Hormone vỏ thượng thận

Một phần của tài liệu HÓA SINH (Trang 28 - 29)

Các hormone vỏ thượng thận đều là các hợp chất sateroid. Chúng đều có một nhân chung là các nhân sterol hay Cyclopentanoperhydrophenanthren.

Hormone vỏ thượng thận có hai loại cấu trúc:

+ Loại có mạch nhánh gồm hai cacbon ở vị trí C17, đó là loại 21 cacbon. Hầu hết các steroid-21 cacbon , ngoài mạch nhánh còn có nhóm OH ở C17 và được gọi là 17-hydroxycortisol.

+ Loại có nhóm CO hay OH ở C17, đó là loại steroid 19 cacbon. Loại steroid- 19C có nhóm CO ở vị trí C17 nên được gọi là 17-cetosteroid.

Dựa vào cấu tạo và tác dụng chính, các hormone vỏ thượng thận được phân thành 3 nhóm trong đó có hai nhóm đóng vai trò quan trọng là nhóm hormone vỏ chuyển hóa đường mà hormone có tác dụng quan trọng nhất là cortisol là nhóm hormone vỏ chuyển hóa muối nước đại diện là Aldosteron.

Nhóm hormone vỏ chuyển hóa đường gồm:

+ Cortisol: tác dụng rất mạnh, chiếm 95% tổng hoạt tính.

+ Corticosteron: tác dụng yếu hơn cortisol, chiếm 4% tổng hoạt tính. + Cortison: là hormone tổng hợp, tác dụng mạnh gần như cortisol. + Prednison: là hormone tổng hợp, có tác dụng mạnh gấp 4 lần cortisol. + Dexamethason: là hormone tổng hợp, tác dụng mạnh gấp 30 lần cortisol. Nhóm hormone chuyển hóa muối nước bao gồm:

+ Aldosteron: tác dụng rất mạnh, chiếm 90% tổng hoạt tính của nhóm. + Desoxycorticosteron: hoạt tính yếu hơn và lượng bài tiết rất ít. + Corticosteron: có tác dụng chuyển hóa muối nước yếu.

+ Cortisol: là hormone tổng hợp, tác dụng lên chuyển hóa muối nước rất yếu. + Cortison: là hormone tổng hợp, tác dụng lên chuyển hoa muối nước yếu. Nhóm hormone sinh dục: bài tiết ra rất ít nên không đóng vai trò quan trọng.

Một phần của tài liệu HÓA SINH (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w