7. Cấu trúc khóa luận
2.1.2. Không gian tâm lí
Bên cạnh việc khắc họa không gian thiên nhiên là không gian tâm lí. Nếu không gian thiên nhiên tồn tại bên ngoài nhân vật thì không gian tâm lí là không gian diễn ra trong nội tâm nhân vật. Nó tồn tại trong kí ức, những giấc mơ, hồi tưởng và đã trở thành dấu ấn, thành ám ảnh dài lâu trong cuộc đời nhân vật.
36
Không gian tâm lí là khoảng cách giữa hai trái tim đang gần nhau về không gian tâm tưởng nhưng lại chưa hòa chung một nhịp đập trái tim, chung một hơi thở.
Cơn mưa ngâu kéo đến, hai người cùng đứng dưới hiên cổng, nàng sợ rằng người nhà sẽ nhìn thấy. Những hạt mưa nổi bong bóng “Hai người cùng nghĩa ngay đến Ngưu Lang và Chức Nữ. Nhung đoán Nghĩa đang nhìn mình; nàng rút khăn chấm những hạt mưa đọng trên tóc, trên má rồi thong thả quay lại. Hai người lặng lẽ nhìn nhau. Nhung không hiểu sao lúc đó mình bạo dạn đến thế có thể nhìn vào mặt Nghĩa lâu được như vậy” [17; tr,32]. Không gian tâm lí tưởng chừng như vô lý nhưng lại thật có lý, tác giả chủ ý cho hai nhân vật gặp nhau để cho tính cách được bộ lộ. nàng “cắm đầu bước xuống vườn mê man quên cả mưa, đi vội vã như người đi trốn”, cách nàng bỏ trốn như một lời thú tội ngọt ngào “rằng mình yêu Nghĩa”. Nhung cố gắng kìm nén cảm xúc, trói chặt những khát vọng chính đáng, điều đó buộc nàng phải chấp nhận một nỗi khổ âm thầm, đang diễn ra diễn ra âm ỉ trong tâm hồn.
Không gian thiên nhiên nơi chùa chiền không chỉ là chỗ linh thiêng thờ cúng mà còn là nơi nhân vật giãi bày nỗi lòng. “Khi đi qua vườn vắng, nhìn bóng mình lướt trên cỏ, Nhung nghĩ đến cái thú của những đôi tình nhân kề vai nhau dưới bóng cây nói chuyện” [17; tr,57]. Đôi lúc Nhung muốn liều cùng đi với Nghĩa sống cuộc đời vợ chồng “Sống một cảnh đời giản dị, bên cạnh người yêu, ở một chốn xa xôi không còn liên lạc gì với cái xã hội nặng nề cũ” [17; tr,129]. Viết về uớc mơ bình dị ấy, tác giả muốn nhấn mạnh lại một lần hạnh phúc có thể sản sinh bất cứ nơi đâu, cho dù là nơi tăm tối nhất. Nhưng với cuộc sống hiện tại Nhung lại vẫn muốn giữ được tiếng thơm, vẫn muốn gọi người kính trọng mình. “Nàng nghĩ đến tiếng thơm của mình, của nhà, để khỏi bị cám dỗ; nhưng tiếng gọi của sự ân ái vẫn có sức mạnh hơn, lúc nào cũng tha thiết vẳng bên tai. Mỗi lần nghĩ đến cái thú lén lút tới nhà Nghĩa, được gặp Nghĩa, nàng thấy hoa cả mắt và trong lòng rung động một cách êm ái” [17; tr,115].
37
Từ hôm Nghĩa đi, nàng được trở về cuộc sống của một người mẹ, người vợ, người con đức hạnh. Nàng nghĩ về cuộc đời của chính nàng cứ êm ả cho đến khi tóc bạc. Rồi nàng tự hỏi “Như thế để làm gì?”, “Nhìn giậu duối bên đường Nhung nhớ lại một đêm, trời sáng trăng ở tỉnh về gặp Nghĩa. Hai người cùng đi song song một quãng như đi trên con đường mơ mộng. Nàng như còn thấy rõ trước mắt cái cảnh huyền ảo đêm hôm đó; hai hàng giậu duối mới cắt, vì có những lá duối bóng ướt sương đêm, phản chiếu ánh trăng nên trông lấp loáng như nở đầy hoa trắng” [17; tr,105]. Dù ở không gian nào nàng cũng nhớ về một thời tươi đẹp, một thời ngắn ngủi nàng được sống là chính mình.
Nhung luôn sống trong sự trái ngược nhau trước sự lựa chọn hiện tại và tương lai: “Ngồi trong xe nhìn ra cảng hàng phố và những người qua lại dưới trời mưa. Nhung rạo rực hối hận, nàng thấy nàng là một người hư hỏng và đời nàng là một đời bỏ đi, tan tác, rã rời như những cây ướt bị mưa gió bên đường. Nàng có ngờ đâu có ngày lại sa xuống thấp như thế này được, nàng rưng rưng khóc. Nhưng cùng với giọt lệ ứa ra ở khóe mắt Nhung thấy một nỗi sung sướng man mác nảy ra trong lòng với những điều ước vọng mơ màng về cuộc đời mới mẻ, đáng sống và tốt hơn cả đời nhơ nhuốc của nàng hiện giờ” [17; tr,125]. Đó chính là sự mâu thuẫn giữa hạnh phúc thật trong tương lai với cái sung sướng hão huyền của thực tại, hai bên không ngừng đấu tranh quyết liệt trong tâm tưởng Nhung.
Không gian sẩm tối, trên đường trở về nhà sau một ngày đi chơi ở Hưng Hóa về nàng cảm thấy mệt mỏi. “Nhung vừa đi trên con đường làng vừa nhớ lại những cảnh vui đẹp của cuộc đi chơi vụng trộm mà nàng thấy ngắn ngủi quá. Con đường hai bên trồng xoan tây từ bến Trung Hà vào Hưng Hóa và quả đồi làng Nghĩa bên kia đầm Thượng Nông với những nóc nhà tranh ẩn trong lũy tre làng, Nhung tưởng như những cảnh của một thế giới sáng láng, đẹp đẽ nàng được thoáng trông thấy trong mộng” [17; tr,130]. Trong những giờ phút đầy tâm trạng tiếc nuối, nghĩ suy đó tình cảm đã vượt lên lí trí. Khi
38
bước chân ra khỏi lũy tre làng, Nhung thấy cuộc đời mình tươi sáng hơn, hi vọng vào những điều tốt đẹp.
Không phải đến văn học lãng mạn, không gian tâm tưởng mới được tập trung chú ý. Viết về tâm tạng của người con gái trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết về hình ảnh quê hương “dặm ngàn nước thẳm non xa” hình ảnh này được trở đi trở lại trong tác phẩm thể hiện tâm trạng nhớ day dứt, không nguôi khi nghĩ về quê hương trong hành trình 10 năm lưu lạc.
Lạnh lùng là cuốn tiêu biểu của Nhất Linh nói riêng và trào lưu văn học
lãng mạn nói chung đi sâu vào thế giới bên trong tâm hồn con người. Song bên cạnh đó việc tái hiện không gian bề sâu của nhân vật nhắm khơi gợi cảm xúc, mưu cầu hạnh phúc chính đáng của nhân vật. Do đặc trưng riêng biệt của trào lưu các nhà văn lãng mạn nói chung và Nhất Linh nói riêng thường để cho “cái viết” của mình “phiêu lưu” triền miên trong thế giới bên trong tâm hồn nhân vật.
39
KẾT LUẬN
1. Với vai trò trụ cột của Tự lực văn đoàn, Nhất Linh đã có những đóng góp xứng đáng cho nền văn học nước nhà, đặc biệt là ở lĩnh vực tiểu thuyết. Không chỉ đổi mới về nội dung, tiểu thuyết của ông đã thể hiện những cách tân sâu sắc về nghệ thuật. Chính vì vậy, thế giới nhân vật trong sáng tác của ông xuất hiện trước mắt người đọc luôn sinh động, đa dạng về tính cách, đầy đặn, sâu sắc về tâm lí. Ông đặc biệt thành công khi hướng tới khắc họa tâm lí của con người. Dưới ngòi bút của ông, thế giới tâm hồn con người không chỉ dừng lại ở các trạng thái cảm xúc, cảm giác mà còn là cả dòng ý thức trôi chảy với những trăn trở, khát vọng, niềm vui… đan xen với nỗi đau, buồn thương sự ám ảnh. Thể hiện thành công con người là đóng góp đặc biệt của Nhất Linh cho Tự lực văn đoàn nói riêng và tiểu thuyết hiện đại nói chung.
2. Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh là các hình thức nghệ thuật góp phần đắc lực trong nghệ thuật miêu tả nhân vật. Để diễn tả và lí giải những mâu thuẫn trong thế giới tâm lí phức tạp của nhân vật, ông đã tạo ra các tình huống đặc thù mà ở đó nhân vật có khả năng, điều kiện để giãi bày những mơ ước khát vọng thầm kín, để sống thành thực với chính mình. Không dừng lại ở đó, đặt nhân vật trong thời gian và không gian nghệ thuật phù hợp để, Nhất Linh đã thể hiện được ý đồ và chủ đề của tác phẩm, từ đó bộc lộ thái độ và tư tưởng của mình. Toát lên ở Lạnh lùng là ý thức mạnh mẽ chống lại lễ giáo phong kiến cổ hủ, hẹp hòi đang kìm hãm cuộc đời của con người và khát vọng mạnh mẽ hướng tới cuộc sống tư do, hạnh phúc chính đáng của con người cá nhân.
3. Nghiên cứu thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
Lạnh lùng đã mang đến nhiều khám phá thú vị và độc đáo trong hướng tiếp
40
thuật đã góp phần thể hiện sự vận động trong quan niệm nghệ thuật về con người của Nhất Linh. Với ý nghĩa này, Nhất Linh thật sự là nhà văn có đóng góp xứng đáng trong tiến trình vận động của văn học Việt Nam nói chung, thể loại tiểu thuyết nói riêng theo hướng hiện đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Xuân Bảo (1972), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Sài Gòn.
2. Trương Chính (1939), Dưới mắt tôi, NXB khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Vũ Thị Khánh Dần (1997), Tạp chí văn học số 3, Nhìn nhận tiểu thuyết Nhất Linh hơn nửa thế kỉ qua
4. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Nhóm Lê Quý Đôn (1957), Lược thảo văn học sử Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội.
6. Hà Minh Đức (Chủ biên) (1993), Giáo trình Lí luận văn học, NXB Văn hóa, Hà Nội.
7. Vũ Gia (1995), Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hóa văn học, NXB Văn hóa, Hà Nội.
8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004) Từ
điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Lê Cẩm Hoa (biên soạn) (2000), Nhất Linh - con người và tác phẩm, NXB Văn học, Hà Nội.
10. Dương Thị Hương (2001), Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn, Luận án TS, ĐHSP Hà Nội.
11. Đoàn Thị Hương (2015), Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồn
bướm mơ tiên, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2,
Hà Nội.
12. Trịnh Hồ Khoa (1997), Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho văn
xuôi Việt Nam hiện đại, NXB Văn học, Hà Nội.
13. Nguyễn Hoành Khung (1979), Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945,
tập 1, NXB Khoa học - Xã hội, Hà Nội.
14. Mặc Lâm, 2007, Hai nhà văn Nhất Linh và Khái Hưng của nhóm Tự lực văn đoàn.
15. Đ.X. Likhachép, Thi pháp văn học Nga cổ, Matsxcơva, 1979.
16. Nhất Linh (1961), Viết và đọc tiểu thuyết, NXB Văn hóa Sài Gòn.
17. Nhất Linh (2006), Lạnh lùng, NXB Văn hóa Sài Gòn
18. Khúc Hà Linh (2017), Anh em Nguyễn Tường Tam Nhất Linh ánh sáng
và bóng tối, NXB Thanh Niên.
19. Phương Lựu (1997), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giảm ước tân biên, Tập 3, Quốc học tùng thư xuất bản, Sài Gòn.
21. Vũ Ngọc Phan (1994), Nhà văn hiện đại, tập 2, NXB Khoa học - Xã hội, Hà Nội.
22. Trần Đăng Suyền (2012), Văn học Việt Nam hiện đại tập 1, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
23. Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lí luận văn học
tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
24. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu
25. Trần Đình Sử (1993), Thi pháp học hiện đại, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội.
26. Trần Đình Sử, Thi pháp thơ Tố Hữu, NXB Tác phẩm mới, 1987, tái bản NXB Giáo dục, 1995.
27. Trần Đình Sử, Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB Giáo dục, 1995, tái bản, 1997.
28. Hoài Thanh, Hoài Chân (1942), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội.
29. Lê Ngọc Trà (1990), Lí luận và Văn học, NXB Văn học, Hà Nội.
30. Nguyễn Văn Xung (1958), Bình giảng về Tự lực văn đoàn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
31. Website, http:// www.vietmessenger.com