Kiến thức CSSK và ĐBAT cho trẻ của giáo viên tại trƣờng mầm non

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non trưng nhị, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35)

Trƣng Nhị

Để có thông tin về kiến thức CSSK và ĐBAT cho trẻ của giáo viên trường mầm non Trưng Nhị, chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn 23 giáo viên của trường. Nội dung chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã nêu rõ: “Giáo viên mầm non phải có kiến thức về CSSK và ĐBAT cho trẻ lứa tuổi mầm non” [4]. Vì vậy khi phỏng vấn chúng tôi đưa ra câu hỏi và đề nghị giáo viên nêu các phương án trả lời.

3.2.4.1. Kiến thức về phòng tránh tai nạn, thƣơng tích cho trẻ ở trƣờng

Kết quả phỏng vấn kiến thức về phòng tránh TNTT cho trẻ được thể hiện trong bảng 7.

Bảng 7. Kiến thức về phòng tránh tai nạn, thƣơng tích cho trẻ của giáo viên

(n=23)

Nội dung Số ý kiến Tỉ lệ (%)

Biện pháp phòng tránh TNTT

- Giáo viên giám sát trẻ trong tất cả các hoạt động - Giáo dục trẻ

- Xây dựng môi trường an toàn

- Giáo viên thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, thực hành về phòng tránh TNTT cho trẻ 23/23 23/23 22/23 8/23 100 100 95.65 34.78 Phƣơng pháp giáo dục trẻ phòng tránh TNTT - Lồng ghép trong hoạt động học

- Lồng ghép trong các hoạt động vui chơi - Trong các tình huống sinh hoạt.

23/23 22/23 17/23 100 95.65 73.91

28

Các vật thể có thể gây TNTT cho trẻ khi tham gia hoạt động học, chơi - Vật sắc nhọn - Các loại hạt - Khác 23/23 21/23 14/23 100 91.30 60.87 Trẻ có thể gặp TNTT gì trong phòng vệ sinh - Đuối, ngạt nước - Trượt ngã - Tiếp xúc hóa chất 20/23 19/23 12/23 86.96 82.61 52.17 Từ kết quả tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy:

- Kiến thức về các biện pháp phòng tránh TNTT và ĐBAT cho trẻ: 100% giáo viên đưa ra biện pháp: giáo viên giám sát trẻ trong tất cả các hoạt động và giáo dục trẻ. Đây là việc các cô giáo rất chú trọng, quan tâm thực hiện thường xuyên mỗi ngày. 22/23 giáo viên (95.65 %) đề xuất biện pháp xây dựng môi trường an toàn. Chỉ có 8/23 giáo viên đưa ra biện pháp thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng phòng tránh TNTT cho trẻ. Kiến thức của giáo viên về biện pháp phòng tránh TNTT cho trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi tốt hơn trong nghiên cứu của tác giả Tào Thị Hồng Vân năm 2008. Tác giả cho biết: việc xây dựng môi trường an toàn đặc biệt ý nghĩa trong phòng tránh TNTT và ĐBAT cho trẻ, tuy nhiên có 1 tỷ lệ cao giáo viên ở nhiều trường mầm non trong nghiên cứu của tác giả chưa nắm được điều này. [16]

- Về hình thức giáo dục cho trẻ phòng tránh TNTT: hình thức được 100% giáo viên đề xuất là lồng ghép trong các hoạt động học tập; 95.65% đề xuất lồng ghép trong các hoạt động vui chơi; 73.91% giáo viên cho rằng có thể giáo dục trẻ trong các tình huống sinh hoạt hàng ngày. Như chúng ta đã biết, đối với trẻ thì học mà chơi, chơi mà học, hai hoạt động này luôn kết hợp với nhau tạo hứng thú cho trẻ. Vì vậy giáo viên nên lồng ghép giáo dục trẻ khi tổ chức hoạt động học tập, vui chơi, kết hợp với các tình huống thực tiễn. Các cô giáo ở mầm non Trưng Nhị đã có hiểu biết tốt về vấn đề này.

29

- Các vật thể có thể gây TNTT cho trẻ (chúng tôi chỉ giới hạn trong hoạt động học và chơi): 100% cô giáo đề cập tới các vật sắc nhọn. Tại lớp có những vật sắc nhọn như góc bàn ghế, bút chì, thước, kéo, đồ chơi có cạnh... Vì vậy, với những đồ vật sắc nhọn cô phải cất ngoài tầm với của trẻ, bàn ghế phải được bọc các góc cạnh nếu có góc nhọn, với dụng cụ học tập cô phải giám sát, nhắc nhở trẻ thường xuyên khi sử dụng. Có 91.3% giáo viên cho rằng các loại hạt là vật thể có thể gây TNTT cho trẻ trong học tập và vui chơi. Các cô giáo cũng đề cập tới một số các vật có thể gây TNTT khác như: đồ dùng đồ chơi trên sân không phù hợp lứa tuổi của trẻ, que gậy,

- Về các TNTT trẻ có thể gặp trong nhà vệ sinh: 86.96% cô giáo đề cập tới tai nạn đuối, ngạt nước; có 82.61% và 52.17% giáo viên cho rằng trượt ngã và tiếp xúc hóa chất là TNTT trẻ có thể gặp trong nhà vệ sinh.

Kiến thức về phòng tránh TNTT cho trẻ của các giáo viên ở trường mầm non Trung Nhị khá tốt. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ tại trường đạt hiệu quả cao.

3.2.4.2. Kiến thức về các vấn đề sức khỏe trẻ có thể gặp phải trong hoạt động CSDD ở trƣờng

Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 8.

Bảng 8. Các vấn đề về sức khỏe trẻ có thể gặp phải trong hoạt động CSDD ở trƣờng (n=23)

Nội dung Số ngƣời

nêu ý kiến

Tỉ lệ %

Các vấn đề sức khỏe trẻ có thể gặp phải trong hoạt động CSDD ở trƣờng

- Hóc, sặc

- Ngộ độc thực phẩm - Suy dd

- Thừa cân béo phì - Khác 23/23 21/23 19/23 19/23 16/23 100 91.3 82.61 82.61 69.57 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

30

Biện pháp phòng tránh các vấn đề sức khỏe trên

- Loại trừ xương, hạt trong thức ăn - Ăn chậm, nhai kĩ

- Có thực đơn khoa học, hợp lí

- Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm - Tuyên truyền, giáo dục.

23/23 23/23 18/23 14/23 5/23 100 100 78.26 60.87 21.74 - Về các vấn đề sức khỏe trẻ có thể gặp phải trong hoạt động CSDD ở trường mầm non. Hóc sặc và ngộ độc thực phẩm là 2 vấn đề được nhiều giáo viên đề cập tới nhất (100% và 91.3%). Thực tế đây cũng là 2 vấn đề sức khỏe dễ gặp khi trẻ ăn bán trú tại trường mầm non (do đặc điểm lứa tuổi trẻ mầm non bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện trẻ dễ bị hóc sặc, mặt khác bếp ăn tập thể chuẩn bị thực phẩm cho số lượng lớn trẻ chỉ 1 sơ suất nhỏ trong khâu tiếp phẩm, sơ chế, chế biến bảo quản cũng có thể xảy ra ngộ độc trên diện rộng rất nguy hiểm). Việc giáo viên có nhận thức tốt về vấn đề này rất ý nghĩa vì họ sẽ ý thức hơn trong việc phòng tránh cho trẻ. Suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì nếu chăm sóc dinh dưỡng không hợp lí cũng là những vấn đề sức khỏe được các cô giáo đề cập tới (82.61%). Ngoài ra người được phỏng vấn cũng đề cập tới 1 số vấn đề khác như: nôn trớ, dị ứng với thành phần thức ăn….

- Số giáo viên đề xuất đầy đủ biện pháp để phòng tránh các vấn đề sức khỏe trẻ có thể gặp phải trong hoạt động CSDD ở trường mầm non chưa cao. Hai biện pháp được 100% giáo viên đề xuất là: loại trừ kĩ xương trong thức ăn; ăn chậm nhai kĩ Tuy vậy chỉ có 5/23 người được phỏng vấn (21.74%) đề xuất biện pháp tuyên truyền giáo dục.

31

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả điều tra thực trạng hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ tại trường mầm non Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đối chiếu với quy định trong các văn bản do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục ban hành [2], [7], [11] chúng tôi có 1 số kết luận sau:

- Hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ tại trường được thực hiện khá tốt theo đúng các văn bản quy định của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục. Từ hoạt động chung quản lí, theo dõi, CSSK và ĐBAT cho trẻ tới một số hoạt động cụ thể. Việc quản lí hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ cũng chặt chẽ, hiệu quả.

- Về một số yếu tố liên quan đến hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ:

+ Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ (cơ sở vật chất chung, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, cơ sở vật chất y tế): phần lớn đáp ứng được quy định trong các văn bản do Bộ Y tế và Bộ Giáo dục ban hành. Tuy vậy còn một số tồn tại: các lớp chưa có khu vệ sinh khép kín, dùng chung khu vệ sinh chật hẹp; hệ thống thùng chứa rác chưa đảm bảo vệ sinh. + Kiến thức của các giáo viên trong trường về phòng tránh TNTT cho trẻ và các vấn đề sức khỏe trẻ có thể gặp phải trong chăm sóc dinh dưỡng tương đối tốt; kiến thức về phòng tránh các vấn đề sức khỏe trong chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ chưa đầy đủ.

2. Đề nghị

Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi có 1 số đề nghị sau:

- Để hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ tại trường mầm non Trưng Nhị được tốt hơn nhà trường nên cải thiện những hạn chế mà chúng tôi đã đề cập về hoạt động CSSK, ĐBAT cho trẻ và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động này. Bên cạnh đó nhà trường và giáo viên nên có kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng các kiến thức, kĩ năng về CSSK và ĐBAT cho trẻ chú trọng các kiến thức, kĩ năng chưa tốt.

- Do thời gian không cho phép còn nhiều vấn đề về về CSSK và ĐBAT cho trẻ chúng tôi chưa tìm hiểu trong luận văn. Nếu có điều kiện đề nghị tiếp tục nghiên

32

cứu: đánh giá hiệu quả của hoạt động giáo dục CSSK và ĐBAT cho trẻ; kiến thức, kĩ năng của giáo viên trong xử trí TNTT cho trẻ….

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2000, Điều lệ trường mầm non

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ y tế, 2013, Thông tư liên tịch Quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở giáo dục mầm non

[3] Bộ Y tế , 2017, Thông tư Hướng dẫn việc lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kì theo độ tuổi cho trẻ em, tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008, Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010, Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non

[6] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2017, Quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

[7] Bộ Y Tế, 2010, Quy chuẩn kĩ thuật quốc về vệ sinh phòng bệnh truyền

nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

[8] Bộ Y tế, 2009, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống [9] Bộ Y tế, 2010, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[10] Bộ Y tế, 2009, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt [11 Bộ Y tế, 2000, Quy định về vệ sinh trường học

[12] Bộ Y Tế, 2012, Quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống”

[13] Tuyên ngôn Alma- Ata, 1978

[14] Trường mầm non Trưng Nhị, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, “Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017 trường mầm non Trưng Nhị”

[15] Trường mầm non Trưng Nhị, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, “Báo cáo sơ kết học kì 1 năm học 2017-2018 trường mầm non Trưng Nhị”

[16] Tào Thị Hồng Vân, 2009, Chăm sóc sức khỏe trẻ mẫu giáo trong trường mầm non và đề xuất biện pháp can thiệp, Luận án tiến sĩ Y học

34 [17] Trang web : - https://vi.wikipedia.org/wiki/Y_t%E1%BA%BF - https://buaanlanhmanh.vn/suc-khoe/cac-khai-niem-ve-suc-khoe/suc-khoe- la-gi.html - https://news.zing.vn/be-trai-5-tuoi-bi-nut-so-khi-roi-xuong-ho-bon-cau-o- truong-post718812.html - http://kenh14.vn/ha-noi-31-tre-nghi-ngo-doc-thuc-pham-sau-bua-an-tai- truong-mam-non-20170915130231758.chn

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TRƢỜNG MẦM NON TRƢNG NHỊ

Ảnh 1. Cổng trường

Ảnh 3. Khu vệ sinh của trẻ sau lớp

Ảnh 5. Khu bếp một chiều

Ảnh 7. Bảng thực đơn dinh dưỡng

Ảnh 9. Chứng nhận “Trường học an toàn, phòng chống TNTT”

PHIẾU KHẢO SÁT

Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trƣờng mầm non Trƣng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Thưa cô, chúng em đang tìm hiểu về hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Xin cô vui lòng cho biết các thông tin liên quan đến hoạt động này của trường. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG

1. Họ và tên :……….. 2. Trình độ chuyên môn A.Trung cấp C. Đại học B. Cao đẳng D.Thạc sỹ 3. Biên chế lao động A. Biên chế B. Hợp đồng

II. NỘI DUNG

A. Hoạt động vệ sinh phòng chống dịch bệnh

1. Lớp học và khu vực xung quanh lớp học được vệ sinh hàng ngày theo đúng quy định?

A. Có B. Không

2. Khử trùng vật dụng trong và ngoài lớp khi có dịch? A. Có

B. Không

3. Cô có định kì vệ sinh vật dụng, đồ chơi của trẻ A. Có

B. Không

4.Tần suất vệ sinh vật dụng, đồ chơi của trẻ A. 2 lần 1 tuần

B. 4 lần 1 tuần C. Khác

5. Cô có nhận trẻ khi trẻ bị ốm không? A. Có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B. Không

6. Cô có vận động phụ huynh cho trẻ đi tiêm phòng đúng và đủ lịch không? A. Có

B. Không

B. Kiến thức CSSK và ĐBAT cho trẻ của giáo viên

1. Theo cô để phòng tránh TNTT cho trẻ tại trường mầm non cần thực hiện những biện pháp gì?

………. 2. Theo cô những phương pháp nào thường được sử dụng để giáo dục phòng

tránh TNTT cho trẻ?

3. Theo cô những vật thể nào có thể gây ra TNTT cho trẻ khi học tập vui chơi? ... 4. Theo cô trẻ có thể gặp phải những TNTT nào trong phòng vệ sinh?

... 5. Theo cô những vấn đề nào về sức khỏe trẻ có thể gặp phải trong khi chăm

sóc dinh dưỡng cho trẻ tại trường mầm non?

... 6. Theo cô có thể dùng những biện pháp nào để phòng tránh các vấn đề sức

khỏe có thể xảy ra trong chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ?

... .

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non trưng nhị, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35)