II. TỔNG QUAN VỀ BAO BÌ THỦY TINH TRONG SẢN XUẤT RƯỢU
1. Công nghệ chế tạo
Quy trình chế tạo bao bì thủy tinh:
Thủy tinh được làm bằng cách gia nhiệt hỗn hợp cát trắng (có hàm lượng SiO2 trên 72%, tro sô đa và vôi, thường với một phần thủy tinh vụn (trên 30%) đến nhiệt độ khoảng 1500oC cho đến khi chúng nóng chảy thành một khối chất lỏng sệt. thủy tinh nóng chảy được thổi thành các hình dạng khác nhau, qua hai giai đoạn, để tạo thành lọ và bình, sau đó được làm mát cẩn thạn trong điều kiện kiểm soát để ngăn ngứa nứt vỡ và kém bền.
Cát Loại hạt cát to Gia nhiệt( 800oc) Tạo hình, thổi vào khuôn ( 8000c) Ủ (tôi luyện) Sản phẩm Rửa, chà, sấy khô (1100c)
Phân ly điện tử, loại sắt(Fe2cl3)
Phụ gia ( tạo màu )
- Tạo hình có các phương pháp tạo hình sau
Phương pháp ép:đây là phương pháp lâu đời, dùng làm ra các sản phẩm khá chính xác, phương pháp này tạo ra sản phẩm rỗng với hình dạng sao cho lõi ép có thể di chuyển dễ dàng, bên trong bề mặt không được lồi lõm, bên ngoài được phép lồi lõm do khuôn ép có thể tách ra được.
Hạn chế của phương pháp ép là không thể tạo hình sản phẩm có thành mỏng quá và cao quá do thuỷ tinh bị lạnh chuyển sang dòn trước khi quá trình tạo hình thực hiện xong, bề mặt sản phẩm thường bị khuyết tật, trọng lượng sản phẩm tương đối lớn, hình dạng sản phẩm không sắc nét lắm. Tuy nhiên các hạn chế này có thể được khắc phục ít nhiều bằng việc gia công bề mặt khuôn, bôi trơn khuôn, gia công bề mặt sản phẩm ( mài, đánh nhẵn ).
Ngày nay phương pháp ép đã được cơ khí hóa và tự động hóa cao, thực hiện đơn giản đem lại năng suất cao và có chi phí rẻ.
-Phương pháp thổi-thổi:đây là phương pháp đã được cơ khí hóa và tự động hóa cao. Hiện nay phương pháp thổi – thổi đã được áp dụng phổ biến trên thế giới. +Giọt thuỷ tinh rơi vào khuôn.
+Sau đó được nén hoặc hút để tạo thành cổ chai.
+Sau đó tiến hành thổi ngược từ dưới lên để tạo phôi sơ.
+Phôi sơ hình được quay 180o đưa vào khuôn thổi hoàn chỉnh .
+Trong khuôn thổi hoàn chỉnh sản phẩm bao bì được hình thành bằng cách thổi khí ở bên trong hay hút chân không ở bên ngoài.
Hạn chế của phương pháp này là có những sản phẩm với bề mặt không đều và thích hợp đối với việc sản xuất bao bì miệng nhỏ.
-Phương pháp ép – thổi :đây là phương pháp kết hợp giữa phương pháp ép và phương pháp thổi.
Quá trình ép ban đầu nhằm tạo phôi sơ ( ép tạo miệng, ép tạo đáy ) và quá trình thổi sẽ hoàn thiện sản phẩm với hình dạng mong muốn. Với phương pháp này ta có thể tạo ra được sản phẩm có hình dạng phức tạp hơn nhiều so với phương pháp ép thuần tuý, ngoài ra sản phẩm có miệng ngay từ đầu.
Phương pháp ép-thổi rất thích hợp để sản xuất thủy tinh bao bì miệng rộng có trọng lượng nhẹ và thân mỏng.