0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Không gian thiên nhiên

Một phần của tài liệu THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LẠNH LÙNG CỦA NHẤT LINH (Trang 37 -41 )

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.1. Không gian thiên nhiên

Nhắc đến thiên nhiên người ta cảm thấy nó quen thuộc, gần gũi, bình dị, trong văn học cổ thiên nhiên gắn liền với tâm trạng con người, bày tỏ nỗi lòng của nhân vật. Còn thiên nhiên trong Lạnh lùng là thiên nhiên mới mẻ, vui tươi đầy cảm hứng.

Không gian thiên nhiên trong tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh rất phong phú và đa dạng có thể là hương thơm của hoa huệ lẫn hương thơm hoa

32

lý, hoa nhài tản mạn hoặc một cơn gió thổi qua rào rào rặng tre sau nhà… Miêu tả thiên nhiên là một dụng ý nghệ thuật của tác giả, nhờ có không gian thiên nhiên mà không gian tiềm ẩn mới dám giãi bày, thổ lộ để tìm ra cái mới trong tâm hồn mình. Không gian thiên nhiên luôn song hành cùng với tâm trạng của nhân vật. Trong Lạnh lùng Nhung nhìn những đám mây nguyên ở góc trời cũ mà tưởng như đó là “cuộc đời bằng phẳng của nàng”.

Lạnh lùng có 28 đoạn miêu tả hình ảnh thiên nhiên thể hiện tâm trạng

của nhân vật luôn khát khao lí tưởng, khao khát hạnh phúc. Qua cái nhìn chủ quan của nhà văn, thiên nhiên trở nên thơ mộng, lãng mạn hơn: “Những đường nét xù xì, góc cạnh, những đường nét gân guốc, hùng vĩ của hiện thực đã bị loại ra ngoài quan niệm thẩm mỹ của các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn” [32; tr,93].

Cũng có thể là một vùng nông thôn yên bình, đầy ánh sáng: “Trời nắng to và gió thổi mạnh. Mấy cành táo trĩu quả lúc khuất hẳn sau tường nhà, lúc hiện ra rào rào ánh sáng” (Đôi bạn). Không gian thiên nhiên đẹp đẽ và thơ mộng ấy thường chợt gợi nhớ cảm xúc ùa về, đánh thức những ấn tượng từng trải hay những tâm trạng quá khứ của nhân vật. “Hàng cây cao yên lặng nghiêng mình soi bóng xuống mặt nước xanh rêu không động, làm mây bạc ngập ngừng dừng lại trên ngọn đồi xa diễn tả tâm trạng người thanh niên đang chờ đợi người năm ấy” (Đôi bạn), “mùi hương hoa khế dịu dịu thoảng qua”, đánh thức trong tâm hồn Dũng cảm giác lâng lâng, sung sướng “vì tình yêu trong buổi hẹn hò”. Còn Loan (Đoạn tuyệt) “hình ảnh con đường trắng quanh co dưới chân đồi” gợi cho nàng nhớ về con đường của chàng đương đi và cho cô cảm giác “được sống trong giây lát cái đời của Dũng”. Không gian thiên nhiên thơ mộng, trữ tình phù hợp với tâm trạng nhân vật luôn khao khát lí tưởng, khát khao hạnh phúc.

Thiên nhiên trong Lạnh lùng thường được tác giả miêu tả rất ngắn, gắn liền với tâm trạng của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Giữa cảnh sắc

33

thiên nhiên và tâm hồn con người thường có sự đồng điệu. Đi sâu khai thác tác phẩm, chúng tôi nhận ra rằng thiên nhiên được miêu tả một cách chủ quan qua sự cảm nhận của con người. Nó không còn là vẻ đẹp thuần túy của cỏ cây hoa lá như Kiều trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (Nguyễn Du): “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”, mà là vẻ đẹp thiên nhiên rực rỡ đầy màu sắc. Cảnh sắc thiên nhiên trong Lạnh lung rất thoáng đãng với hình ảnh sông nước, núi rừng mênh mông làm cho tâm hồn Nhung mở ra để đón nhận những cái mới mẻ.

Thiên nhiên như bị hòa tan trong cảm giác: “Ánh sáng sắp sửa không còn là ánh sáng nữa, mùi hương như mơ hồ không phải là mùi hương nữa, tiếng sáo phải quên đi xuất xứ của nó; không gian phải loang ra, phải tan đi, phải mở dần để không còn là một không gian nữa mà trở thành sự hòa hợp giữa nội tâm và ngoại giới”. Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du từng nói: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, ngoại cảnh tác động tới tâm cảnh. Qua cách cảm nhận thiên nhiên, tâm trạng của nhân vật được bộc lộ. Nhất Linh miêu tả rất tỉ mỉ không gian thiên nhiên trong từng khoảnh khắc, nắm bắt trọn vẹn tâm trạng của nhân vật. Khi pha chè ướp hoa sen cho vị khách của mẹ, quay trở lại bàn trò chuyện với Nghĩa và Lịch nhưng không còn ai ngồi đó, chỉ còn trơ lại cái khăn phủ bàn và mấy cái ghế không. Nàng tỏ ra thất vọng xen lẫn chút buồn “Nắng đã tắt hẳn. Ánh sáng trời chiều êm dịu tỏa mờ mờ trên vườn cây, sân gạch. Nhung đứng dựa cột vào nhà. Nhìn thấy cái ghế không, nàng thấy buồn bã lạ thường, cái buồn vô cớ tự nhiên đến” [17; tr,24]. Không gian thiên nhiên tác động đến nhân vật làm cho nhân vật có tâm trạng buồn thương, tiếc nuối vì bỏ lỡ những điều mong mỏi bấy lâu.

Không gian thiên nhiên rộng lớn dẫn đến tâm trạng của nhân vật cũng phức tạp hơn. Hạnh phúc đến thật bất ngờ, nàng cảm thấy run rẩy, choáng váng trong lần đầu tiên nhận được bước thư tình của Nghĩa. Ở đây, Nhung

34

mong mỏi được đọc bức thư, được về nhà thật nhanh, hi vọng bức thư sẽ tỏ rõ những điều nàng nghĩ. Nhung cảm thấy vui tươi, yêu đời, nàng nhìn thấy thiên nhiên hôm nay trở nên đẹp đẽ lạ thường “Nhung nhìn lên, thấy trời cao và rộng hơn mọi ngày. Sau những ngọn tre non, lấm tấm lá xanh, nghiêng ngả trước gió, những đám mây trắng bay lẹ làng và trông như rung động trong ánh sáng rực rỡ” [17; tr,50]. Tiếp đến, nhà văn không quên mượn hương thơm quyến rũ của các loài hoa tỏa hương ban đêm để thể hiện tâm trạng ngây ngất, lãng mạn của Nhung trong những phút giây nhớ về đêm động phòng hoa chúc “Hương thơm hoa huệ lẫn với hương thơm hoa lý, hoa nhài tản mạn trong không khí thanh tịnh ban đêm, phảng phất quanh chỗ Nhung ngồi khiến Nhung tưởng như tóc nàng cũng đượm hương thơm ngát. Nàng ngây ngất nhớ lại đêm động phòng hoa chúc năm năm về trước, hồi nàng mới mười tám tuổi, vì hương thơm mấy thứ hoa đêm nay phảng phất giống mùi nước hoa mà các chị em phù dâu đã vẩy trên chăn, gối cưới của nàng” [17; tr,7].

Không gian ở vùng quê Hưng Hóa được miêu tả thơ mộng, hữu tình rất thích hợp với khát vọng hạnh phúc của họ. Không gian sông nước rộng lớn với một chiếc thuyền nhỏ và họ ngắm nhìn những cảnh vật xung quanh khiến cho tâm hồn Nhung được vượt thoát những lo âu thường ngày. “Khi thuyền ra giữa sông, nhìn dải nước rộng bao la chạy dài đến tận những rặng núi màu lam sẫm màu chắn ngang về mạn Hòa Bình, Nhung ngây ngất lảo đảo như con chim ở lâu trong lồng được thả ra nơi đồng ruộng” [17; tr,127]. Khi người ta được sống là chính mình, không phải đóng vai giả dối thì con người mới nhận ra được chân lý của cuộc sống, được sống thanh thản, tận hưởng. Thời gian diễn tả thiên nhiên chỉ xảy trong một ngày, song tác giả đã gửi gắm vào không gian thiên nhiên đó niềm khao khát về hạnh phúc, mưu cầu luyến ái và đòi quyền tự do cá nhân.

Không giống với văn học lãng mạn, trong văn học hiện thực, không gian xã hội được chú ý đến nhiều, vì thế mà ít chú ý miêu tả thiên nhiên.

35

Thiên nhiên trong văn học hiện thực không phải là cảnh sắc thơ mộng, hữu tình của những đêm trăng sáng hay những cánh đồng thơm mùi lúa mới mà là thiên nhiên chân thực, rõ nét như bản thân cuộc sống. Điển hình trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố là không gian thiên nhiên của những tháng ngày oi bức, ngột ngạt. Bằng bút pháp tả thực triệt để, thiên nhiên hiện lên như nó vốn có: “Ánh nắng tháng năm rát như lửa chàm vào mặt. Hơi nước đồng bốc lên, nóng như bơi trong chõ xôi. Những con cua chửa và những con rắn nước chịu không nổi sức nóng của nước đồng ruộng, rủ nhau bò lên mặt đường và núp vào các khóm cỏ… Trong lúc nắng gắt, người ta coi đoạn đường ấy như con đường thiên lý trong bãi cát già”. Không phải ông ngẫu nhiên chọn bối cảnh thiên nhiên vào tháng năm oi bức để miêu tả. Nó được cộng hưởng với không khí ngột ngạt trong những ngày sưu thuế tạo nên khung cảnh đầy u ám, căng thẳng của Tắt đèn. Trong tác phẩm được thống kê chúng tôi thấy rằng có không ít lần tác giả miêu tả ánh nắng nhưng không phải là nắng sớm mai hay ánh nắng hoàng hôn nhẹ nhàng, hiu hắt mà “nắng tây gay gắt đến nửa thềm”, “nắng quái in ánh vàng trên dãy ngọn tre”, “trời đang nắng gắt, tự nhiên thấy tối sầm lại. Một đám mây đen lù lù tiến từ phía nam lên phía bắc. Chân trời nhấp nhoáng hiện mấy luồng chớp. Tiếng sấm tiếng sét theo cơn going đồng thời kéo đến. Nước mưa đổ xuống ầm ầm… một lát sau, gió im dần, mưa tạnh dần, trời cũng quang dần, rồi thì ánh nắng lại ở trên đầu dọi xuống như thiêu như đốt”.

Thiên nhiên và con người có sự soi chiếu, đồng hiện vào nhau, bổ sung cho nhau chứ không triệt tiêu nhau, làm giảm không khí nặng nề.

Một phần của tài liệu THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LẠNH LÙNG CỦA NHẤT LINH (Trang 37 -41 )

×