Nhược năng tuyến giáp

Một phần của tài liệu HÓA SINH (Trang 26)

Nguyên nhân chủ yếu gây suy giáp cũng là kết quả của các quá trình tự miễn. Nó phá hủy tuyến giáp. Thường bắt đầug bằng hiện tượng viêm tuyến giáp, sau đó tuyến giáp dần dần bị xơ hóa do đó giảm chức năng.

Bệnh nhân bị suy giáp thường chậm chạp, nhịp tim chận, ngủ nhiều và hay buồn ngủ, chuyển hóa cơ sở giảm,...

5.4.3. Bệnh đần độn :

Xảy ra do suy giáp mạnh trong thời kì bào thai, sơ sinh và trẻ em. Nếu được phát hiện và điều trị, trẻ có thể phát triển bình thương nhưng trí tuệ vẫn chậm do chậm phát triển. Ở nhữn đứa trẻ này sự phát triển khung xương bị ức chế mạnh hơn so với mô mềm do đó mất cân đối về hình thể.

5.4.4. Bệnh bướu cổ do thiếu iod:

Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu iod trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuyến giáp củ người bệnh có thể nở to và nặng tới 300 – 500g.

Thời kỳ đầu củ bệnh, chưc năng tuyến giáp vẫn bình thường nhưng bệnh kéo dài không điều trị sẽ dẫn tới suy giáp.

5.5. Hormone Calcitonin:

5.5.1. Nguồn gốc, bản chất hóa học:

Calcitonin do các tế bào cạnh nang của tuyến giáp bài tiết hoặc còn được gọi là các tế bào C.

Calcitonin là một polypeptid có 32 acid amin với trọng lượng phân tử là 3400.

5.5.2. Tác dụng của Calcitonin:

Tác dụng chính là làm giảm nồng độ ion Ca++ trong huyết tương bằng cách: + Làm giảm hoạt động của các tế bào hủy xương do đó chuyển dịch theo hướng lắng đọng các muối calci ở xương.

+ Làm giảm hình thành các tế bào hủy xương mới.

Còn có tác dụng điều hòa tái hấp thu ion Ca2+ ở ống thận và hấp thu ion Ca2+ ở ruột. Các tác dụng trên rất yếu ở người trưởng thành

5.5.3. Điều hòa bài tiết Calcitonin:

Được điều hòa bởi nồng độ calci trong huyết tương. Khi nồng độ calci tăng thì Calcitonin được bài tiết tăng. Tuy nhiên cơ chế này thường yếu và xảy ra trong một thời gian ngắn, tác dụng mạnh hơn và kéo dài hơn là tác dụng của Parathormon.

CHƯƠNG VI. TUYẾN THƯỢNG THẬN 6.1. Đặc điểm cấu tạo:

Tuyến thượng thận gồm hai tuyến nhỏ nằm ở phía trên hai thận. Mỗi tuyến nặng khoảng 4g.

Được cấu tạo bởi hai phần riêng biệt là phần vỏ thượng thận và phần tủy thượng thận.

Tủy thượng thận nằm ở trung tâm của tuyến và chiếm khoảng 20% trọng lượng tuyến. Phần vỏ thượng thận được cấu tạo bởi ba lớp riêng biệt đó là lớp cầu, lớp bó và lớp lưới.

+ Lớp cầu là lớp tế bào rât mỏng nằm ở vùng ngoài cùng của tuyến. Lớp này bài tiết các hormone vỏ chuyển hóa muối nước mà đại diện là Aldosteron.

+ Lớp thứ hai là lớp bó nằm ở giữa và lớp lưới nằm sát phía trong cung sát phầm tủy thượng thận. Cả hai lớp này bài tiết Cortisol, các hormone khác thuộc nhóm hormone vỏ chuyển hóa đường và Aldrogen.

6.2. Hormone vỏ thượng thận:

Các hormone vỏ thượng thận đều là các hợp chất sateroid. Chúng đều có một nhân chung là các nhân sterol hay Cyclopentanoperhydrophenanthren.

Hormone vỏ thượng thận có hai loại cấu trúc:

+ Loại có mạch nhánh gồm hai cacbon ở vị trí C17, đó là loại 21 cacbon. Hầu hết các steroid-21 cacbon , ngoài mạch nhánh còn có nhóm OH ở C17 và được gọi là 17-hydroxycortisol.

+ Loại có nhóm CO hay OH ở C17, đó là loại steroid 19 cacbon. Loại steroid- 19C có nhóm CO ở vị trí C17 nên được gọi là 17-cetosteroid.

Dựa vào cấu tạo và tác dụng chính, các hormone vỏ thượng thận được phân thành 3 nhóm trong đó có hai nhóm đóng vai trò quan trọng là nhóm hormone vỏ chuyển hóa đường mà hormone có tác dụng quan trọng nhất là cortisol là nhóm hormone vỏ chuyển hóa muối nước đại diện là Aldosteron.

Nhóm hormone vỏ chuyển hóa đường gồm:

+ Cortisol: tác dụng rất mạnh, chiếm 95% tổng hoạt tính.

+ Corticosteron: tác dụng yếu hơn cortisol, chiếm 4% tổng hoạt tính. + Cortison: là hormone tổng hợp, tác dụng mạnh gần như cortisol. + Prednison: là hormone tổng hợp, có tác dụng mạnh gấp 4 lần cortisol. + Dexamethason: là hormone tổng hợp, tác dụng mạnh gấp 30 lần cortisol. Nhóm hormone chuyển hóa muối nước bao gồm:

+ Aldosteron: tác dụng rất mạnh, chiếm 90% tổng hoạt tính của nhóm. + Desoxycorticosteron: hoạt tính yếu hơn và lượng bài tiết rất ít. + Corticosteron: có tác dụng chuyển hóa muối nước yếu.

+ Cortisol: là hormone tổng hợp, tác dụng lên chuyển hóa muối nước rất yếu. + Cortison: là hormone tổng hợp, tác dụng lên chuyển hoa muối nước yếu. Nhóm hormone sinh dục: bài tiết ra rất ít nên không đóng vai trò quan trọng.

6.2.1. Vận chuyển và thoái hóa hormone vỏ thượng thận:

Trong máu cortisol gắn chủ yếu với globumin, một phần nhỏ gắn với albumin. 94% lượng cortisol trong máu nằm dưới dạng kết hợp, khoảng 6% ở dạng tự do.

Cả hai hormone này đều được vận chuyển trong toàn bộ dịch ngoại bào.

Các hormone vỏ thượng thận bị thoái hóa ở gan và tạo thành glucuronid. Khoảng 25% các dạng này được bài tiết qua mật rồi thải ra ngoài theo đường phân. 75% lượng còn lại đào thải qua đường nước tiểu.

6.2.2.Tác dụng và điều hòa bài tiết Cortisol:

Tác dụng lên chuyển hóa glucid: tăng tạo đường mới ở gan từ 6-10 lần , giảm tiêu thụ glucose ở tế bào.

Tác dụng lên chuyển hóa protein:

+ Giảm protein tế bào: giảm dự trữ protein của tất cả các tế bào trừ tế bào gan, một mặt làm tăng thoái hóa protein mặt khác lại làm giảm sinh tổng protein + Tăng vận chuyển acid amin vào tế bào gan đồng thời làm tăng sử dụng acid amin ở TB gan và gây ra các tác dụng tiếp theo như: làm tăng tốc độ khử amin ở TB gan, làm tăng sinh tổng hợp pro ở tb gan, làm tăng tạo protein huyết tuơng, làm tăng chuyển acid amin thành glucose do đó tăng sinh đuờng mới.

+ Tăng nồng độ a.a huyết tuơng đồng thời làm giảm vận chuyển a.a vào tế bào trừ tb gan

Tác dụng lên chuyển hóa lipid: tăng thoái hóa lipit ở các mô mỡ, tăng oxi hóa acid béo tự do ở tế bào để tạo năng lượng, khi cortisol được bài tiết quá nhiều thì lại có tác dụng làm tăng lắng đọng mỡ và rối loạn phân bố mỡ trong cơ thể

Tác dụng chống stress: nồng độ ACTH tăng trong máu, cortisol cũng tăng lên nhờ đó mà có thể chống stress.

Tác dụng chống viêm: làm giảm tất cả các giai đoạn của quá trình viêm do đó tác dụng chống viêm nhanh.

Tác dụng chống dị ứng: có tác dụng ức chế giải phóng histamin và do vậy làm giảm hiện tuợng dị ứng, trên lâm sàng cortisol thuờng được dùng trong các truờng hợp bị dị ứng, choáng phản vệ.

Tác dụng lên tế bào máu và hệ thống miễn dịch: làm giảm số luợng bạch cầu ưa toan và bạch cầu limpho, làm giảm kích thứoc các mô limpho trong cơ thể như: giảm kích thuớc hạch, tuyến ức. Làm giảm sự xuất lympho T và kháng thể và do vậy nếu dụng cortisol kéo dài dễ gây nhiễm khuẩn, nguợc lại cortisol sẽ làm giảm hiện tuợng loại trừ mảnh ghép. Làm tăng sinh sản hồng cầu

Tác dụng lên các tuyến nội tiết khác: nồng độ cortisol tăng sẽ làm giảm sự chuyển T4 thành T3 và làm tăng sự chuyển ngược từ T3 thành T4. Có tác dụng lên sự đáp ứng của các tế bào sản xuất hormone hướng sinh dục làm giảm nồng độ hormone sinh dục ở cả hai giới.

Hormone vỏ thượng thận còn cáo các tác dụng khác như: tăng bài tiết HCl cảu dịch vị do đó dùng kéo dài dễ gây viêm loét dạ dày. Khi nồng độ Cortisol tăng sẽ làm tăng áp lực nhãn cầu, ức chế sự hình thành xương.

Cortisol được bài tiết nhiều hay ít tùy thuộc vào nồng độ ACTH của tuyến yên. Nếu nồng độ ACTH tăng thì cortisol sẽ được bài tiết nhiều, ngược lại nồng độ ACTH giảm thì lượng bài tiết cortisol cũng giảm.

6.2.3. Tác dụng và điều hòa bài tiết Aldosteron:

Aldosteron cũng như cortisol được xem là hormone có tính sinh mạng.

Tác dụng chủ yếu của aldosteron là tác dụng lên tế bào ống thận, ống tuyến mồ hôi và tuyến nước bọt. Có tác dụng làm tăng tái hấp thụ ion Na+ và tăng bài xuất ion K+ ở tế bào ống thận, ống tuyến mồ hoi và tuyến nước bọt, tác dụng lên thể tích dịch ngoại bào và huyết áp động mạch.

Sự điều hòa bài tiết aldosteron liên quan chặt chẽ với điều hào nồng độ các chất điện giải, thể tích máu, thể tích dịch ngoại bào, huyết áp động mạch. Ba yếu tố chủ yếu tham gia điều hào bài tiết aldosteron là:

+ Tăng nồng độ ion K+ trong dịch ngoại bào sẽ làm tăng bài tiế aldosteron. + Tăng hoạt động của hệ thống renin-angiotensin làm tăng bài tiết aldosteron. + Tăng nồng độ ion Na+ trong dịch ngoại bào làm giảm nhẹ nồng độ aldosteron Trong ba yếu tố trên nồng độ ion K+ và và hệ thống renin-angiotentin có hiệu lực mạnh trong điều hòa bài tiết aldosteron.

6.2.4. Tác dụng của Androgen:

Chúng hoạt động ở cả nam giới và nữ giới như những tiền chất để chuyển thành dạng hormone hoạt động trong máu tuần hoàn như testoteron và dihydrotestoteron.

6.3. Hormone tuyến tủy thượng thận:

6.3.1. Sinh tổng hợp hormone tủy thượng thận:

Các hormone cảu tủy thượng thận được tổng hợp từ L-Tyrosin là một hormone có trong thức ăn.

Trên lâm sàng tập hợp ba chất dopamin, adrenalin và noadrenalin được gọi là catechoamin.

Bình thường trong máu khoảng 80%là adrenalin và 20% là noadrenalin.

6.3.2 Tác dụng của hormone tủy thượng thận :

Tác dụng của adrenalin: tác dụng trên cơ tim làm tim đập nhanh, tăng lực co bóp của cơ tim. Trên mạch máu làm co mạch dưới da, giãn mạch vành, mạch não, mạch thận và mạch cơ vân dó đó làm tăng huyết áp tối đa. Làm tăng mức chuyển hóa của toàn bộ cơ thể, tăng phân giải glycogen thành glucose và giải phóng glucose vào máu.

Tác dụng của noradrenalin: có tác dụng giống adrenalin nhưng tác dụng trên mạch máu thì mạnh hơn, nó làm tăng cả huyết áp tối đa và cả huyết áp tối thiểu do làm co mạch máu toàn thân, có tác dụng lên tim, lên cơ trơn.

L-tyrosin L-DOPA Dopamin

noradrenali n Adrenalin TH Oxy hóa DDC Khử carboxyl Ôxy hóa DBH PNMT Methyl hóa TH: Tyrosin hydroxylase DDC: Dopa decarboxylase DBH: Dopamin β hydroxylase

PNMT: Phenethanolamin – N- methyl tranferase

6.3.3. Điều hòa bài tiết :

Trong tình trạng stress, lạnh, đường huyết giảm, huyết áp giảm hoặc kích thích hệ giao cảm thì tuyến tủy thượng thận tăng bài tiết cả hai hormone này.

6.4. Rối loạn hoạt động tuyến thượng thận :

6.4.1. Nhược năng tuyến thượng thận – Bệnh Addison:

80% là do teo tuyến thượng thận tiên phát. Một số khác có thể do lao tuyến thượng thận hoặc do khối u chèn ép. Biểu hiện của bệnh này là biểu hiện do thiếu hai hormone aldosteron và cortisol:

+ Do thiếu aldosteron: giảm nồng độ ion Na+ trong máu, tăng nồng độ ion K+

trong máu, giảm thể tích dịch ngoại bào, dó đó thể tích huyết tương giảm nên số lượng hồng cầu trong một đơn vị thể tích máu tăng, lưu lượng tim giảm và bệnh nhân sẽ chết trong tình trạng shock.

+ Do thiếu cortisol: giảm nồng độ glucose trong máu, giảm huy động protein và lipid từ các mô do đó làm giảm nhiều chức năng chuyển hóa khác của cơ thể.

+ Ứ đọng sắc tố melanin: rối loạn sắc tố ở da và niêm mạc, những mảng sắc tố này thường xuất hiện ở những vùng da mỏng và ở vung niêm mạc.

6.4.2. Hội chứng Cushing:

Do u tế bào bài tiết cortisol, u tuyến vỏ thượng thận hoặc u tế bào tiết ACTH của tuyến yên.

Biểu hiện của bệnh thường là ngực, bụng trên béo,tứ chi gầy do tăng huy động mỡ ở phần thấp cơ thể nhưng lại gây ứ đọng mỡ ở ngực và bụng trên. Người bệnh thường có biểu hiện phù ở mặt, da dễ nứt, cơ yếu, huyết áp tăng đồng thời có biểu hiện của bệnh đái tháo đường. Hầu hết có biểu hiện loãng xương.

6.4.3. Hội chứng tăng Aldosteron tiên phát;

Do u tế bào lớp cầu vỏ thượng thận, đôi khi do tăng sản xuất tế bào bài tiết aldosteron.

Biểu hiện bệnh bằng giảm nồng độ ion K+ trong dịch ngoại bào, tăng nhẹ thể tích dịch ngoại bào, thể tích máu và nồng độ ion Na+ ở dịch ngoại bào, tăng huyết áp.

6.4.4. Hội chứng nam hóa:

Do u vỏ thượng thận (u tế bào bài tiết androgen). Bệnh thường gặp ở trẻ em hơn người lớn, từ 3-4 tuổi trẻ đã có dấu hiệu dậy thì.

6.4.5. Bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh (Congenital Adrenal Hyperplasia, CAH): CAH):

Còn được gọi là hội chứng sinh dục – thượng thận.

Bệnh xuất hiện do khuyết tật gen gây thiếu một số enzym tham gai quá trình sinh tổng hợp hormone vỏ thượng thận, trong đó hay gặp nhất là thiếu enzym 21-β-hydroxylase. Do đó không sản xuất được cortisol và aldoteron. Nồng độ cortisol giảm đã kích thích tuyến yên tổng hợp ACTH. Dưới tác dụng của ACTH tuyến vỏ thượng thận nở to và tăng tổng hợp hormone nhưng không thể tổng hợp thành cortisol mà đi theo con đường tổng hợp honmon sinh dục nam.

Nồng độ androgen tăng làm nam hóa các em gái và dậy thì sớm ở các em trai.

6.4.6. U tủy thượng thận:

do u các tế bào ưa Cr của tủy thượng thận (pheochromocytoma). Nó là loại u lành tính nhưng nếu không phẫu thuật cắt bỏ khối u thì bệnh nhân có thể chết vì tăng huyết áp và suy tim. Các dấu hiệu để chuẩn đoán là nồng độ catecholamin trong máu tăng cao và nhìn thấy khối u trên siêu âm hoặc chụp cắt lớp ổ bụng.

CHƯƠNG VII. TUYẾN TỤY NỘI TIẾT 7.1. Đặc điểm cấu tạo:

Tuyến tụy nội tiết bao gồm các cấu trúc được gọi là các tiểu đảo Langerhans. Tuyến tụy ở người có chừng 1-2 triệu tiểu đảo này. Mỗi tiểu đảo có đường kính khoảng 0,3 mm. Bao quanh tiểu đảo có nhiều mao mạch.

Mỗi tiểu đảo chứa 3 loại tế bào chính là tế bào alpha, beta và delta. + Tế bào beta chiếm 60% tổng số các loại tế bào,bài tiết isulin. + Tế bào alpha chiếm 25%, bài tiết glucagon.

+ Một số ít tế bào delta hay còn gọi là tế bào PP chức năng sinh học chưa xác định.

7.2. Hormone Insulin

7.2.1. Bản chất hóa học và cấu tạo của phân tử insulin:

Là một protein nhỏ với trọng lượng phân tử 5808. Nó được cấu tạo bởi hai chuỗi acid amin với chuỗi A có 21 acid amin và chuỗi B có 30 acid amin, chuỗi A và B nối với nhau bằng hai cầu nối disulfide.

Insulin được tổng hợp từ tế bào beta tại lưới nội bào tương dưới dạng preproinsulin, sau đó được cắt nhỏ hơn ngay lưới nội bào tương để tạo thành proinsulin, proinsulin tiếp tục được tách nhỏ hơn để tạo thành insulin. Một phần nhỏ vẫn tồn tại dưới dạng proinsulin và không có hoạt tính của insulin.

7.2.2. Tác dụng của Insulin:

Tác dụng lên chuyển hóa glucid: làm tăng thoái hóa glucose ở cơ do đó làm giảm hàm lượng glucose trong máu, tăng tổng hợp và dự trữ glycogen ở cơ và gan.

Tác dụng lên chuyển hóa lipid: tăng tổng hợp acid béo và vận chuyển acid bóe đến mô mỡ.

Tác dụng lên chuyển hóa protein và sự tăng trưởng: tăng sụ sinh tổng hợp và dự trữ protein do đó tác dụng lên sự phát triển cơ thể.

7.2.3. Điều hòa bài tiết Insulin:

Insulin được điều hòa bằng hai cơ chế, đó là cơ chế thần kinh và thể dịch.

+ Cơ chế thể dịch: nếu nồng độ glucose trong máu đột ngột tăng lên gấp 2-3 lần so với bình thường và giữ ở mức này thì insulin được bài tiết nhiều. Đây là một cơ chế điều hòa ngược rất quan trọng nhằm điều hòa nồng độ glucose của cơ thể. Một số acid aminc cũng có tác dụng kích thích bài tiết insulin đặc biệt là arginin, lysin, tuy nhiên tác dụng kích thích bài tiết insulin yếu hơn nhiều so với glucose. Các hocmin tại

Một phần của tài liệu HÓA SINH (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w