã nên đã giấu chương trình này đi nhưng CTV chưa thực sự cố gắng giao tiếp trực tiếp với các em học sinh. Các thành viên của các CLB chưa thực sự liên kết với nhau để làm chung chương trình cấp trường.

Ví dụ: CLB music chỉ chú trọng vào việc biểu diễn trong khi được giao phụ trách chương trình giao lưu tại hội trường, còn các mặt phía trong hầu như để CLB

38

M’klick làm nhưng đến lúc duyệt chương trình lại quyết định cắt gần hết các tiết mục của các em học sinh.

Về mặt tổ chức chương trình, nhà trường thực sự chưa tạo được ấn tượng cho các em học sinh cũng như giáo viên THPT.

Ví dụ: Trường Kim Liên đã kết thúc tour tham quan sớm hơn so với kế hoạch. Chương trình giao lưu lại quá chú trọng vào việc phô diễn trường ĐH mà quên mất việc để cho các em học sinh được thể hiện bằng việc cắt bớt tiết mục của học sinh và đẩy thêm nhiều tiết mục của sv (7/12 tiết mục là của SV trong khi số lượng trường tham dự OD là 11 trường với gần 800 em học sinh)

Về mặt tuyên truyền quảng bá không thực sự thành công vì chỉ thu hút được người biết đến sau khi OD diễn ra, ngoài ra số lượng phản hồi trên trang chính thức của OD không nhiều, các em chỉ nói qua và gần như không hề để lại ấn tượng sâu sắc. bên cạnh đó trên các báo mạng cũng chỉ toàn phản hồi của chính các thành viên trong BTC.

Dù chương trình đã gây được hứng thú cho các bạn học sinh tham dự. Có 92% người được hỏi đánh giá tốt về chương trình này. Vậy nhưng cần phải tự hỏi, các đánh giá này nói về mức độ hài lòng của điều gì? Hài lòng về một môi trường học tập tốt, về hình thức học tập tốt hay chỉ đơn giản là hình ảnh trường trong mắt người tham quan?

Kết luận:

Nhìn chung thì OD vẫn là một trong những chương trình thành công của nhà trường. Tuy nhiên vẫn có những hạt sạn như trên mà sẽ dẫn đến việc quảng bá hình ảnh TLU tới với các trường THPT và các trường ĐH, CĐ khác rất khó khăn. Nhà trường cần phải sát sao hơn nữa việc quản lý và kiểm tra trong quá trình diễn ra chương trình và nên có chế độ thưởng phạt thích đáng. Vì nếu quản lý lỏng lẻo, hình ảnh của TLU sẽ chỉ có SV TLU biết với nhau.

39

Biểu đồ 2.2: Mức độ hài lòng về chương trình OD

( Nguồn: CLB M’klick )

Sau OPEN DAY, bạn sẽ giới thiệu trường Đại học Thăng Long cho bạn bè mình?

Có 94%

Không 6%

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ giới thiệu trường Đại học Thăng Long cho bạn bè

( Nguồn: CLB M’klick )

Từ bản đánh giá này, ta hãy nhìn tiếp theo các nhận xét trực tiếp từ các bài báo PR cho Đại học Thăng Long, các nhận xét đều chỉ nói về việc trường có khung cảnh, khuôn viên đẹp. Vậy mức độ giới thiệu cho người khác biết về trường Thăng Long của người thăm quan là giới thiệu về gì? Về một môi trường mơ ước đáng để học tập hay chỉ là một ngôi trường đẹp?

40

Bạn có nghĩ mình sẽ trở thành một sinh viên của trường Đại Học Thăng Long ?

Có 73%

Không 27%

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ mong muốn trở thành sinh viên Đại học Thăng Long

( Nguồn: CLB M’klick )

73% số học sinh được hỏi sau khi tham dự Open day có nguyện vọng và mong muốn được trở thành sinh viên Thăng Long. Như vậy, có thể thấy chương trình đã gây được sự ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định chọn trường Đại học của các bạn. Tuy nhiên lại có một điều đáng buồn là chính giáo viên cấp 3 phụ trách lại không có được suy nghĩ ủng hộ, điều này lại gây nên sự khó khăn cho quyết định của học sinh, chắc chắn các thầy cô sẽ định hướng lại các em. Vậy là TLU không chỉ có mục tiêu gây ấn tượng với các phụ huynh và học sinh mà phải cả các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy và định hướng các em.

Một phần của tài liệu kiểm tra và đánh giá hiệu quả chương trình open day 2013 đại học thăng long (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)