Hoạt động vệ sinh phòng chống dịch bệnh

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non trưng nhị, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 29 - 30)

Thông tin về hoạt động vệ sinh phòng chống dịch bệnh tại trường mầm non Trưng Nhị chúng tôi có được thông qua thực hiện phỏng vấn các giáo viên trong nhà trường. Chúng tôi đã phỏng vấn 23 giáo viên. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.

Bảng 3. Hoạt động vệ sinh phòng chống dịch bệnh

Nội dung Thực hiện Tỷ lệ (%)

Vệ sinh lớp học và khu vực xung quanh theo quy định Khử trùng đồ chơi, vật dụng trong, ngoài lớp khi có dịch

Định kì vệ sinh vật dụng, đồ chơi của trẻ Tần suất vệ sinh vật dụng, đồ chơi của trẻ - 2 lần 1 tuần

- 4 lần 1 tuần - Khác

Không nhận trẻ khi trẻ bị ốm

Vận động phụ huynh cho trẻ đi tiêm phòng đúng và đủ lịch - - Không 23/23 23/23 23/23 19/23 3/23 1/23 23/23 16/23 7/23 100 100 100 82.61 13.04 4.35 100 69.57 30.43

22

Từ kết quả tìm hiểu chúng tôi nhận thấy hoạt động vệ sinh phòng chống dịch bệnh của nhà trường được thực hiện khá tốt theo đúng “Quy định về vệ sinh trường học” do Bộ Y tế ban hành.[11]

- Các hoạt động vệ sinh phòng chống dịch bệnh đều được các lớp thực hiện (vệ sinh lớp học, định kì khử trùng vật dụng, đồ chơi của trẻ….)

Tuy các hoạt động này còn sự khác biệt giữa các lớp về tần suất thực hiện nhưng đều đảm bảo quy định của Y tế.

- Khi có dịch xảy ra 100% các lớp thực hiện khử trùng đồ chơi, vật dụng, khu vực trong và ngoài lớp. Có 82.61% giáo viên thực hiện vệ sinh đồ chơi 2 lần/tuần, 13.04% thực hiện 4 lần/tuần và chỉ có 4.35% có lựa chọn khác. 100% các lớp thực hiện không nhận trẻ ốm theo quy định của Bộ Y tế.

- Tuy vậy hoạt động vận động phụ huynh tiêm phòng đúng và đủ lịch cho trẻ chưa tốt: chỉ 69.57% giáo viên thực hiện. Chúng tôi đã tìm hiểu thêm và được các cô giáo chưa vận động phụ huynh cho biết lí do: vì trường nằm ở khu vực đô thị, hiểu biết và ý thức của phụ huynh về vai trò của việc tiêm phòng cho trẻ cao nên không cần thiết vận động. Thực tế hiện nay có nhiều nguồn tin không chính thống nhưng lan tràn rộng rãi trên các mạng xã hội về tác dụng phụ của việc sử dụng vacxin nguy hiểm hơn nhiều so với thông tin do Bộ Y tế khuyến cáo vì vậy nhiều phụ huynh ngại ngần, đắn đo khi cho con tiêm phòng dẫn tới một số trẻ không được tiêm phòng đủ và đúng lịch. Theo chúng tôi là những người có kiến thức, có uy tín, có nhiều cơ hội trò chuyện, tư vấn cho phụ huynh trẻ các cô giáo mầm non nên là các tuyên truyền viên tích cực về vấn đề này đẩy mạnh hiệu quả của các hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non trưng nhị, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)