Vận chuyển và thoái hóa hormone vỏ thượng thận

Một phần của tài liệu HÓA SINH (Trang 29 - 31)

Trong máu cortisol gắn chủ yếu với globumin, một phần nhỏ gắn với albumin. 94% lượng cortisol trong máu nằm dưới dạng kết hợp, khoảng 6% ở dạng tự do.

Cả hai hormone này đều được vận chuyển trong toàn bộ dịch ngoại bào.

Các hormone vỏ thượng thận bị thoái hóa ở gan và tạo thành glucuronid. Khoảng 25% các dạng này được bài tiết qua mật rồi thải ra ngoài theo đường phân. 75% lượng còn lại đào thải qua đường nước tiểu.

6.2.2.Tác dụng và điều hòa bài tiết Cortisol:

Tác dụng lên chuyển hóa glucid: tăng tạo đường mới ở gan từ 6-10 lần , giảm tiêu thụ glucose ở tế bào.

Tác dụng lên chuyển hóa protein:

+ Giảm protein tế bào: giảm dự trữ protein của tất cả các tế bào trừ tế bào gan, một mặt làm tăng thoái hóa protein mặt khác lại làm giảm sinh tổng protein + Tăng vận chuyển acid amin vào tế bào gan đồng thời làm tăng sử dụng acid amin ở TB gan và gây ra các tác dụng tiếp theo như: làm tăng tốc độ khử amin ở TB gan, làm tăng sinh tổng hợp pro ở tb gan, làm tăng tạo protein huyết tuơng, làm tăng chuyển acid amin thành glucose do đó tăng sinh đuờng mới.

+ Tăng nồng độ a.a huyết tuơng đồng thời làm giảm vận chuyển a.a vào tế bào trừ tb gan

Tác dụng lên chuyển hóa lipid: tăng thoái hóa lipit ở các mô mỡ, tăng oxi hóa acid béo tự do ở tế bào để tạo năng lượng, khi cortisol được bài tiết quá nhiều thì lại có tác dụng làm tăng lắng đọng mỡ và rối loạn phân bố mỡ trong cơ thể

Tác dụng chống stress: nồng độ ACTH tăng trong máu, cortisol cũng tăng lên nhờ đó mà có thể chống stress.

Tác dụng chống viêm: làm giảm tất cả các giai đoạn của quá trình viêm do đó tác dụng chống viêm nhanh.

Tác dụng chống dị ứng: có tác dụng ức chế giải phóng histamin và do vậy làm giảm hiện tuợng dị ứng, trên lâm sàng cortisol thuờng được dùng trong các truờng hợp bị dị ứng, choáng phản vệ.

Tác dụng lên tế bào máu và hệ thống miễn dịch: làm giảm số luợng bạch cầu ưa toan và bạch cầu limpho, làm giảm kích thứoc các mô limpho trong cơ thể như: giảm kích thuớc hạch, tuyến ức. Làm giảm sự xuất lympho T và kháng thể và do vậy nếu dụng cortisol kéo dài dễ gây nhiễm khuẩn, nguợc lại cortisol sẽ làm giảm hiện tuợng loại trừ mảnh ghép. Làm tăng sinh sản hồng cầu

Tác dụng lên các tuyến nội tiết khác: nồng độ cortisol tăng sẽ làm giảm sự chuyển T4 thành T3 và làm tăng sự chuyển ngược từ T3 thành T4. Có tác dụng lên sự đáp ứng của các tế bào sản xuất hormone hướng sinh dục làm giảm nồng độ hormone sinh dục ở cả hai giới.

Hormone vỏ thượng thận còn cáo các tác dụng khác như: tăng bài tiết HCl cảu dịch vị do đó dùng kéo dài dễ gây viêm loét dạ dày. Khi nồng độ Cortisol tăng sẽ làm tăng áp lực nhãn cầu, ức chế sự hình thành xương.

Cortisol được bài tiết nhiều hay ít tùy thuộc vào nồng độ ACTH của tuyến yên. Nếu nồng độ ACTH tăng thì cortisol sẽ được bài tiết nhiều, ngược lại nồng độ ACTH giảm thì lượng bài tiết cortisol cũng giảm.

Một phần của tài liệu HÓA SINH (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w