ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH OPENDAY 2013

Một phần của tài liệu kiểm tra và đánh giá hiệu quả chương trình open day 2013 đại học thăng long (Trang 38)

c. Nhiệm vụ và kế hoạch sau chương trình

2.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH OPENDAY 2013

2.4.1. Đánh giá thông qua chỉ tiêu

Đã có gần 800 học sinh của 11 trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội tham dự chương trình, cụ thể:

Bảng 2.4: Danh sách kết quả các trường tham dự

THPT Số lượng

Lê Quý Đôn ( Hà Đông ) 60

Nhân Chính 133 Trần Hưng Đạo 81 Việt Đức 23 Trần Nhân Tông 40 Phan Đình Phùng 70 Nguyễn Huệ 10 Đống đa 54 Yên Hòa 39 Kim Liên 98 Hà Đông 50 ( Nguồn: CLB M’klick )

35

Ngoài ra, đi cùng với các em còn có đông đảo thầy cô giáo, phụ huynh học sinh cũng đến tham dự chương trình. Đặc biệt, 3 hiệu trưởng của 3 trong số 11 trường THPT nói trên cũng tham dự chương trình Open day 2013 cùng học sinh của mình tại trường Đại học Thăng Long

Tại ngày hội Open Day 2013, các học sinh THPT tham dự chương trình đã được trực tiếp tham quan quy mô, cơ sở vật chất tại trường Đại học Thăng Long, được trực tiếp tham gia vào các giờ học với các giảng viên của trường và giao lưu với các câu lạc bộ, các anh chị sinh viên trong trường.

Ngoài những hoạt động trên, các em còn được tham gia buổi giao lưu văn nghệ, nói chuyện cùng với Ban Giám hiệu, lãnh đạo các khoa – bộ môn, giảng viên và sinh viên của trường Đại học Thăng Long tại hội trường Tạ Quang Bửu

Ngày hội Open day với sự tham gia đông đảo của các cán bộ giáo viên và sinh viên trong trường với tư cách cộng tác viên hướng dẫn và điều hành chương trình đã góp phần củng cố và phát triển tinh thần đoàn kết của các sinh viên TLU.

Nhận xét:

Số lượng học sinh tham gia là 800 bạn đã đạt chỉ tiêu đề ra ban đầu ( 600-800) mặc dù không phải toàn bộ các trường có trong danh sách đều xuất hiện và số lượng học sinh các trường không đồng đều, điển hình là trường THPT Nguyễn Huệ chỉ có 10 em. Ngoài ra chương trình vẫn chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các bậc phụ huynh như mong muốn.

Đạt được mục tiêu truyền thông với hơn 2000 like trên trang Facebook quảng bá cho chương trình. Tuy nhiên không thể nắm rõ được những người theo dõi page là các em học sinh- những người mà TLU thực sự cần phải thu hút hay có thể chỉ là những sinh viên trong trường tham gia để ủng hộ.

Có rất nhiều trang mạng đưa tin về chương trình, vượt xa mức chỉ tiêu ban đầu là 5 trang xong hầu hết các bài báo đó đều viết vào thời điểm chương trình đã kết thức; chỉ rất ít ( dưới 5 trang mạng) đăng bài trước thời điểm chương trình bắt đầu để thông báo tới đông đảo các bạn học sinh. Như vậy, điều này vô hình chung tạo nên suy nghĩ không đẹp cho những học sinh ở các trường không được mời. Một điều thực tế có thể thấy rõ ràng qua các bài báo và nhận xét trực tiếp của người xem, bao gồm anh chị, bạn bè và chính những em học sinh cấp ba về các trường đại

36

học dân lập nói chung và Thăng Long nói riêng là: “nhà giàu, xa xỉ, kiêu, học kém…”.

So với con số 800 người tham dự thì cuộc thi “ Check in ngay- trúng liền tay” mới chỉ nhận được 7 tấm hình dự thi trên trang Facebook của chương trình; điều này chứng tỏ rằng cuộc thi này chưa thu hút được sự quan tâm của các bạn học sinh cũng như chưa được sự đầu tư kĩ lưỡng của BTC. Nhà trường và đơn vị phụ trách quá chú trọng vào việc sử dụng báo chí và phương tiện truyền thông cho việc giới thiệu về trường mà quên mất những chương trình giao lưu với các phần thưởng hấp dẫn đi kèm, điều này khiến một bài báo PR chở nên nhàm chán và không có điểm nhấn dẫn tới việc không thu hút được các bạn học sinh đón chờ các bài viết tiếp theo.

2.4.2. Đánh giá thông qua bảng điều tra

Chỉ tiêu đánh giá thông qua bản điều tra ngắn từ 200 bạn học sinh tham gia Ngày hội Open day 2013:

Bạn đánh giá thế nào về cơ sở vật chất của trường Đại Học Thăng Long:

Tốt 21%

Rất tốt 79%

Biểu đồ 2.1: Đánh giá cơ sở vật chất Đại học Thăng Long

( Nguồn: CLB M’klick )

100 % các bạn học sinh đều ấn tượng và khá bất ngờ với cơ sở vật chất của Đại học Thăng Long; đây có thể coi là điểm mạnh của trường trong mắt các bạn đến tham dự Open Day lần này. Nhưng chính kết quả đánh giá trên lại cho thấy một

37

điểm yếu cực kỳ lớn của trường Đại học Thăng Long đó là tất cả những gì các em học sinh biết và cảm nhận được chỉ là vẻ bề ngoài của trường, với các phương tiện giảng dạy hiện đại, không gian sư phạm mới mẻ…Trong khi đó, để thực sự thu hút được một số lượng học sinh có nguyện vọng vào trường thì Đại học Thăng Long cần phải giới thiệu về phương pháp dạy học, các kết quả tương lai mà học sinh sẽ đạt được khi trở thành sinh viên (học chế tín chỉ, bằng cấp chất lượng) lại không được nêu bật. Chỉ có một ngày tham quan và tham dự 1 lớp học thử sẽ không thể truyền tải hết được mô hình và môi trường học tập cho các em. Chưa kể chính các thầy cô giáo cấp 3 cũng sẽ có suy nghĩ như: Một ngôi trường có quá nhiều hoạt động ngoại khóa thu hút sẽ dễ làm phân tán việc học của các em, dẫn đến việc kết quả sẽ không tốt đồng đều.

Bạn có hài lòng về chương trình OPEN DAY không ?

Không 0% Bình thường 8% Hài lòng 47% Rất hài lòng 45% ( Nguồn: CLB M’klick ) Nhận xét:

Về mặt lên kế hoạch thì BTC đã hoàn thành rất tốt, trình bản kế hoạch lên nhà trường đúng hạn.

Về mặt nhân sự, phải nói rằng nhân sự trong các CLB phân cấp rõ rệt chính vì thế gây ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình triển khai.

Ví dụ: Dù thời hạn liên hệ với các trường THPT đúng thời hạn nhưng các thành

viên không có khả năng linh động trong công tác, có nhiều trường không muốn học sinh biết đã nên đã giấu chương trình này đi nhưng CTV chưa thực sự cố gắng giao tiếp trực tiếp với các em học sinh. Các thành viên của các CLB chưa thực sự liên kết với nhau để làm chung chương trình cấp trường.

Ví dụ: CLB music chỉ chú trọng vào việc biểu diễn trong khi được giao phụ trách chương trình giao lưu tại hội trường, còn các mặt phía trong hầu như để CLB

38

M’klick làm nhưng đến lúc duyệt chương trình lại quyết định cắt gần hết các tiết mục của các em học sinh.

Về mặt tổ chức chương trình, nhà trường thực sự chưa tạo được ấn tượng cho các em học sinh cũng như giáo viên THPT.

Ví dụ: Trường Kim Liên đã kết thúc tour tham quan sớm hơn so với kế hoạch. Chương trình giao lưu lại quá chú trọng vào việc phô diễn trường ĐH mà quên mất việc để cho các em học sinh được thể hiện bằng việc cắt bớt tiết mục của học sinh và đẩy thêm nhiều tiết mục của sv (7/12 tiết mục là của SV trong khi số lượng trường tham dự OD là 11 trường với gần 800 em học sinh)

Về mặt tuyên truyền quảng bá không thực sự thành công vì chỉ thu hút được người biết đến sau khi OD diễn ra, ngoài ra số lượng phản hồi trên trang chính thức của OD không nhiều, các em chỉ nói qua và gần như không hề để lại ấn tượng sâu sắc. bên cạnh đó trên các báo mạng cũng chỉ toàn phản hồi của chính các thành viên trong BTC.

Dù chương trình đã gây được hứng thú cho các bạn học sinh tham dự. Có 92% người được hỏi đánh giá tốt về chương trình này. Vậy nhưng cần phải tự hỏi, các đánh giá này nói về mức độ hài lòng của điều gì? Hài lòng về một môi trường học tập tốt, về hình thức học tập tốt hay chỉ đơn giản là hình ảnh trường trong mắt người tham quan?

Kết luận:

Nhìn chung thì OD vẫn là một trong những chương trình thành công của nhà trường. Tuy nhiên vẫn có những hạt sạn như trên mà sẽ dẫn đến việc quảng bá hình ảnh TLU tới với các trường THPT và các trường ĐH, CĐ khác rất khó khăn. Nhà trường cần phải sát sao hơn nữa việc quản lý và kiểm tra trong quá trình diễn ra chương trình và nên có chế độ thưởng phạt thích đáng. Vì nếu quản lý lỏng lẻo, hình ảnh của TLU sẽ chỉ có SV TLU biết với nhau.

39

Biểu đồ 2.2: Mức độ hài lòng về chương trình OD

( Nguồn: CLB M’klick )

Sau OPEN DAY, bạn sẽ giới thiệu trường Đại học Thăng Long cho bạn bè mình?

Có 94%

Không 6%

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ giới thiệu trường Đại học Thăng Long cho bạn bè

( Nguồn: CLB M’klick )

Từ bản đánh giá này, ta hãy nhìn tiếp theo các nhận xét trực tiếp từ các bài báo PR cho Đại học Thăng Long, các nhận xét đều chỉ nói về việc trường có khung cảnh, khuôn viên đẹp. Vậy mức độ giới thiệu cho người khác biết về trường Thăng Long của người thăm quan là giới thiệu về gì? Về một môi trường mơ ước đáng để học tập hay chỉ là một ngôi trường đẹp?

40

Bạn có nghĩ mình sẽ trở thành một sinh viên của trường Đại Học Thăng Long ?

Có 73%

Không 27%

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ mong muốn trở thành sinh viên Đại học Thăng Long

( Nguồn: CLB M’klick )

73% số học sinh được hỏi sau khi tham dự Open day có nguyện vọng và mong muốn được trở thành sinh viên Thăng Long. Như vậy, có thể thấy chương trình đã gây được sự ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định chọn trường Đại học của các bạn. Tuy nhiên lại có một điều đáng buồn là chính giáo viên cấp 3 phụ trách lại không có được suy nghĩ ủng hộ, điều này lại gây nên sự khó khăn cho quyết định của học sinh, chắc chắn các thầy cô sẽ định hướng lại các em. Vậy là TLU không chỉ có mục tiêu gây ấn tượng với các phụ huynh và học sinh mà phải cả các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy và định hướng các em.

2.4.3. Đánh giá khác

Nhà trường cần coi đây là một chương trình quan trọng mà tất cả các sinh viên trong trường cần phải tham gia chứ không chỉ riêng một vài CLB có kinh nghiệm. Vì đây cũng thể là một chương trình giúp các bạn sinh viên có thêm trải nghiệm và tinh thần tự hào xây dựng trường.

41

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Đại học Thăng Long đã đạt được rất nhiều thành tích, đồng thời cũng đã xây dựng được một thương hiệu uy tín và có chấtlượng. Có thể nói trường đại học Thăng Long được đánh giá là một trong những trườngkhông chỉ có điều kiện học tập mà chất lượng đào tạo cũng thuộc top đầu của khối dân lập. Tuy nhiên, một thực tế có thể thấy rằng Đại học Thăng Long vẫn chưa xây dựng được một hình ảnh rõ nét trong tâm trí phụ huynh và học sinh.

Tầm phổ biến của trường còn rất hạn hẹp. Phần lớn học sinh cũng như phụ huynh thuộc khu vực phía Bắc không biết đến trường Đại học Thăng Long; những người biết đến trường chủ yếu là sinh sống và học tập tại Hà Nội, tuy nhiên phần lớn đều không có một hình ảnh rõ ràng và cụ thể về Đại học Thăng Long, họ chỉ đơn thuần biết rằng đó làmột trường đại học dân lập. Đại học Thăng Long là một môi trường đại học chuyên nghiệp và lý tưởng. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy rằng Đại học Thăng Long chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các bạn học sinh. Đại học Thăng Long dường như vẫn luôn là một sự lựa chọn thứ 2, là bến đỗ của những đối tượng học sinh với học lực trung bình khá và là điểm dừng chân tạm thời của những học sinh với hi vọng tìm kiếm một cánh cửa đại học khác.

Một vài lý do được đưa ra:

 Nhà trường có một bộ phận “PR – Tổ chức sự kiện” riêng nhưng ngoài một vài chương trình được tổ chức cho sinh viên, bộ phận PR của trường vẫn chưa có hoạt động nào thực sự nổi bật.

 Kênh thông tin để phụ huynh và học sinh biết đến trường Đại học Thăng Long đó là thông qua người thân hoặc bạn bè giới thiệu, “truyền miệng”. Còn lại thì chỉ qua một số lượng ít ỏi bài phỏng vấn cô Hoàng Xuân Sính trên các tạp chí chuyên ngành giáo dục (chỉ những người có chuyên môn liên quan đến giáo dục mới đọc) hoặc một vài bài viết trên báo Hoa Học Trò hay báo Sinh viên Việt Nam.

 Ngay cả khi biết tới trường Thăng Long rồi nhưng với tâm lý “ trường quốc lập vẫn hơn”, một trường dân lập như trường Thăng Long thực sự chịu nhiều thiệt thòi bởi tư tưởng đó của người Việt.

42

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH OPEN DAY CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG 3.1. ĐỐI VỚI NHÀ TRƯỜNG

Tăng nhận thức của phụ huynh và các em học sinh về trường đại học Thăng Long theo đúng thông điệp truyền đi. Xác định nhóm công chúng:

Chính phủ: Mặc dù đầu tư cho giáo dục đại học vẫn là nhiệm vụ tất yếu của bất

kỳ Chính phủ nào trên thế giới. Nhưng rõ ràng, duy trì và tạo lập được các mối quan hệ tốt với các thành viên làm việc tại Chính phủ, các Bộ Ngành chắc chắn sẽ gây nhiều tác độngtích cực hơn cho các trường đại học ngày nay, không ở khía cạnh tài chính mà còn cả ở khía cạnh tinh thần.

Chính quyền điạ phương: Sở GD, phòng GD quận, TP; UBND phường Đại

Kim; UBND quận Hoàng Mai; UBND TP Hà Nội. Tạo dựng một hình ảnh đẹp, một mối quan hệ tốt với các cơ quan, chính quyền đoànthể địa phương là việc làm hết sức quan trọng đối với mọi doanh nghiệp.

Dân chúng sinh sống xung quanh trường ĐHTL: Tạo dựng quan hệ tốt với

dân chúng xung quanh khu vực trường, tránh điều tiếng xấu,thêu dệt những lời đồn đại không tốt vè trường. Tránh thái độ công kích, phản bác của họ mỗi khi trường tổ chức hoạt động, sự kiện quan trọng.

Sinh viên: Là “đại sứ” và là “người làm quan hệ công chúng ” miễn phí và tốt

nhất cho trường đại học Thăng Long. Toàn xã hội sẽ nhìn vào các sinh viên để đánh giá xem trường học như thế nào.

Giảng viên, Chuyên viên hành chính: Vừa là người lao động nhưng cũng lại là

những “khách hàng nội bộ” của chính đại học đó. Có thể chia “khách hàng” đặc biệt này thành 3 dạng :

Dạng 1: Những người luôn quan tâm, bảo vệ và xây dựng hình ảnh của trường

đại học. Những người này cần được khuyến khích và ủng hộ nhằm tranh thủ sự nhiệt tình của họ giúp xây dựng hình ảnh của trường đại học với cộng đồng xã

hội.

Dạng 2: Những người thờ ơ với mọi chuyện ngoài công việc của họ. Những

người này thường luôn cam kết rất cao và luôn làm rất tốt việc họ được giao, nhưng cũng không nên đặt quá nhiều hy vọng vào họ.

43

Dạng 3: Những người luôn bi quan vào tương lai của mình cũng như tương lai

của trường đại học. Các nhà lãnh đạo cần cẩn trọng với những người như thế này.

Cựu sinh viên: Một nguồn lực rất lớn mà nhiều trường đại học trên thế giới đã

lãng quên hoặc không khai thác hết. Không một cựu sinh viên nào lại không muốn trường cũ của mình phát triển và thịnh vượng. Các đại học Mỹ đã làm rất tốt công tác này. Và thật dễ hiểu khi tại sao nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước của các đại học Mỹ thường luôn luôn dồi dào, đa dạng. Bởi một phần rất lớn là từ chính những cựu sinh viên của họ. Hơn nữa cựu sinh viên cũng là một tấm gương tốt để các bậc phụ huynh và các em học sinh nhìn vào đánh giá chất lượng giáo dục của trường.

Doanh nghiệp và các nhà đầu tư: Mối quan hệ tất yếu giữa đại học – doanh

nghiệp đã, đang và sẽ thể hiện được tính ưu việt của nó. Đây chính là một trong những nhân tố tích cực nhất giúp tri thức có thể sớm ra khỏi “tháp ngà”. Đây là nhóm công chúng rất quan trọng góp phần thay đổi bộ mặt cơ sở vật chất của

Một phần của tài liệu kiểm tra và đánh giá hiệu quả chương trình open day 2013 đại học thăng long (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)