Thực trạng quản lí hoạt động chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non trưng nhị, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 26)

tại trƣờng mầm non Trƣng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Một số tìm hiểu về tình hình chung của trƣờng mầm non Trƣng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Trường mầm non Trưng Nhị được thành lập vào tháng 6 năm 2006 nằm trên mảnh đất rộng 1600 mét vuông tại đường An Dương Vương phường Trưng Nhị thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Trường bao gồm các khu: nhà hành chính, nhà học tập, nhà bếp, khu vui chơi và khu vệ sinh. Tuy nhiên trường chưa được xây dựng theo quy định nên còn một số bất cập: thiếu các phòng chức năng, công trình vệ sinh thiết kế nhỏ hẹp, kém chất lượng. [14]

Năm học 2017-2018 nhà trường có 10 lớp gồm: 3 lớp nhà trẻ; 2 lớp 3 tuổi; 2 lớp 4 tuổi và 3 lớp 5 tuổi với tổng số 360 trẻ. Nhà trường có 03 cán bộ quản lí (01 hiệu trưởng và 02 hiệu phó); 23 giáo viên; 05 nhân viên (01 nhân viên y tế, 01 nhân viên kế toán kiêm văn thư; 03 nhân viên nhà bếp). Trình độ chuyên môn của cán bộ, giáo viên công nhân viên trong trường: 01 thạc sĩ; 20 đại học, 04 cao đẳng và 03 trung cấp, 03 nhân viên nhà bếp có chứng chỉ cấp dưỡng. [6]

Trẻ ăn bán trú tại trường đạt 100%. Mức ăn của trẻ là 14 nghìn đồng/cháu gồm 2 bữa chính, 01 bữa phụ đối với nhà trẻ và 01 bữa chính, 01 bữa phụ đối với trẻ mẫu giáo.

Trong những năm gần đây tình trạng trẻ mắc bệnh, gặp thương tích vẫn còn tuy chỉ là số ít. Năm học 2016- 2017 trường mầm non Trưng Nhị trở thành Trường học đạt tiêu chuẩn an toàn do phường Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc công nhận. [14]

3.1.2. Thực trạng quản lí hoạt động chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ tại trƣờng mầm non Trƣng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trẻ tại trƣờng mầm non Trƣng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Để tìm hiểu thông tin về thực trạng quản lí hoạt động chăm sóc sức khỏe,đảm bảo an toàn cho trẻ, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn cô hiệu phó phụ trách chung của trường. Kết quả thể hiện trong bảng 1.

18

Bảng 1. Thực trạng quản lí hoạt động CSSK, ĐBAT cho trẻ

Nội dung Thực hiện

- Thành lập Ban chăm sóc sức khỏe trẻ

- Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe trẻ

- Kiểm tra đánh giá hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ

- Đƣa y tế học đƣờng vào thi đua, khen thƣởng + Đánh giá nền nếp vệ sinh

+ Đảm bảo an toàn thực phẩm + Không xảy ra tai nạn

+ Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng

+ + + - + - +

Từ kết quả tìm hiểu chúng tôi nhận thấy: Nhà trường đã thực hiện tốt việc quản lí hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ. Cụ thể các hoạt động sau được đã thực hiện đầy đủ tại trường mầm non Trưng Nhị: thành lập Ban chăm sóc sức khỏe trẻ với 6 thành viên gồm: Ban giám hiệu, trưởng trạm y tế phường, nhân viên y tế trường và 1 đại diện hội phụ huynh học sinh; đầu năm học Ban giám hiệu lập kế hoạch CSSK và ĐBAT cho trẻ để giáo viên, nhân viên chủ động kết hợp với nhà trường trong việc triển khai các công việc cụ thể trong phạm vi trách nhiệm của mình; trong năm học nhà trường đã tiến hành kiểm tra đánh giá hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ. Bên cạnh đó để khuyến khích và nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên, công nhân viên, nhà trường đã đưa một số hoạt động y tế học đường vào thi đua khen thưởng: đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Tuy nhiên chỉ tiêu không xảy ra tai nạn và đánh giá nề nếp vệ sinh chưa đưa vào thi đua khen thưởng.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non trưng nhị, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 26)