Ảnh hưởng của độc nhôm lên hình thái và cấu trúc giải phẫu của rễ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch và thẻ thanh toán tại vietcombank chi nhánh cần thơ (Trang 39 - 41)

Tràm

3.1. Ảnh hưởng của độc nhôm đến hình thái của rễ

Qua kết quả của đợt thí nghiệm thứ nhất thì chúng tôi nhận thấy rằng nồng độ

độc nhôm ởngưỡng 5,5 mM trở xuống là chưa có khảnăng gây độc đối với cây Tràm.

Khi tăng nồng độ độc nhôm lên 10 mM, 15 mM, 20 mM thì chúng tôi nhận thấy rằng hình thái bên ngoài của rễđã bị ảnh hưởng. Cụ thểhơn là chóp rễ bịđen và phình to lên, rễ không dài ra nữa, ít rễ thứ cấp hơn (Hình 13, Hình 14) so với rễ của nghiệm thức dinh dưỡng (Hình 15), chúng tôi kết luận rằng trong rễ Tràm có một cơ chế làm giảm độc tố của nhôm tác động đến rễ. Tuy nhiên nhôm vẫn bám bên ngoài rễ và làm hạn chế khả năng hút nước và muối khoáng của rễ cho nên rễ phình to ra để tăng tiết diện. Do ion nhôm kết hợp với gốc OH/COOH trong dung dịch thí nghiệm nên tạo thành một loại muối trắng và bám trên mặt đất, gốc cây (hiện tượng này xảy ở những

nghiệm thức có nồng độ nhôm từ 10 mM đến 20 mM và xuất hiện sau khi cho nhôm

vào dinh dưỡng 2 tuần). Đồng thời bộ rễ còi cọc, kém phát triển.

Hình 13: Rễ Tràm bịảnh hưởng bởi độc nhôm (nồng độ 20 mM)

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp 33 Bộmôn Sư phạm Sinh học

Hình 15: Rễ Tràm ở nghiệm thức đối chứng 3.2. Ảnh hưởng đến cấu trúc giải phẫu

Khi xem xét đến cấu trúc giải phẫu (lát cắt ngang và cắt dọc) của rễTràm (được

trồng thủy canh trong dung dịch dinh dưỡng Hoagland có chứa độc nhôm) đã nhuộm

Haematoxilin thì không nhận thấy được sự có mặt của nhôm. Chúng tôi kết luận rằng

rễ Tràm có khảnăng tiết axit hữu cơ để trung hòa nhôm, không cho nhôm xâm nhập

vào cấu trúc của rễ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với kết quả

nghiên cứu của Dương Văn Ni, 1998.

A B

Hình 16: Rễ tràm cắt ngang (A. Rễdinh dưỡng; B. Rễở nồng độ 20 mM)

Ngoài ra, chúng tôi còn nhuộm với son phèn – lục iod để xem sựảnh hưởng của

nhôm đến cấu trúc của rễ. Sau khi tiến hành thí nghiệm, chúng tôi kết luận rằng nhôm không làm ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong của rễ, không có sự khác biệt giữa rễ dinh dưỡng và rễở nghiệm thức 20 mM (Hình 17).

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp 34 Bộmôn Sư phạm Sinh học

A B

Hình 17: Rễ Tràm nhuộm son phèn – lục iod (A. nghiệm thức đối chứng; B. Nồng độ 20 mM)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch và thẻ thanh toán tại vietcombank chi nhánh cần thơ (Trang 39 - 41)