Thời gian hiện thực

Một phần của tài liệu Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lạnh lùng của nhất linh (Trang 29 - 35)

7. Cấu trúc khóa luận

2.1.1.Thời gian hiện thực

2.1.1.1. Thời gian hiện thực tái hiện cuộc đời con người

Trước 1945, cuộc đời, số phận của người phụ nữ bị trói buộc bởi những khuôn phép hà khắc của lễ giáo phong kiến. Là trí thức Tây học trẻ tuổi, Nhất Linh đã cùng với các nhà văn tiến bộ phơi bày sự thật tàn nhẫn ấy bằng thái độ phủ định quyết liệt qua các trang viết của mình. Cùng với Đoạn tuyệt,

Lạnh lùng tiếp tục xoáy sâu vào cuộc đời, số phận của người phụ nữ với nỗi

ám ảnh, sợ hãi. Xoay quanh cuộc đời và số phận của Nhung- một phụ nữ trẻ tuổi, góa bụa và luôn phải đấu tranh giữa một bên là tình yêu với một bên là sự trói buộc nặng nề của lễ giáo lỗi thời. Để tái hiện một cách chân thực cuộc sống của nhân vật, Nhất Linh đã lựa chọn thời gian hiện thực như yếu tố nghệ thuật hữu hiệu. Mở đầu tác phẩm, ông đã chọn đêm tối để nhân vật xuất hiện.

“- Không biết đêm nay mình làm sao thế này?

Nàng thở dài thật mạnh một lần nữa cho khỏi thấy cái cảm giác nặng nề đè nén trên ngực, rồi nhắm mắt lại cố ngủ. Nhưng nàng không sao ngủ được; thấy đứa con nằm bên cạnh cựa mình, nàng ngồi dậy, phe phẩy quạt cho con.” [17; tr,5]. Ban đêm là quãng thời gian con người cảm thấy vắng lặng, buồn tủi - đặc biệt là những người như Nhung. Đó là khoảng thời gian con người tự suy ngẫm về chính mình. Ở đây, Nhung cũng đang tự nhìn ngắm về chính mình, tự thấy xấu hổ với những suy nghĩ không chính đáng đang âm ỉ chảy trong tâm hồn nàng. Hành động của Nhung như muốn thoát khỏi sự cô đơn nhưng càng cố gắng thoát ra thì sự cô đơn càng bủa vây. Hoàn cảnh đó buộc nàng phải tìm giải pháp xua đi nỗi bực dọc trong người. Băn khoăn, do dự

24

đang đêm nàng phải ra giếng dội nước ào ào, không phải vì trời nóng mà vì trong nàng đang chiếm trọn sự cô đơn, khi đứng trước tuổi xuân phơi phới bị đốt cháy.

Xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm thời gian đêm tối xuất hiện dày đặc, phù hợp với diễn biến cuộc đời của nhân vật. Điều đó cho thấy sự dồn dập khát khao hạnh phúc ngày càng tăng tiến. Sau những suy nghĩ bất chính, nàng chăm chú nhìn vào bức ảnh chồng như người đương đi trong đêm tối để định ra bước đi. Trong hoàn cảnh ấy, Giao khóc nàng phải nói nựng “Hôm nay con tôi quấy quá, không được ngoan ngoãn”. Câu nói như sự tình cờ để mắng yêu con, nhưng thực chất là lời tự trách mình bởi trong tâm can nàng đang rạo rực khát khao được yêu. Nàng khao khát là thế, bốn chữ “TIẾT HẠNH KHẢ PHONG” như trói chặt nàng, buộc nàng phải yên vị “đêm nay bắt nàng phải nhìn kĩ và nghĩ ngợi bâng khuâng”. Lại một lần nữa thời gian đêm tối xuất hiện, nàng cảm thấy cuộc đời mình không thể sống một đời giả dối được. Và rồi tình yêu đến, Nhung bất ngờ, nàng bừng tỉnh ý thức cá nhân, cảm thấy sự trống trải của một đời góa phụ. Nhung nhận ra rằng cả đời cô không phải là hi sinh cho một tiếng thơm hão huyền, cô đã có ý thức vượt thoát tâm lí để đi theo tiếng gọi của tình yêu. Nàng đã quay đi với tiếng thơm mà gia đình nàng được nhận từ thời tổ mẫu, nàng bỏ sau lưng bốn chữ “tiết hạnh khả phong”. Dường như, đến đây Nhung đã ý thức được bổn phận cá nhân của mình, hiểu rõ về khát vọng tình yêu đang trỗi dậy trong nàng.

Khi đi lễ chùa Nhung và Nghĩa đã gặp nhau tại giậu cúc tần, chàng đưa cho nàng một tờ giấy vàng in như chữ một lá số. Có thể nói, đây là bức thư tình đầu tiên đánh thức tình yêu cháy bỏng trong nàng. Đã lâu rồi kể từ ngày chồng mất, nàng mới cảm thấy mình được yêu khiến cho đôi mắt long lanh ướt đẫm. Nàng nhớ lại nội dung bức thư “Thưa quý nương…” nàng cảm thấy sung sướng, mỉm cười, mong Nghĩa quay trở về ngay lúc này. Rồi nàng lại

25

lấy thư ra đọc, rồi lẩm bẩm “Nửa đêm hôm nay…”, rồi bất chợt Nghĩa về đúng như mong ước của Nhung, hai người nắm lấy tay nhau, mỗi lúc một chặt hơn. Hốt hoảng, Nhung đẩy Nghĩa ra và chàng không quên nhắc lại “Nửa đêm hôm nay…”. Chỉ một đoạn văn ngắn cụm từ “nửa đêm hôm nay” được điệp lại hai lần, như một định mệnh rằng chắc chắn đêm nay hai người sẽ gặp nhau, điều này nhấn mạnh tình yêu mãnh liệt của một anh giáo nghèo dành cho người phụ nữ trẻ tuổi góa bụa. Đúng như đã hẹn trước với Nhung, nửa đêm chàng đến, bên tai nàng luôn văng vẳng “con đàn bà khốn nạn” nhưng chân nàng vẫn luôn tiến lên, để rồi “Đến khi hai bàn tay Nghĩa nắm lấy tay nàng và nhẹ kéo về phía cửa sổ, thì lúc đó nàng biết không có sức gì giữ nàng lại được nữa. Nhung cúi mặt xuống, theo đà tay ngoan ngoãn đặt đầu vào ngực Nghĩa. Bàn tay nàng vẫn nằm trong bàn tay Nghĩa; ngón tay hai người như có linh hồn cử động tìm nhau và quyến luyến giao lại với nhau trong bóng tối. Không ai nói một tiếng, hai người cùng yên lặng như đêm khuya yên lặng, và cùng tưởng thân hình như không có nữa, đã tan đi, hòa lẫn với bóng tối ban đêm.” [17; tr,62 ]. Nhung không còn chịu gò mình trong quy phạm, một khuôn phép cổ hủ, lạc hậu nữa mà luôn muốn tìm đến cái mới, mặc dù nhiều lúc ta không thể xác định được nàng đang mong muốn cái gì. Những bước chân thoăn thoắt tiến về phía Nghĩa như thôi thúc nàng đến với tình yêu mà bấy lâu nay nàng mong đợi. Tình yêu với Nhung không phải là khát khao luyến ái mà thực chất là ước vọng thoát ly. Nàng tìm cách thoát vào tình yêu để chìm đắm vào một thế giới riêng, được làm chính mình.

Trong đêm giao thừa “tiếng pháo nổ ran khiến Nhung phải bịt hai tai lại. Lờ mờ trong khói pháo xanh, nàng thấy Nghĩa đang nhìn nàng. Sau tiếng pháo nổ, cảnh ban đêm như yên lặng hẳn; một lúc lâu mới nghe thấy xa xa tiếng pháo liên tiếp nhau ở các nhà trong làng.” [17; tr,81 ]. Khoảnh khắc được gặp Nghĩa ngay chính căn nhà của mình, nàng cảm thấy sung sướng ấm

26

áp trong lòng. Nàng thẫn thờ nói “Đêm giao thừa năm nay trời sáng và êm ả quá”, nàng như đang nói cho chính nàng nghe về tiết trời xuân đẹp đẽ rất hợp với cặp đôi yêu nhau hẹn hò.

Theo nền luân lí ngàn năm để lại, đã là phụ nữ, chỉ được phép lấy một chồng. Nhung muốn kết hôn với Nghĩa, để nàng “thoát được hẳn cái đời tốt đẹp, giả dối để sống một đời bình thường nhưng ngay thẳng”. Nàng quyết định về nhà bà Nghè để thổ lộ tâm tư, ước muốn trong lòng. Trước khi thú tội, nàng không dám nói chuyện với mẹ, sợ xảy ra sự gì cản trở, làm nàng mất can đảm. “Đã quá nửa đêm, Nhung biết rằng đêm nay không nói được với mẹ thì là hết, mai chắc nàng không sao còn đủ can đảm nữa… Nàng nói luôn để cho bà Nghè biết ngay là câu chuyện gì và nhất là để nàng không thể lùi được nữa.

- Mẹ còn nhớ ông Nghĩa. Hôm nay con xin về đây xin phép mẹ ở hẳn ở nhà. Xin mẹ thương con để tâm nghe, con đã khổ sở hơn một năm nay, giờ mới dám thưa với mẹ…

- Thưa mẹ, bổn phận con, con phải nói. Giấu mẹ mới là có lỗi. Con khổ lắm. Con biết là không thể nào ở vậy suốt đời. Nói với mẹ để mẹ định liệu cho con còn hơn là làm liều, để tiếng xấu lây đến cha mẹ.”[17; tr,110]. Đã nhiều lần Nhung giằng xé, đấu tranh giữa việc bảo toàn tiếng thơm với việc sống đích thực là mình, được tự do đến với tình yêu, công khai thừa nhận mối tình vụng trộm với Nghĩa. Nhưng cuối cùng, phần thắng lại thuộc về danh thơm hão.

Thời gian hiện thực trong tác phẩm góp phần tái hiện cuộc đời bất hạnh của nhân vật. Qua yếu tố thời gian, tác giả như đưa người đọc tới những cảm nhận đầy đủ nỗi buồn, sự bế tắc trong cuộc đời nhân vật. Đó cũng là định mệnh của người phụ nữ trẻ góa bụa trong xã hội cũ, ám ảnh với những trạng thái lo lắng, hốt hoảng, sự hãi ngay cả khi thể hiện niềm hạnh phúc chính đáng của mình.

27

2.1.1.2. Thời gian hiện thực miêu tả cảm xúc

Để miêu tả đầy đủ thế giới tâm trạng phức tạp của con người, Nhất Linh đã sáng tạo hình thức thời gian rất riêng, đó là thời gian diễn ra cảm xúc, phù hợp với các trạng thái tâm trạng nhân vật.

Thời gian này đã diễn tả đầy đủ cuộc đấu tranh trong tư tưởng của Nhung, Nhất Linh đã lựa chọn các thời điểm khác nhau: mùa xuân, lễ hội, những cuộc du ngoạn, thăm thú. Để khắc họa vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ nhà văn thật khéo léo khi đưa ra giải pháp cho Nhung gặp Nghĩa. Thời gian mỗi ngày trôi qua, Nhung bắt gặp ánh mắt của Nghĩa lại tỏ ra thẹn thùng, e ngại: “Chiều mát, nàng ra đứng tựa cửa hóng gió, mải cúi mặt ngắm mấy chậu lan. Lúc ngẩng lên, Nhung thấy ông giáo đứng ở hiên bên kia đương đăm đăm nhìn mình. Nhung không sao quên được vẻ hai con mắt ông giáo nhìn nàng lúc đó; tuy ở góa đã lâu, chung quanh lúc nào cũng có người săn đón mà không lần nào nàng thấy mình cảm động một cách mãnh liệt như thế.” [17; tr,9]. Con tim yêu bắt đầu trỗi dậy, thổn thức cùng nhịp đập của đối phương. Không gian trữ tình thơ mộng như vậy mà nàng lại mất hết bình tĩnh và nhận ra rằng “đời mình đang sống là một đời thiếu thốn và ngang trái” [17; tr,10]. Nàng khát khao được yêu, được tận hưởng cuộc sống luyến ái nhưng thật trớ trêu, đây không phải là cái cảm giác của người mới bắt đầu yêu luôn dịu dàng, êm ái mà là cảm giác lo sợ.

Rõ ràng, giữa Nhung và Nghĩa đã nảy sinh tình cảm, nhưng không ai nói với ai. Chỉ là những lời nói vu vơ để cho đối phương tự ngầm hiểu. Từ lúc bắt đầu gặp nhau, ngày giỗ chồng, đêm giao thừa cho đến ngày cưới của em gái mình… Tất cả thời gian đó giống như những đêm tình tự giữa hai người. Sau những đêm hẹn hò vụng trộm ngoài khu vườn, họ đã chính thức hẹn hò công khai trong tưởng tượng ở ngày cưới của em gái mình. Nghĩa bảo Nhung “anh sẽ làm chú rể mà em sẽ làm cô dâu” và Nhung muốn được yêu Nghĩa một cách đường hoàng, vứt bỏ mọi rào cản xã hội.

28

Để gia tăng sức sống mạnh mẽ người phụ nữ trẻ đang yêu, Nhất Linh đã thành công khi dõi theo chuyến du ngoạn của Nhung. Thời gian này không được tác giả miêu tả nhiều, song đó là những thời khắc toát lên khát khao đi tìm hạnh phúc chính đáng của nàng. Đối lập với tâm trạng buồn chán trong những ngày tháng Nghĩa chuyển lên tỉnh sống, là tâm trạng hồi hộp xen lẫn niềm vui rộn ràng của trái tim đang khao khát được yêu. Khi bước vào căn phòng của Nghĩa, nàng tưởng như đêm động phòng hoa chúc: “Nhung tưởng như không còn liên lạc gì với xã hội bên ngoài; nàng mê man quên hết cả, và thật tình nàng thấy sung sướng, một cái sung sướng đầy đủ không mảy may lẫn chút hối hận. Đã trong bao lâu nay, lần đầu tiên, nàng mới thấy vượt ra ngoài cái sống giả dối hàng ngày, và tuy ngồi ở nhà một tình nhân mà nàng không hổ thẹn trong lương tâm, nàng không cảm thấy nhân phẩm của nàng không bị sút kém chút nào” [17; tr,118]. Từ khi lấy chồng cho đến nay, đây là lần đầu tiên nàng được sống là chính mình, không sợ khuôn phép, nàng không nhút nhát như những lần gặp Nghĩa sau vườn nhà.

Trong lần gặp gỡ trên tỉnh, Nghĩa hứa sẽ đưa nàng về thăm quê ở Hưng Hóa. Đúng như lời hứa, ngay từ sáng sớm hai người đã bắt xe đi Trung Hà về quê. Tới bến Trung Hà hai người thuê riêng chiếc thuyền để được tự do nói chuyện. Họ kể chuyện quá khứ rồi bàn tới những dự định trong tương lai, chàng dự tính thu xếp chỗ dạy học ở Hưng Hóa rồi sau đó mới đưa nàng về thăm quê. “Phải nghĩ đến cách sống chứ, chẳng lẽ ngồi uống nước lã nhìn nhau”. Câu nói bông đùa nhưng thể hiện sự quyết tâm mãnh liệt của tình yêu. Đáp lại Nhung nói “Uống nước lã cũng được, miễn là có anh bên cạnh”. Nàng mong mỏi được về chung một nhà với Nghĩa, bất chấp hết cả những dư luận ồn ào với hủ tục lạc hậu. Dường như ở hai tâm hồn có sự đồng điệu cùng hướng tới một mục đích cao cả như để minh chứng cho tình yêu mãnh liệt.

Có thể nói với cách xây dựng thời gian hiện thực tái hiện cảm xúc, Nhất Linh thật tài tình và khéo léo trong việc kể và dẫn dắt câu chuyện. Đưa

29

độc giả đến với từng khoảnh khắc trong cuộc đời người góa phụ trẻ. Người đọc cũng không khỏi xúc động, cảm thông trước cuộc đời và số phận của nhân vật - một phụ nữ xinh đẹp, sống trong sự giả dối với những nỗi buồn riêng, sâu kín khi phải hi sinh hạnh phúc của mình.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lạnh lùng của nhất linh (Trang 29 - 35)