Thời gian tâm lí

Một phần của tài liệu Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lạnh lùng của nhất linh (Trang 35 - 37)

7. Cấu trúc khóa luận

2.1.2.Thời gian tâm lí

Trong Lạnh lùng, thời gian tâm lí vừa thể hiện cuộc sống bế tắc, bất lực, vừa thể hiện khao khát về một cuộc sống hạnh phúc, tươi đẹp. Quá khứ, thực tại đan xen góp phần tạo nên thế giới tâm trạng nhiều màu sắc.

Nhung trong Lạnh lùng là con người luôn lục lọi, tra vấn con người mình, tự đối thoại với chính mình, ý thức được cuộc sống của mình trong hiện tại, nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai. Có những lúc nhớ về quá khứ, nhớ về cuộc hôn nhân đầu tiên với cảm xúc xót xa, nuối tiếc cho cuộc đời nàng: “Ngày ấy đối với nàng đã xa lắc; chồng nàng - người chồng chỉ kính chứ không yêu - mất đi đã gần ba năm, đến nay không còn để lại cho nàng chút nhớ thương gì, mà chỉ để lại cho nàng cái dư vị chua chát của một quãng đời ái ân chưa thỏa mãn” [17; tr,7]. Ngoại cảnh tác động tới tâm cảnh gợi cho nàng nhớ một thời thanh xuân đầy cay đắng. Cuộc hôn nhân đó không phải là tình cảm xuất phát từ hai đối phương mà vì sự quen biết giữa hai gia đình, vì xã hội phong kiến “Nàng lấy ông Tú vì gia đình hai nhà quen thân với nhau, vì đó là một sự rất tự nhiên, phải thế” [17, tr,18]. Không đến với nhau bằng sự yêu thương, phải chăng đó là một trong nguyên nhân khiến nàng sớm cảm mến Nghĩa “Ngay từ khi ông giáo chưa đến ở dạy học, còn thỉnh thoảng đến nhà chơi với em chồng, nàng đã đem lòng thương hại” [17; tr,9]. Song trong kí ức của Nhung, mỗi khi trong tâm hồn nàng, ước muốn về một cuộc hôn nhân tự do lại luôn đi cùng với nỗi sợ cũng như niềm vui giả tạo khi phải đối diện với những quan niệm cổ hủ. Đó là hình ảnh về bà án luôn cảnh báo con dâu mỗi lần có khách đến chơi với niềm tự hào về gia phong khiến cho nàng

30

cảm thấy mình chỉ là “là thứ hoa quý trong nhà, hễ có khách đến đem ra khoe cho khách thưởng ngoạn để lấy tiếng khen” [17; tr,23]. Cái khuôn phép, nề nếp ấy luôn đeo đẳng và gắn với cuộc đời nàng. Nàng mong muốn có một hạnh phúc nho nhỏ với Nghĩa nhưng lại sợ nề nếp của dòng họ, xã hội: “Nếu em thực sự yêu anh thì em cần gì phải nghĩ ngợi. Anh chắc không bao giờ em nghi ngờ cái tình của anh đối với em... Nhưng anh nghĩ xem, dẫu yêu anh đến bực nào em cũng không thể bỏ cha mẹ, anh em, làng nước một cách thản nhiên.” [17; tr,79].

Cũng là thời gian tâm lí, Lạnh lùng không chỉ xoay quanh thời gian qua khứ mà còn hướng tới thời gian tương lai qua mơ ước, cảm nhận của nhân vật. Tuy nhiên tương lai trong Lạnh lùng được cảm nhận trên nền hiện tại qua cảm nhận của nhân vật Nhung. Khi thực tại tối tăm, ảm đạm, quá khứ lại gợi thêm đau buồn cho Nhung thì tương lai cũng nhuốm màu xám xịt.

Nhung đã từng vẽ ra viễn cảnh tương lai “Nàng sẽ thoát được hẳn cái đời tốt đẹp giả dối để sống một đời bình thường nhưng ngay thẳng”[17; tr,1]. Một ước mơ, bình dị nhưng ấm áp. Nhưng những hành động “lạt mềm buộc chặt” và lối “chửi” đầy bóng gió của bà án đã nhanh chóng làm thui chột ước muốn tươi đẹp đó. Những câu mắng người ở của bà khiến Nhung nghĩ tới thân phận và trách nhiệm của mình trước quan niệm gia phong, cổ hủ ấy: “Thôi biết điều thì về với chồng cho phải đạo vợ chồng. Đừng học cái thói lăng loàng nữa làng nước người ta cười cho…”, “Nó đánh cho là phải lắm còn kêu ca gì nữa. Mày thì còn chết nếu không chừa cái tính đĩ thõa của mày đi. Tao còn lạ gì nữa… Rõ thật, bao nhiêu năm ở với chủ mà không học được mảy may tính nết của chủ…” [17; tr,117].

Thời gian tâm lí không chỉ cho thấy những hủ tục nặng nề quái ác ở chốn thôn quê mà thông qua dòng thời gian tâm lí thấy được tâm hồn khao khát tự do, khát khao hạnh phúc. Họ mơ ước về một mái nhà êm ấm, bình dị ở

31

chốn thôn quê Hưng Hóa với những mảnh đất được ông cha để lại. Họ chỉ ước được sống một cuộc đời bình yên, không vướng bận chuyện thanh danh, không chịu bó buộc bởi những định kiến xã hội. Ở đầu tác phẩm cách xưng hô “ông giáo - mợ” rồi chuyển sang “anh - em” đến cuối tác phẩm cách xưng hô thay đổi rõ rệt “vợ - chồng”: “Chúng mình chính thức là vợ chồng, vợ chồng đúng nghĩa… Đến tháng sau vợ chồng mình lại họp mặt” [17; tr,160]. Bên cạnh cách xưng hô thân mật là những lời hứa hẹn của Nghĩa để minh chứng tình cảm và xen lẫn chút quan tâm “Tết năm nay anh sẽ về chùa làng em. Anh sẽ hẹn em ở vườn chùa, đúng chỗ năm ngoái, để vợ chồng mình mừng tuổi xuân lẫn nhau” [17; tr,162]. Những viễn cảnh hạnh phúc trên đều chưa thành hiện thực mà chỉ diễn ra trong ý nghĩ của Nhung. Tương lai trong

Lạnh lùng không chỉ là một tương lai ảm đạm mà còn là một yếu tố nghệ

thuật mang đậm tính nhân văn. Dù chỉ là mơ hồ, thoáng qua nhưng đó là khát vọng sống, là niềm tin, ước mơ chân chính cần có, đáng có ở mỗi người.

Thời gian tâm lí trong tiểu thuyết của Nhất Linh đã miêu tả thế giới bên trong nhân vật với nhiều vấp váp, đứt quãng, những “dích dắc, tiến lên, lùi lại”. Chú trọng đến miêu tả nội tâm con người, Nhất Linh đã thành công trong sáng tạo thời gian thời gian tâm lí để khắc họa dòng ý thức với những diễn biến đa chiều trong tâm hồn nhân vật.

Một phần của tài liệu Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lạnh lùng của nhất linh (Trang 35 - 37)